Nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nhựa để bảo vệ môi trường
- Được đăng: Thứ sáu, 16 Tháng 4 2021 18:33
- Lượt xem: 1154
(TGAG)- Việt Nam đã tham gia và cam kết với cộng đồng quốc tế về xử lý rác thải nhựa và rác thải nhựa trên biển. Để đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp, người dân, Bộ TN&MT đã và đang tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nhựa.
Chiều 16/4, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Hội thảo: Cơ chế chính sách sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học để bảo vệ môi trường.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và cơ quan Trung ương, TP. Hồ Chí Minh...
Các đại biểu trao đổi tại Tọa đàm.
Nâng cao ý thức người dân trong sử dụng sản phẩm nhựa
Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Các sản phẩm nhựa, nilon ra đời mang lại không ít tiện tích cho cuộc sống. Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước đến nay, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, sử dụng, trong đó khoảng 60% lượng sản phẩm đó được chôn, lấp hoặc thải thẳng ra môi trường. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia phải gánh chịu nhiều hệ quả từ chất thải nhựa nhất trên thế giới, đặc biệt là chất thải nhựa đại dương.
Nhận thức được tác hại của chất thải nhựa gây ra, năm 2018 Liên hợp quốc đã phát động phong trào giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon. Năm 2019, nguyên thủ các nước và lãnh đạo các tập đoàn quốc gia đã cam kết mạnh mẽ về chống thất thải nhựa tại Diễn đàn kinh tế thế giới.
Việt Nam đã tham gia và cam kết với cộng đồng quốc tế về xử lý rác thải nhựa và rác thải nhựa trên biển. Để đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp, người dân, Bộ TNMT đã và đang tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nhựa. Trong đó hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh mới, nhất là những mô hình sản xuất vận dụng thân thiện với môi trường, từ sản hẩm tái chế tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, với những chính sách ưu tiên về thuế, đầu tư công nghệ…
"Cụ thể những cam kết đó, Bộ TN&MT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTG năm 2020 về “Tăng cường, quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa”; đưa ra nhiều tiêu chí và biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, thực hiện tuần hoàn tài nguyên. Mới đây nhất, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 đã quy định nhiều điểm mới để tăng cường quản lý chất thải nhựa, chất thải nhựa đại dương và quy trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu trong việc thu hồi, tái chế sản phẩm, bao bì..." - Thứ trưởng thông tin.
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp
Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận trao đổi về các quy định đối với việc cấp phép hoặc trợ cấp chứng nhận nhựa tự phân hủy; chính sách quản lý và cơ chế hỗ trợ đối với các đơn vị sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa tự phân hủy; các giải pháp công nghệ- kỹ thuật hiện đại thân thiện môi trường trong tái chế, tái sử dụng, hoặc tạo sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy dùng trong cuộc sống.
Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về việc đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển các sản phẩm nhựa sinh học thay thế túi nilon, đồ nhựa dùng một lần; tăng cường hợp tác với các tổ chức, cộng đồng các doanh nghiệp, để phát triển sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy…
Ông Nguyễn Thành Nam, đại diện Tổng Cục Môi trường Việt Nam chia sẻ: Bộ TN&MT ban hành các tiêu chí đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; các tiêu chí dán nhãn xanh Việt Nam; tiêu chí dán nhãn xanh Việt Nam đối với bao bì nhựa tự phân hủy sinh học…
Ngoài những chính sách đã ban hành, hiện Bộ TN&MT tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật như: triển khai các quy định phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường của Luật Bảo vệ môi trường và văn bản dưới luật.
Thực tế cho thấy, hiện nay cùng với các bộ, ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh cho biết: Hội Phụ nữ TP đã vận động hội viên và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua các CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường; tổ chức Tọa đàm “Rác thải nhựa- Hiểm họa của môi trường và sức khỏe cộng đồng”; trao tặng các sản phẩm thân thiện môi trường cho hội viên phụ nữ…
Bà Phan Thị Thúy Phượng là người đã có nhiều năm nghiên cứu về các sản phẩm túi sinh học thân thiện với môi trường cho rằng để tạo sức lan tỏa, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường thông qua sử dụng các sản phẩm thân thiện, doanh nghiệp và các cơ quan ban, ngành Nhà nước cần tăng cường việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Bà Phượng kiến nghị chính quyền, đoàn thể cần xây dựng và đảm bảo tính khả thi “lộ trình” giảm tỉ lệ sử dụng túi nilon truyền thống tại các tổ chức và cộng đồng dân cư; cần có chính sách ưu đãi những doanh nghiệp sản xuất, tiêu chùng các sản phẩm thân thiện môi trường; đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản phẩm thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó cần nghiên cứu ban hành các loại thuế thu từ nguồn sử dụng trực tiếp và gián tiếp túi nilon truyền thống; đẩy mạnh chất lượng và số lượng các hoạt động tuyên truyền tác hại của túi nilon và rác thải nhựa đối với môi trường…/.
H.M - Nguồn: ĐCSVN
Chiều 16/4, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Hội thảo: Cơ chế chính sách sản xuất và tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học để bảo vệ môi trường.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT; Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam Nguyễn Linh Ngọc; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và cơ quan Trung ương, TP. Hồ Chí Minh...
Các đại biểu trao đổi tại Tọa đàm.
Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Các sản phẩm nhựa, nilon ra đời mang lại không ít tiện tích cho cuộc sống. Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước đến nay, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, sử dụng, trong đó khoảng 60% lượng sản phẩm đó được chôn, lấp hoặc thải thẳng ra môi trường. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia phải gánh chịu nhiều hệ quả từ chất thải nhựa nhất trên thế giới, đặc biệt là chất thải nhựa đại dương.
Nhận thức được tác hại của chất thải nhựa gây ra, năm 2018 Liên hợp quốc đã phát động phong trào giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon. Năm 2019, nguyên thủ các nước và lãnh đạo các tập đoàn quốc gia đã cam kết mạnh mẽ về chống thất thải nhựa tại Diễn đàn kinh tế thế giới.
Việt Nam đã tham gia và cam kết với cộng đồng quốc tế về xử lý rác thải nhựa và rác thải nhựa trên biển. Để đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp, người dân, Bộ TNMT đã và đang tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nhựa. Trong đó hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh mới, nhất là những mô hình sản xuất vận dụng thân thiện với môi trường, từ sản hẩm tái chế tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, với những chính sách ưu tiên về thuế, đầu tư công nghệ…
"Cụ thể những cam kết đó, Bộ TN&MT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTG năm 2020 về “Tăng cường, quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa”; đưa ra nhiều tiêu chí và biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, thực hiện tuần hoàn tài nguyên. Mới đây nhất, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 đã quy định nhiều điểm mới để tăng cường quản lý chất thải nhựa, chất thải nhựa đại dương và quy trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu trong việc thu hồi, tái chế sản phẩm, bao bì..." - Thứ trưởng thông tin.
Tăng cường hợp tác giữa cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp
Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận trao đổi về các quy định đối với việc cấp phép hoặc trợ cấp chứng nhận nhựa tự phân hủy; chính sách quản lý và cơ chế hỗ trợ đối với các đơn vị sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa tự phân hủy; các giải pháp công nghệ- kỹ thuật hiện đại thân thiện môi trường trong tái chế, tái sử dụng, hoặc tạo sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy dùng trong cuộc sống.
Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về việc đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển các sản phẩm nhựa sinh học thay thế túi nilon, đồ nhựa dùng một lần; tăng cường hợp tác với các tổ chức, cộng đồng các doanh nghiệp, để phát triển sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy…
Ông Nguyễn Thành Nam, đại diện Tổng Cục Môi trường Việt Nam chia sẻ: Bộ TN&MT ban hành các tiêu chí đánh giá sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; các tiêu chí dán nhãn xanh Việt Nam; tiêu chí dán nhãn xanh Việt Nam đối với bao bì nhựa tự phân hủy sinh học…
Ngoài những chính sách đã ban hành, hiện Bộ TN&MT tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật như: triển khai các quy định phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường của Luật Bảo vệ môi trường và văn bản dưới luật.
Thực tế cho thấy, hiện nay cùng với các bộ, ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh cho biết: Hội Phụ nữ TP đã vận động hội viên và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua các CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường; tổ chức Tọa đàm “Rác thải nhựa- Hiểm họa của môi trường và sức khỏe cộng đồng”; trao tặng các sản phẩm thân thiện môi trường cho hội viên phụ nữ…
Bà Phan Thị Thúy Phượng là người đã có nhiều năm nghiên cứu về các sản phẩm túi sinh học thân thiện với môi trường cho rằng để tạo sức lan tỏa, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường thông qua sử dụng các sản phẩm thân thiện, doanh nghiệp và các cơ quan ban, ngành Nhà nước cần tăng cường việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Bà Phượng kiến nghị chính quyền, đoàn thể cần xây dựng và đảm bảo tính khả thi “lộ trình” giảm tỉ lệ sử dụng túi nilon truyền thống tại các tổ chức và cộng đồng dân cư; cần có chính sách ưu đãi những doanh nghiệp sản xuất, tiêu chùng các sản phẩm thân thiện môi trường; đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản phẩm thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó cần nghiên cứu ban hành các loại thuế thu từ nguồn sử dụng trực tiếp và gián tiếp túi nilon truyền thống; đẩy mạnh chất lượng và số lượng các hoạt động tuyên truyền tác hại của túi nilon và rác thải nhựa đối với môi trường…/.
H.M - Nguồn: ĐCSVN