Út Ánh - người cán bộ hội phụ nữ kiên trung
- Được đăng: Thứ ba, 22 Tháng 3 2016 09:11
- Lượt xem: 3858
(TGAG)- Đến xã Khánh Hòa, tôi hỏi đến tên cô Út Ánh, cán bộ cách mạng đã nghỉ hưu rất nhiều người biết và sẵn sàng dẫn đến nhà. Đó là căn nhà ngói nho nhỏ nằm ở ven con đường nông thôn thuộc ấp Khánh An II. Út Ánh tên thật trong khai sinh là Nguyễn Thị Khánh, tham gia cách mạng được đồng đội đặt cho cái tên là Nguyễn Thị Ánh; anh em gọi bằng tình cảm thân thương trìu mến là Út Ánh.
Cô Út Ánh, sinh ngày 20/10/1940, tại ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang. Cha cô Út là ông Nguyễn Văn Hoa, một người dân yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp (liệt sĩ), mẹ cô Út là bà Lý Thị Của, một phụ nữ trung kiên hết lòng nuôi chứa che chỡ biết bao cán bộ cách mạng, phục vụ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Út Ánh được đi học đến hết bậc tiểu học thì nghỉ, ở nhà với cha mẹ, thỉnh thoảng được “giao nhiệm vụ” đi đưa thư, đón khách và cảnh giới cho cha cùng các chú hội họp. Đến năm 1956, Út Ánh mới ý thức được vai trò trách nhiệm của mình có thể ảnh hưởng đến tính mạng bao người khi thấy địch ruồng bố, bắt bớ, đánh đập khảo tra bao cán bộ cách mạng, bao người bị lộ, bị địch vây bắt cầm tù.
Đến năm 1961, gia đình nuôi chứa cán bộ cách mạng bị quân chiêu hồi phản, khai báo, bị lộ nên Út Ánh thoát ly vào khu, được những người đi trước dìu dắt và đã giác ngộ lý tưởng Cộng sản, nhận thức được lẽ sống của đời mình là suốt đời đi theo cách mạng, đấu tranh để đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược. Út Ánh nhiệt tình nhận mọi nhiệm vụ mà tổ chức giao cho, khi thì giả làm dân đi chùa chiềng, làm công quả, kiếm thuốc nam để dò la tình hình địch, xây dựng cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng, không sợ nguy hiểm vẫn biết rằng chỉ một chút sơ hở là có thể bị tù đày, bị đe dọa đến tính mạng. Trải qua biết bao thử thách, đến ngày 5/8/1963 Út Ánh vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…
Đến năm 1968, tổ chức lại phân công đồng chí Út Ánh xuống xã Vĩnh Tế xây dựng cơ sở, không may bị một tên chiêu hồi phản khai báo và Út Ánh bị địch bắt giam ở Châu Đốc. Bọn địch hết đánh đập, tra khảo đến dụ hàng, nhưng Út Ánh khôn khéo gan lì và một lòng một dạ trung thành với Đảng, với cách mạng, kiên quyết không để sơ hở nguy hiểm đến tính mạng đồng đội và không muốn làm hại phong trào cách mạng. Vì không đủ bằng chứng buộc tội và tổ chức tìm cách vận động, đến cuối năm 1968 địch mới thả Út Ánh ra vì không khai thác được gì. Năm 1969, Út Ánh được phân công công tác tại thị xã Châu Đốc, vẫn là nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng. Địch biết được, ruồng bố, tìm bắt nên đến năm 1970, Út Ánh được tổ chức chuyển về huyện Phú Tân hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng ở các xã An Phú, Phú Lâm, Long Sơn, Bình Thạnh Đông, đây là những địa bàn có phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ khiến địch nhiều phen lao đao. Đến tháng 9/1975, Út Ánh được phân công làm Hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Phú Tân. Năm 1982, hoàn cảnh gia đình khó khăn, Út Ánh chuyển về công tác ở huyện Châu Phú và được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, làm Bí thư xã Bình Long rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy Châu Phú. Và từ năm 1995, đồng chí xin về hưu.
Kể chuyện ngày xưa, giọng cô Út Ánh bỗng chùn xuống, nghẹn ngào, mắt ngân ngấn nước khi nhắc lại lần hay tin chồng là Diệp Văn Chúa (Chánh văn phòng huyện ủy Châu Phú) đã hy sinh (1973). Cô đã phải lặng lẽ ôm những kỷ vật còn lại của chồng và dìm nỗi đau vào tận đáy lòng tiếp tục công tác, để trả thù cho chồng… Những kỷ vật ấy cho đến nay cô vẫn còn lưu giữ cẩn thận trong một hộp kính đặt dưới tấm hình trên bàn thờ chồng. Cô kể về mười mấy lần khăn gói áo quần, nồi niêu soong chão, gạo tiền đi tìm hài cốt của chồng trên đất bạn Campuchia đến nay vẫn chưa thấy.
Qua những cống hiến hy sinh suốt 40 năm theo cách mạng, Út Ánh đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng 01 Huân chương kháng chiến hạng nhất, 01 Huân chương 15 năm công tác Phụ nữ, 01 Bằng khen danh hiệu người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một Kỷ niệm chương bị địch bắt tù đày, 05 Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 1987 đến 1990; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng…
Giờ đây, ở ấp Khánh An II, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, Út Ánh người con gái nhỏ nhắn ngày xưa từng vào tù ra khám, từng sống dưới bom đạn, từng chịu nhiều mất mát hy sinh nay đã là bà lão hiền từ sống chan hòa cùng con cháu và chòm xóm với cả tấm lòng của một cán bộ cách mạng gắn bó suốt đời với nhân dân, được nhân dân tin yêu và kính trọng gọi với cái tên thân thương cô Út Ánh…
Nhà văn Mai Bửu Minh
Cô Út Ánh, sinh ngày 20/10/1940, tại ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang. Cha cô Út là ông Nguyễn Văn Hoa, một người dân yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp (liệt sĩ), mẹ cô Út là bà Lý Thị Của, một phụ nữ trung kiên hết lòng nuôi chứa che chỡ biết bao cán bộ cách mạng, phục vụ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Út Ánh được đi học đến hết bậc tiểu học thì nghỉ, ở nhà với cha mẹ, thỉnh thoảng được “giao nhiệm vụ” đi đưa thư, đón khách và cảnh giới cho cha cùng các chú hội họp. Đến năm 1956, Út Ánh mới ý thức được vai trò trách nhiệm của mình có thể ảnh hưởng đến tính mạng bao người khi thấy địch ruồng bố, bắt bớ, đánh đập khảo tra bao cán bộ cách mạng, bao người bị lộ, bị địch vây bắt cầm tù.
Đến năm 1961, gia đình nuôi chứa cán bộ cách mạng bị quân chiêu hồi phản, khai báo, bị lộ nên Út Ánh thoát ly vào khu, được những người đi trước dìu dắt và đã giác ngộ lý tưởng Cộng sản, nhận thức được lẽ sống của đời mình là suốt đời đi theo cách mạng, đấu tranh để đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược. Út Ánh nhiệt tình nhận mọi nhiệm vụ mà tổ chức giao cho, khi thì giả làm dân đi chùa chiềng, làm công quả, kiếm thuốc nam để dò la tình hình địch, xây dựng cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng, không sợ nguy hiểm vẫn biết rằng chỉ một chút sơ hở là có thể bị tù đày, bị đe dọa đến tính mạng. Trải qua biết bao thử thách, đến ngày 5/8/1963 Út Ánh vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…
Đến năm 1968, tổ chức lại phân công đồng chí Út Ánh xuống xã Vĩnh Tế xây dựng cơ sở, không may bị một tên chiêu hồi phản khai báo và Út Ánh bị địch bắt giam ở Châu Đốc. Bọn địch hết đánh đập, tra khảo đến dụ hàng, nhưng Út Ánh khôn khéo gan lì và một lòng một dạ trung thành với Đảng, với cách mạng, kiên quyết không để sơ hở nguy hiểm đến tính mạng đồng đội và không muốn làm hại phong trào cách mạng. Vì không đủ bằng chứng buộc tội và tổ chức tìm cách vận động, đến cuối năm 1968 địch mới thả Út Ánh ra vì không khai thác được gì. Năm 1969, Út Ánh được phân công công tác tại thị xã Châu Đốc, vẫn là nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng. Địch biết được, ruồng bố, tìm bắt nên đến năm 1970, Út Ánh được tổ chức chuyển về huyện Phú Tân hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng ở các xã An Phú, Phú Lâm, Long Sơn, Bình Thạnh Đông, đây là những địa bàn có phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ khiến địch nhiều phen lao đao. Đến tháng 9/1975, Út Ánh được phân công làm Hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Phú Tân. Năm 1982, hoàn cảnh gia đình khó khăn, Út Ánh chuyển về công tác ở huyện Châu Phú và được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, làm Bí thư xã Bình Long rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy Châu Phú. Và từ năm 1995, đồng chí xin về hưu.
Kể chuyện ngày xưa, giọng cô Út Ánh bỗng chùn xuống, nghẹn ngào, mắt ngân ngấn nước khi nhắc lại lần hay tin chồng là Diệp Văn Chúa (Chánh văn phòng huyện ủy Châu Phú) đã hy sinh (1973). Cô đã phải lặng lẽ ôm những kỷ vật còn lại của chồng và dìm nỗi đau vào tận đáy lòng tiếp tục công tác, để trả thù cho chồng… Những kỷ vật ấy cho đến nay cô vẫn còn lưu giữ cẩn thận trong một hộp kính đặt dưới tấm hình trên bàn thờ chồng. Cô kể về mười mấy lần khăn gói áo quần, nồi niêu soong chão, gạo tiền đi tìm hài cốt của chồng trên đất bạn Campuchia đến nay vẫn chưa thấy.
Qua những cống hiến hy sinh suốt 40 năm theo cách mạng, Út Ánh đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng 01 Huân chương kháng chiến hạng nhất, 01 Huân chương 15 năm công tác Phụ nữ, 01 Bằng khen danh hiệu người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một Kỷ niệm chương bị địch bắt tù đày, 05 Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 1987 đến 1990; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng…
Giờ đây, ở ấp Khánh An II, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, Út Ánh người con gái nhỏ nhắn ngày xưa từng vào tù ra khám, từng sống dưới bom đạn, từng chịu nhiều mất mát hy sinh nay đã là bà lão hiền từ sống chan hòa cùng con cháu và chòm xóm với cả tấm lòng của một cán bộ cách mạng gắn bó suốt đời với nhân dân, được nhân dân tin yêu và kính trọng gọi với cái tên thân thương cô Út Ánh…
Nhà văn Mai Bửu Minh