Một số dự báo về thị trường dầu mỏ thế giới năm 2022
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 3 2022 08:25
- Lượt xem: 912
(TUAG))- Cuối năm 2021, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đưa ra các kịch bản, đánh giá đối với thị trường dầu mỏ. Nhìn chung, đa phần đều dự đoán triển vọng tích cực đối với giá dầu trong năm 2022. Mặc dù đã được dự đoán sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2022, nhưng giá dầu vẫn làm cộng đồng thế giới bất ngờ khi liên tiếp xác lập những đỉnh giá mới trong thời gian gần đây.
Sau hơn hai năm đối phó với đại dịch COVID-19, năm 2021, nền kinh tế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi khi nhiều quốc gia đã dỡ bỏ các lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu vẫn bị thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu ở Hoa Kỳ và một số quốc gia không ngừng tăng sau khi nền kinh tế hoạt động trở lại là nguyên nhân đẩy giá dầu tăng cao kỷ lục trong năm 2021. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12/2021, giá dầu thô đạt mức 76,56 USD/thùng.
Giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh ngay đầu năm 2022
Bước sang năm 2022, sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron được cho là sẽ tác động mạnh mẽ đến nhu cầu dầu mỏ thế giới. Nhiều tổ chức tư vấn dự báo, nhu cầu dầu mỏ trong quý I sẽ tạm thời suy giảm và phục hồi trở lại vào quý II. Theo quan điểm của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ảnh hưởng của biến thể Omicron chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, do dịch Covid-19 xuất hiện diễn biến mới nên sự phục hồi về nhu cầu sẽ tạm thời chậm lại.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine được coi là diễn biến khởi đầu, nghiêm trọng và tác động mạnh tới thị trường năng lượng toàn cầu. Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới và chủ yếu bán dầu thô cho các công ty lọc dầu châu Âu. Nga cũng là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất cho khu vực này, chiếm khoảng 35% nguồn cung khí đốt. Tình hình căng thẳng Nga - Ukraine được cho là nguyên nhân mạnh mẽ nhất khiến giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong quý I năm 2022. Cùng với việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu và năng lượng khác của Nga như một biện pháp trừng phạt, ngày 08/3/2022, giá dầu đã tăng hơn 30% kể từ ngày 24/2/2022.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, ngân hàng Goldman Sachs (Hoa Kỳ) nhận định, giá dầu có thể đạt mức 175 USD/thùng trong năm 2022 nếu 2/3 lượng dầu xuất khẩu từ đường biển của Nga bị cắt giảm. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một trong những “cú sốc” năng lượng lớn nhất từ trước đến nay. Bản đồ năng lượng toàn cầu có thể sẽ được định hình lại. Do đó, tình hình căng thẳng ở Ukraine và những hệ lụy đi kèm sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu một cách mạnh mẽ trong ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với việc tiến trình phục hồi “hậu Covid-19” có thể sẽ bị chậm lại.
Mặc dù vậy, vẫn có những nhận định lạc quan cho rằng giá dầu sẽ dần hạ nhiệt. OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu, đã nâng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày. Mặt khác, giá dầu tăng cũng khuyến khích hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt trên toàn cầu. Điều này sẽ góp phần giải tỏa sự khan hiếm nguồn cung năng lượng. Bên cạnh đó, chuyển đổi năng lượng toàn cầu đã trở thành xu hướng lớn. Năng lượng tái tạo có hy vọng được củng cố và tạo điều kiện cho tăng trưởng xanh. Nếu giá các loại hàng hóa chiến lược thế giới luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên thì sẽ có tác động lớn đến việc phát triển, sử dụng và phổ biến các loại năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời… Điều này đã từng diễn ra vào những năm 2008, khi giá dầu tiến tới ngưỡng 150 USD/thùng, người tiêu dùng bắt đầu sử dụng xe điện và các nguồn năng lượng sạch.
Trước tình hình giá xăng, dầu thế giới đã xác lập mức đỉnh lịch sử, các chuyên gia dự báo, giá xăng dầu trong nước trước đợt điều chỉnh giá sắp tới cũng sẽ tăng cao. Giá xăng, dầu tăng cao không chỉ khiến người dân, các doanh nghiệp ảnh hưởng mà bản thân các nhà phân phối xăng dầu cũng chịu tác động lớn. Để hạ nhiệt giá xăng dầu, bình ổn thị trường, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính tính lại chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức đã áp dụng từ 2014, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các loại thuế trong giá cơ sở, nhất là thuế bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức 1.000 đồng/lít xăng, 500 đồng/lít với dầu, áp dụng từ ngày 01/4 đến hết năm 2022…
Để góp phần ổn định tâm trạng, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước sự biến động của thị trường dầu mỏ thế giới và trong nước thời gian gần đây, công tác tuyên truyền cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời, thường xuyên tình hình dầu mỏ trên thị trường thế giới, những tác động của việc giá dầu tăng cao đến đời sống người dân cũng như doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế của các nước.
Hai là, thông tin, tuyên truyền về giá dầu và tình hình cung ứng xăng dầu trên thị trường cả nước, trong đó nhấn mạnh, Chính phủ, các ngành chức năng đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp liên quan đến giá cả, cung - cầu thị trường, cân đối cung - cầu và các phương án điều hành bình ổn giá của Chính phủ.
Ba là, các cơ quan báo chí cần tăng cường phát hiện, phản ánh kịp thời các hành vi kinh doanh không lành mạnh của doanh nghiệp xăng dầu, nhất là việc găm hàng đợi tăng giá, tạo sự khan hiếm giả hàng hóa trên thị trường.
Sau hơn hai năm đối phó với đại dịch COVID-19, năm 2021, nền kinh tế thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi khi nhiều quốc gia đã dỡ bỏ các lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu vẫn bị thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu ở Hoa Kỳ và một số quốc gia không ngừng tăng sau khi nền kinh tế hoạt động trở lại là nguyên nhân đẩy giá dầu tăng cao kỷ lục trong năm 2021. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12/2021, giá dầu thô đạt mức 76,56 USD/thùng.
Giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh ngay đầu năm 2022
Bước sang năm 2022, sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron được cho là sẽ tác động mạnh mẽ đến nhu cầu dầu mỏ thế giới. Nhiều tổ chức tư vấn dự báo, nhu cầu dầu mỏ trong quý I sẽ tạm thời suy giảm và phục hồi trở lại vào quý II. Theo quan điểm của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ảnh hưởng của biến thể Omicron chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, do dịch Covid-19 xuất hiện diễn biến mới nên sự phục hồi về nhu cầu sẽ tạm thời chậm lại.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine được coi là diễn biến khởi đầu, nghiêm trọng và tác động mạnh tới thị trường năng lượng toàn cầu. Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới và chủ yếu bán dầu thô cho các công ty lọc dầu châu Âu. Nga cũng là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn nhất cho khu vực này, chiếm khoảng 35% nguồn cung khí đốt. Tình hình căng thẳng Nga - Ukraine được cho là nguyên nhân mạnh mẽ nhất khiến giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong quý I năm 2022. Cùng với việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu và năng lượng khác của Nga như một biện pháp trừng phạt, ngày 08/3/2022, giá dầu đã tăng hơn 30% kể từ ngày 24/2/2022.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, ngân hàng Goldman Sachs (Hoa Kỳ) nhận định, giá dầu có thể đạt mức 175 USD/thùng trong năm 2022 nếu 2/3 lượng dầu xuất khẩu từ đường biển của Nga bị cắt giảm. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một trong những “cú sốc” năng lượng lớn nhất từ trước đến nay. Bản đồ năng lượng toàn cầu có thể sẽ được định hình lại. Do đó, tình hình căng thẳng ở Ukraine và những hệ lụy đi kèm sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu một cách mạnh mẽ trong ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với việc tiến trình phục hồi “hậu Covid-19” có thể sẽ bị chậm lại.
Mặc dù vậy, vẫn có những nhận định lạc quan cho rằng giá dầu sẽ dần hạ nhiệt. OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu, đã nâng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày. Mặt khác, giá dầu tăng cũng khuyến khích hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt trên toàn cầu. Điều này sẽ góp phần giải tỏa sự khan hiếm nguồn cung năng lượng. Bên cạnh đó, chuyển đổi năng lượng toàn cầu đã trở thành xu hướng lớn. Năng lượng tái tạo có hy vọng được củng cố và tạo điều kiện cho tăng trưởng xanh. Nếu giá các loại hàng hóa chiến lược thế giới luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên thì sẽ có tác động lớn đến việc phát triển, sử dụng và phổ biến các loại năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời… Điều này đã từng diễn ra vào những năm 2008, khi giá dầu tiến tới ngưỡng 150 USD/thùng, người tiêu dùng bắt đầu sử dụng xe điện và các nguồn năng lượng sạch.
Trước tình hình giá xăng, dầu thế giới đã xác lập mức đỉnh lịch sử, các chuyên gia dự báo, giá xăng dầu trong nước trước đợt điều chỉnh giá sắp tới cũng sẽ tăng cao. Giá xăng, dầu tăng cao không chỉ khiến người dân, các doanh nghiệp ảnh hưởng mà bản thân các nhà phân phối xăng dầu cũng chịu tác động lớn. Để hạ nhiệt giá xăng dầu, bình ổn thị trường, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính tính lại chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức đã áp dụng từ 2014, phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các loại thuế trong giá cơ sở, nhất là thuế bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức 1.000 đồng/lít xăng, 500 đồng/lít với dầu, áp dụng từ ngày 01/4 đến hết năm 2022…
Để góp phần ổn định tâm trạng, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước sự biến động của thị trường dầu mỏ thế giới và trong nước thời gian gần đây, công tác tuyên truyền cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời, thường xuyên tình hình dầu mỏ trên thị trường thế giới, những tác động của việc giá dầu tăng cao đến đời sống người dân cũng như doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế của các nước.
Hai là, thông tin, tuyên truyền về giá dầu và tình hình cung ứng xăng dầu trên thị trường cả nước, trong đó nhấn mạnh, Chính phủ, các ngành chức năng đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp liên quan đến giá cả, cung - cầu thị trường, cân đối cung - cầu và các phương án điều hành bình ổn giá của Chính phủ.
Ba là, các cơ quan báo chí cần tăng cường phát hiện, phản ánh kịp thời các hành vi kinh doanh không lành mạnh của doanh nghiệp xăng dầu, nhất là việc găm hàng đợi tăng giá, tạo sự khan hiếm giả hàng hóa trên thị trường.
P.TT (tổng hợp)