Trần Văn Lẫm - người đảng viên cộng sản trung kiên
- Được đăng: Thứ sáu, 19 Tháng 2 2016 14:03
- Lượt xem: 3740
(TGAG)- Trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, biết bao chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, nhiều người bị tra khảo tù đày, hy sinh để lại trong lòng nhân dân niềm kính thương, tiếc nuối, kẻ thù phải nể phục. Một trong những người không thể quên là đồng chí Trần Văn Lẫm, đảng viên chi bộ ghép Long Sơn - Long Thuận, chi bộ đầu tiên của quận Tân Châu năm 1930.
Xuất thân trong một gia đình bần cố nông, cha mất sớm, từ nhỏ Trần Văn Lẫm phải đi ở đợ để nuôi mẹ. Do nhà nghèo không được đi học, nhưng vốn thông minh nên Trần Văn Lẫm có thể nắm hiểu sự việc và học lóm của bạn nhanh chóng. Biết chút võ nghệ, anh không dùng nó để đe dọa kẻ khác, trái lại luôn bênh vực những người thế cô, bị kẻ mạnh hiếp đáp. Những năm 1928 - 1929, nhà nho yêu nước - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về ở chùa Giồng Thành truyền bá chủ nghĩa yêu nước, đã tác động đến tinh thần yêu nước của Trần Văn Lẫm. Anh thường lui tới chùa Giồng Thành để gặp gỡ cụ Phó bảng và được nghe những lời giáo dục quý báu về lòng yêu nước, đã hun đúc tinh thần cho anh thanh niên vùng quê nghèo khó.
Năm 1929, Trần Văn Lẫm là một trong những hội viên của chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Long Sơn - Long Thuận, đồng chí tích cực hoạt động thu hút nhiều người tham gia vào các hội vần đổi công, hội lợp nhà, hội nhà vàng…
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đồng chí Trần Văn Lẫm trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của chi bộ Long Sơn - Long Thuận và nhận nhiệm vụ Bí thư chi bộ. Ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng chí luôn tiên phong trong mọi công việc, nhất là tuyên truyền, giáo dục nhân dân, công tác quan trọng nhất trong thời kỳ đầu của cách mạng.
Hưởng ứng cao trào đấu tranh 1930 - 1931, chi bộ phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống địch sôi nổi. Đồng chí Trần Văn Lẫm đã dũng cảm trực tiếp trèo lên cây sao ở đình làng Long Sơn treo lá cờ đỏ búa liềm. Khi vừa xuống tới đất bị tuần làng vây bắt, đồng chí đánh 1 tên ngã gục nhưng bị 1 tên khác đập báng súng vào đầu. Tuy bị thương, nhưng đồng chí vẫn đánh tên này bất tỉnh và chạy thoát. Hành động anh dũng của đồng chí khiến tề làng hoảng hốt, quần chúng khâm phục. Cờ đỏ búa liềm xuất hiện phất phới trên cây sao báo hiệu cuộc đấu tranh của nhân dân vùng lên chống áp bức, bất công. Một lần khác, đồng chí tổ chức rải truyền đơn tại chợ Tân Châu, bị địch vây bắt và bị thương nhưng cũng thoát được.
Đồng chí còn hướng dẫn tá điền đến nhà điền chủ đòi giảm tô; lên án những tên tay sai gian ác ở làng; làm mìn treo ở nhà chủ Hòe, tuy mìn không nổ nhưng cũng làm tề làng sợ hãi, bớt hung hăng, hống hách.
Đồng chí luôn chú ý giáo dục, dìu dắt lớp người sau làm cách mạng. Ông Lương Văn Sa, người được đồng chí Trần Văn Lẫm giác ngộ cách mạng kể lại: “Anh Tư Lẫm không biết chữ nhưng tinh thần cách mạng rất cao, anh thường giải thích cho tầng lớp nghèo khổ hiểu được sự bóc lột của thực dân, phong kiến, anh được nhiều người yêu mến và theo anh làm cách mạng”.
Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, địch khủng bố ác liệt, lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng, cơ sở, tổ chức Đảng nhiều nơi bị phá vỡ, nhiều đồng chí lãnh đạo bị bắt như Bí thư Quận ủy Tân Châu Lê Hồng Thiệt. Trước tình hình địch đánh phá, ráo riết truy tìm bắt cán bộ, đảng viên, đồng chí Trần Văn Lẫm tạm lánh sang xã Thường Thới (Hồng Ngự).
Ngày 9-1-1932, tên xếp Cung dẫn lính bố ráp bắt được đồng chí giải về khám Tân Châu. Tại đây, chúng khảo tra đồng chí dã man. Biết khó sống nổi với lũ ác ôn này, mặc dù sức kiệt trong lúc bị tra tấn, hai tay bị trói, đồng chí vẫn cố sức đá tên xếp Cung ngã nhào. Bọn địch hùa nhau đánh đồng chí đến chết tại phòng điều tra.
Cái chết hiên ngang của đồng chí Trần Văn Lẫm khiến mọi người kính phục. Chi bộ tổ chức lễ truy điệu đồng chí rất trọng thể, có đến hàng trăm người dân Long Sơn, Long Thuận tham dự, biến buổi lễ tang thành cuộc mít tinh. Địch cho lính chặn hai đầu, nhưng không dám đàn áp.
Trước tội ác của địch, chi bộ tổ chức cho vợ đồng chí Trần Văn Lẫm tố cáo tên Cung đến tòa án Châu Đốc. Tại phiên xử, bà đã tố cáo hành động dã man của chúng trước đám đông đang vây quanh và rượt đánh tên lính đã đánh chồng bà làm hắn xấu hổ phải trốn chạy. Cái chết của đồng chí Trần Văn Lẫm được xem là tấm gương dũng cảm nên hàng năm Quận ủy Tân Châu và một số chi bộ đều tổ chức lễ giỗ rất trang trọng.
Tiếp nối truyền thống cách mạng của cha ông, con, cháu đồng chí Trần Văn Lẫm lần lượt tham gia cách mạng và đã cống hiến máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Con đồng chí Trần Văn Lẫm là Trần Văn Lạc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Trần Văn Khoái và 1 người cháu nội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; cháu nội Trần Văn Quang hy sinh trong khi làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia.
Truyền thống gia đình, tấm gương sáng về hoạt động cách mạng hăng say và cái chết kiên cường của đồng chí Trần Văn Lẫm mãi mãi sống trong lòng Đảng bộ và nhân dân địa phương, xứng đáng cho thế hệ mai sau học tập và noi theo./.
Xuất thân trong một gia đình bần cố nông, cha mất sớm, từ nhỏ Trần Văn Lẫm phải đi ở đợ để nuôi mẹ. Do nhà nghèo không được đi học, nhưng vốn thông minh nên Trần Văn Lẫm có thể nắm hiểu sự việc và học lóm của bạn nhanh chóng. Biết chút võ nghệ, anh không dùng nó để đe dọa kẻ khác, trái lại luôn bênh vực những người thế cô, bị kẻ mạnh hiếp đáp. Những năm 1928 - 1929, nhà nho yêu nước - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về ở chùa Giồng Thành truyền bá chủ nghĩa yêu nước, đã tác động đến tinh thần yêu nước của Trần Văn Lẫm. Anh thường lui tới chùa Giồng Thành để gặp gỡ cụ Phó bảng và được nghe những lời giáo dục quý báu về lòng yêu nước, đã hun đúc tinh thần cho anh thanh niên vùng quê nghèo khó.
Năm 1929, Trần Văn Lẫm là một trong những hội viên của chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Long Sơn - Long Thuận, đồng chí tích cực hoạt động thu hút nhiều người tham gia vào các hội vần đổi công, hội lợp nhà, hội nhà vàng…
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đồng chí Trần Văn Lẫm trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của chi bộ Long Sơn - Long Thuận và nhận nhiệm vụ Bí thư chi bộ. Ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo, đồng chí luôn tiên phong trong mọi công việc, nhất là tuyên truyền, giáo dục nhân dân, công tác quan trọng nhất trong thời kỳ đầu của cách mạng.
Hưởng ứng cao trào đấu tranh 1930 - 1931, chi bộ phát động phong trào quần chúng đấu tranh chống địch sôi nổi. Đồng chí Trần Văn Lẫm đã dũng cảm trực tiếp trèo lên cây sao ở đình làng Long Sơn treo lá cờ đỏ búa liềm. Khi vừa xuống tới đất bị tuần làng vây bắt, đồng chí đánh 1 tên ngã gục nhưng bị 1 tên khác đập báng súng vào đầu. Tuy bị thương, nhưng đồng chí vẫn đánh tên này bất tỉnh và chạy thoát. Hành động anh dũng của đồng chí khiến tề làng hoảng hốt, quần chúng khâm phục. Cờ đỏ búa liềm xuất hiện phất phới trên cây sao báo hiệu cuộc đấu tranh của nhân dân vùng lên chống áp bức, bất công. Một lần khác, đồng chí tổ chức rải truyền đơn tại chợ Tân Châu, bị địch vây bắt và bị thương nhưng cũng thoát được.
Đồng chí còn hướng dẫn tá điền đến nhà điền chủ đòi giảm tô; lên án những tên tay sai gian ác ở làng; làm mìn treo ở nhà chủ Hòe, tuy mìn không nổ nhưng cũng làm tề làng sợ hãi, bớt hung hăng, hống hách.
Đồng chí luôn chú ý giáo dục, dìu dắt lớp người sau làm cách mạng. Ông Lương Văn Sa, người được đồng chí Trần Văn Lẫm giác ngộ cách mạng kể lại: “Anh Tư Lẫm không biết chữ nhưng tinh thần cách mạng rất cao, anh thường giải thích cho tầng lớp nghèo khổ hiểu được sự bóc lột của thực dân, phong kiến, anh được nhiều người yêu mến và theo anh làm cách mạng”.
Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, địch khủng bố ác liệt, lực lượng cách mạng bị thiệt hại nặng, cơ sở, tổ chức Đảng nhiều nơi bị phá vỡ, nhiều đồng chí lãnh đạo bị bắt như Bí thư Quận ủy Tân Châu Lê Hồng Thiệt. Trước tình hình địch đánh phá, ráo riết truy tìm bắt cán bộ, đảng viên, đồng chí Trần Văn Lẫm tạm lánh sang xã Thường Thới (Hồng Ngự).
Ngày 9-1-1932, tên xếp Cung dẫn lính bố ráp bắt được đồng chí giải về khám Tân Châu. Tại đây, chúng khảo tra đồng chí dã man. Biết khó sống nổi với lũ ác ôn này, mặc dù sức kiệt trong lúc bị tra tấn, hai tay bị trói, đồng chí vẫn cố sức đá tên xếp Cung ngã nhào. Bọn địch hùa nhau đánh đồng chí đến chết tại phòng điều tra.
Cái chết hiên ngang của đồng chí Trần Văn Lẫm khiến mọi người kính phục. Chi bộ tổ chức lễ truy điệu đồng chí rất trọng thể, có đến hàng trăm người dân Long Sơn, Long Thuận tham dự, biến buổi lễ tang thành cuộc mít tinh. Địch cho lính chặn hai đầu, nhưng không dám đàn áp.
Trước tội ác của địch, chi bộ tổ chức cho vợ đồng chí Trần Văn Lẫm tố cáo tên Cung đến tòa án Châu Đốc. Tại phiên xử, bà đã tố cáo hành động dã man của chúng trước đám đông đang vây quanh và rượt đánh tên lính đã đánh chồng bà làm hắn xấu hổ phải trốn chạy. Cái chết của đồng chí Trần Văn Lẫm được xem là tấm gương dũng cảm nên hàng năm Quận ủy Tân Châu và một số chi bộ đều tổ chức lễ giỗ rất trang trọng.
Tiếp nối truyền thống cách mạng của cha ông, con, cháu đồng chí Trần Văn Lẫm lần lượt tham gia cách mạng và đã cống hiến máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Con đồng chí Trần Văn Lẫm là Trần Văn Lạc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Trần Văn Khoái và 1 người cháu nội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; cháu nội Trần Văn Quang hy sinh trong khi làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia.
Truyền thống gia đình, tấm gương sáng về hoạt động cách mạng hăng say và cái chết kiên cường của đồng chí Trần Văn Lẫm mãi mãi sống trong lòng Đảng bộ và nhân dân địa phương, xứng đáng cho thế hệ mai sau học tập và noi theo./.
Ngọc Nga