Đồng chí Châu Thị Hựu
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 3 2016 07:23
- Lượt xem: 4158
(TGAG)- Có lẽ cán bộ kháng chiến ở Chợ Mới đều biết 3 chị em họ Châu: Châu Thị Hựu, Châu Thị Kỉnh và Châu Thị Mỹ Duyên (út Huyền) ở xã Hòa Bình.
Ba chị em mỗi người mỗi cảnh, nhưng đều giống nhau ở tấm lòng yêu nước, gan dạ anh hùng. Và cũng đều được ngụy quyền treo giải thưởng cho ai bắt được hay giết chết một trong ba người con gái họ Châu sẽ được thưởng 30.000 đồng (khoảng 6 - 7 lượng vàng lúc ấy).
Vì thế mà Hựu và Kỉnh đều lần lượt hy sinh, Mỹ Duyên cũng không biết mấy lần chết hụt. Có lần giặc đến bao vây nhà một cơ sở vào năm 1968. Hai vợ chồng chị phải leo lên ngồi trên trang thờ ông Quan Thánh nhưng bị chúng phát hiện phải liều mạng bắn chúng mà chạy. Cả một đám lính rượt đuổi một phụ nữ bị thương suốt mấy tiếng đồng hồ giữa ban ngày vậy mà không bắt được. Đó là sự hiếm hoi, độc đáo đầy kịch tính, như người vào rừng bị cọp rượt. Lần chết hụt ấy trở thành kỷ niệm nhớ đời đối với chị và để lại trong lòng đồng chí, đồng bào niềm cảm kích yêu thương.
Nhưng có lẽ trong ba chị em thì Châu Thị Hựu là người gánh chịu nỗi bất hạnh của cuộc đời nhiều nhất. Năm 1946, khi mẹ mất thì người em út Mỹ Duyên (út Huyền) mới 8 tuổi. Hựu phải dang cánh tay yếu ớt tiếp cha mà che chở cho đàn em thơ dại. Chị không chỉ chăm sóc cho các em khỏe mạnh, dạy dỗ nên người mà còn hướng dẫn các em làm cách mạng. Vì thế mà chị được các em tôn quý như đấng mẹ hiền.
Rồi khi lập gia đình, lẽ đương nhiên thì ai cũng chọn cho mình người tâm đầu ý hiệp, nên chị ưng anh bộ đội Cụ Hồ. Cái thời “quốc biến gia vong” thì có hình ảnh nào đẹp đẽ đáng yêu bằng kẻ xông pha trận mạc, cứu nước cứu nhà: “Làm trai cho đáng thân trai; xuống đông đông tạnh, lên đoài đoài yên”. Nhưng anh chỉ mang đến cho chị niềm an ủi, còn việc gia đình, con cái thì một mình chị gánh gồng. Rồi tiếp bước chồng, năm 1951 chị tham gia cách mạng ở Thoại Sơn rồi qua Lấp Vò, vừa công tác vừa làm lụng nuôi con.
Đình chiến năm 1954 chị phải gởi đứa con đầu lòng chưa đầy 10 tuổi tập kết ra miền Bắc, chị trở về xã Hòa Bình làm kẻ hồi cư. Dân chúng ở đây đa phần là tín đồ tôn giáo, rất ít cơ sở cách mạng. Công việc cách mạng ngày một nặng nề lại thêm bề con cái. Một mẹ ba con, dù có tần tảo giỏi giang gì cũng khó bề cáng đáng nổi. Kẻ thù lại đánh phá ác liệt, chị phải lần lượt gởi đứa này rồi đứa khác cho người thân, cho gia đình cách mạng nuôi giùm. Trong số ba đứa con của chị gởi là Bé Năm, Bé Sáu, Bé Bảy thì Bé Bảy mới 7 tuổi, được gởi cho cô tư Tiện con bà má Bảy (Nguyễn Thị Khánh) ở Hội An. Bé Bảy được mẹ và bà nội nuôi yêu thương như con cháu ruột. Nhưng cái thân của Bé Bảy cũng phải chịu cảnh đoạn trường vì mẹ và bà nội là Việt cộng nên tụi giặc cứ bắt bớ hoài. Không ở nhà được, bà nội thoát ly vô căn cứ, căn nhà nhỏ chỉ còn có 2 mẹ con. Những lần mẹ bị giặc bắt, có khi 5 - 10 ngày, 1 tháng vì chúng tình nghi. Bé Bảy ở nhà một mình, vừa coi nhà vừa tự lo ăn uống, tắm giặt. Nhưng có cái gì mà ăn, bà con lối xóm thương tình cho gạo, có khi kêu tới ăn cơm. Nhưng tối thì Bé Bảy nhất định về nhà ngủ một mình chớ không chịu ngủ nhà ai. Bé Bảy giữ ngôi nhà của mẹ như Tiểu đồng giữ ngôi mộ Vân Tiên, ai thấy cũng chạnh lòng. Sáng ngày lối xóm thấy chưa mở cửa, không biết con nhỏ có sao không, phải bước qua kêu Bé Bảy ơi, Bé Bảy hỡi! Thấy cảnh đời của mẹ con Bé Bảy ai cũng thương tâm.
Nhưng nổi khổ của mẹ con Bé Bảy đâu dừng lại. Lần này tư Tiện bị bắt giam lâu ngày, má Bảy hay tin, không nở để cháu nội bơ vơ, bà lặn lội về rước cháu đem vô văn phòng Tỉnh ủy xin gởi vào cơ quan ở Vạt Lài năm 1967, lúc Bé Bảy mới có 9 tuổi đầu.
Lần lượt gởi cả ba đứa con, chị Hựu càng có điều kiện công tác. Từ một đảng viên, lần hồi chị đảm nhiệm Bí thư chi bộ. Chị đã góp phần làm cho xã Hòa Bình rạng danh trong những năm Đồng Khởi với những chiến công: đêm 24-9-1960, du kích và quần chúng võ trang tuyên truyền phá cầu Tầm Quá, Cái Bi, Thông lưu - phối hợp nội tuyến chiềm lấy đồn Hòa Bình thu mấy chục súng bổ sung cho lực lượng võ trang của Huyện trong thời điểm vũ khi hết sức hiếm hoi, phải dùng súng giả, khí đá mà dọa địch. Tiến lên làm chủ 2/3 ấp Bình Quới, Bình Phú, mở ra bước ngoặt mới cho phong trào cách mạng ở xã nhà.
Công trạng của chị càng lớn thì tiếng tăm càng vang xa, bọn giặc càng truy lùng gắt gao. Vào một đêm tối trời của tháng 6/1964 chi bơi xuồng đi công tác trong khi bụng mang dạ chửa, gần ngày sanh nở. Bị địch phát hiện, chúng bắn chị té xuống sông giữa đêm khuya tịch mịch không ai hay biết. Đến khi thi thể chị nổi lên thì bà con mới phát giác rồi cùng với gia đình đấu tranh với địch xin xác mẹ con về chôn cất tại quê nhà.
Hai năm sau, tháng 7-1966, trong một trận chống càn, chồng chị là Nguyễn Thành Nam, Huyện đội trưởng Chợ Mới đã anh dũng hy sinh. Vậy là gia đình chị đã tan nát hết. Đứa con lớn của ơ miền Bắc và và 3 đứa nhỏ trong Nam, mối đứa một nơi và chịu cảnh mồ côi. Chiến tranh là thế!
Khi gởi con, chị nói là gởi tạm để một ngày nào đó, chồng vợ, mẹ con sẽ sum vầy, chớ chị đâu có ngờ đó là lần gửi con ở lại cõi đời để vợ chồng chị lần lượt ra đi vào cõi thiên thu. Không biết dùng từ gì để nói cho đầy đủ nỗi đau thương của gia đình chị; hình ảnh đó khiến ai cũng đau xót thương tâm. Nhưng cũng chính nhờ những gia đình tan nán đó mới có bao gia đình được hạnh phúc bình yên.
KIM HUÊ
______________
Trích, Đội quân tóc dài An Giang, trang 48 - 51.
Ba chị em mỗi người mỗi cảnh, nhưng đều giống nhau ở tấm lòng yêu nước, gan dạ anh hùng. Và cũng đều được ngụy quyền treo giải thưởng cho ai bắt được hay giết chết một trong ba người con gái họ Châu sẽ được thưởng 30.000 đồng (khoảng 6 - 7 lượng vàng lúc ấy).
Vì thế mà Hựu và Kỉnh đều lần lượt hy sinh, Mỹ Duyên cũng không biết mấy lần chết hụt. Có lần giặc đến bao vây nhà một cơ sở vào năm 1968. Hai vợ chồng chị phải leo lên ngồi trên trang thờ ông Quan Thánh nhưng bị chúng phát hiện phải liều mạng bắn chúng mà chạy. Cả một đám lính rượt đuổi một phụ nữ bị thương suốt mấy tiếng đồng hồ giữa ban ngày vậy mà không bắt được. Đó là sự hiếm hoi, độc đáo đầy kịch tính, như người vào rừng bị cọp rượt. Lần chết hụt ấy trở thành kỷ niệm nhớ đời đối với chị và để lại trong lòng đồng chí, đồng bào niềm cảm kích yêu thương.
Nhưng có lẽ trong ba chị em thì Châu Thị Hựu là người gánh chịu nỗi bất hạnh của cuộc đời nhiều nhất. Năm 1946, khi mẹ mất thì người em út Mỹ Duyên (út Huyền) mới 8 tuổi. Hựu phải dang cánh tay yếu ớt tiếp cha mà che chở cho đàn em thơ dại. Chị không chỉ chăm sóc cho các em khỏe mạnh, dạy dỗ nên người mà còn hướng dẫn các em làm cách mạng. Vì thế mà chị được các em tôn quý như đấng mẹ hiền.
Rồi khi lập gia đình, lẽ đương nhiên thì ai cũng chọn cho mình người tâm đầu ý hiệp, nên chị ưng anh bộ đội Cụ Hồ. Cái thời “quốc biến gia vong” thì có hình ảnh nào đẹp đẽ đáng yêu bằng kẻ xông pha trận mạc, cứu nước cứu nhà: “Làm trai cho đáng thân trai; xuống đông đông tạnh, lên đoài đoài yên”. Nhưng anh chỉ mang đến cho chị niềm an ủi, còn việc gia đình, con cái thì một mình chị gánh gồng. Rồi tiếp bước chồng, năm 1951 chị tham gia cách mạng ở Thoại Sơn rồi qua Lấp Vò, vừa công tác vừa làm lụng nuôi con.
Đình chiến năm 1954 chị phải gởi đứa con đầu lòng chưa đầy 10 tuổi tập kết ra miền Bắc, chị trở về xã Hòa Bình làm kẻ hồi cư. Dân chúng ở đây đa phần là tín đồ tôn giáo, rất ít cơ sở cách mạng. Công việc cách mạng ngày một nặng nề lại thêm bề con cái. Một mẹ ba con, dù có tần tảo giỏi giang gì cũng khó bề cáng đáng nổi. Kẻ thù lại đánh phá ác liệt, chị phải lần lượt gởi đứa này rồi đứa khác cho người thân, cho gia đình cách mạng nuôi giùm. Trong số ba đứa con của chị gởi là Bé Năm, Bé Sáu, Bé Bảy thì Bé Bảy mới 7 tuổi, được gởi cho cô tư Tiện con bà má Bảy (Nguyễn Thị Khánh) ở Hội An. Bé Bảy được mẹ và bà nội nuôi yêu thương như con cháu ruột. Nhưng cái thân của Bé Bảy cũng phải chịu cảnh đoạn trường vì mẹ và bà nội là Việt cộng nên tụi giặc cứ bắt bớ hoài. Không ở nhà được, bà nội thoát ly vô căn cứ, căn nhà nhỏ chỉ còn có 2 mẹ con. Những lần mẹ bị giặc bắt, có khi 5 - 10 ngày, 1 tháng vì chúng tình nghi. Bé Bảy ở nhà một mình, vừa coi nhà vừa tự lo ăn uống, tắm giặt. Nhưng có cái gì mà ăn, bà con lối xóm thương tình cho gạo, có khi kêu tới ăn cơm. Nhưng tối thì Bé Bảy nhất định về nhà ngủ một mình chớ không chịu ngủ nhà ai. Bé Bảy giữ ngôi nhà của mẹ như Tiểu đồng giữ ngôi mộ Vân Tiên, ai thấy cũng chạnh lòng. Sáng ngày lối xóm thấy chưa mở cửa, không biết con nhỏ có sao không, phải bước qua kêu Bé Bảy ơi, Bé Bảy hỡi! Thấy cảnh đời của mẹ con Bé Bảy ai cũng thương tâm.
Nhưng nổi khổ của mẹ con Bé Bảy đâu dừng lại. Lần này tư Tiện bị bắt giam lâu ngày, má Bảy hay tin, không nở để cháu nội bơ vơ, bà lặn lội về rước cháu đem vô văn phòng Tỉnh ủy xin gởi vào cơ quan ở Vạt Lài năm 1967, lúc Bé Bảy mới có 9 tuổi đầu.
Lần lượt gởi cả ba đứa con, chị Hựu càng có điều kiện công tác. Từ một đảng viên, lần hồi chị đảm nhiệm Bí thư chi bộ. Chị đã góp phần làm cho xã Hòa Bình rạng danh trong những năm Đồng Khởi với những chiến công: đêm 24-9-1960, du kích và quần chúng võ trang tuyên truyền phá cầu Tầm Quá, Cái Bi, Thông lưu - phối hợp nội tuyến chiềm lấy đồn Hòa Bình thu mấy chục súng bổ sung cho lực lượng võ trang của Huyện trong thời điểm vũ khi hết sức hiếm hoi, phải dùng súng giả, khí đá mà dọa địch. Tiến lên làm chủ 2/3 ấp Bình Quới, Bình Phú, mở ra bước ngoặt mới cho phong trào cách mạng ở xã nhà.
Công trạng của chị càng lớn thì tiếng tăm càng vang xa, bọn giặc càng truy lùng gắt gao. Vào một đêm tối trời của tháng 6/1964 chi bơi xuồng đi công tác trong khi bụng mang dạ chửa, gần ngày sanh nở. Bị địch phát hiện, chúng bắn chị té xuống sông giữa đêm khuya tịch mịch không ai hay biết. Đến khi thi thể chị nổi lên thì bà con mới phát giác rồi cùng với gia đình đấu tranh với địch xin xác mẹ con về chôn cất tại quê nhà.
Hai năm sau, tháng 7-1966, trong một trận chống càn, chồng chị là Nguyễn Thành Nam, Huyện đội trưởng Chợ Mới đã anh dũng hy sinh. Vậy là gia đình chị đã tan nát hết. Đứa con lớn của ơ miền Bắc và và 3 đứa nhỏ trong Nam, mối đứa một nơi và chịu cảnh mồ côi. Chiến tranh là thế!
Khi gởi con, chị nói là gởi tạm để một ngày nào đó, chồng vợ, mẹ con sẽ sum vầy, chớ chị đâu có ngờ đó là lần gửi con ở lại cõi đời để vợ chồng chị lần lượt ra đi vào cõi thiên thu. Không biết dùng từ gì để nói cho đầy đủ nỗi đau thương của gia đình chị; hình ảnh đó khiến ai cũng đau xót thương tâm. Nhưng cũng chính nhờ những gia đình tan nán đó mới có bao gia đình được hạnh phúc bình yên.
KIM HUÊ
Trích, Đội quân tóc dài An Giang, trang 48 - 51.