Truy cập hiện tại

Đang có 103 khách và không thành viên đang online

Một số nét về tình hình kinh tế thế giới hiện nay

(TGAG)- Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, song dấu hiệu phục hồi ở các nền kinh tế đang nổi rõ nét hơn; thương mại toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giao dịch thương mại thế giới trong nửa đầu năm 2016 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua.
 
 
- Kết quả trưng cầu dân ý Anh rời EU (Brexit) bắt đầu tác động trên thực tế. Song, mức độ tác động không lớn trong ngắn hạn. Các số liệu kinh tế trong tháng 7/2016 cho thấy kinh tế Anh bắt đầu có dấu hiệu suy yếu sau sự kiện Brexit. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Anh (NIESR), Anh sẽ trải qua suy giảm kinh tế rõ rệt trong 18 tháng tới, có thể vẫn duy trì tăng trưởng 1,7% trong năm 2016 nhưng sẽ giảm mạnh còn khoảng 1% vào năm 2017. Các chỉ số kinh tế gần đây của EU và thế giới cho thấy tác động của Brexit đổi với kinh tế EU và thế giới trong ngắn hạn chỉ có mức độ. Hai tháng sau sự kiện Brexit, thị trường tài chính Châu Âu và thế giới đã phục hồi. Ngoại trừ Nhật Bản buộc phải kích thích kinh tế do yếu kém nội tại của kinh tế Nhật Bản, hầu hết các nền kinh tế lớn chưa có động thái điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ. Tuy nhiên, một số ý kiến nhận định Brexit sẽ tác động sâu sắc hơn về địa - chính trị và kinh tế trong dài hạn.

- Giá hàng hóa thế giới có dấu hiệu bắt đầu phục hồi, trong khi giá dầu vẫn diễn biến khó lường. Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) của Tạp chí Nhà kinh tế Anh dự báo mặt bằng giá nông sản và nguyên liệu công nghiệp năm 2016 tuy vẫn thấp hơn năm 2015 nhưng tốc độ giảm đã chậm đáng kể, có khả năng sẽ tăng vào năm 2017 -2018. Giá dầu sau khi giảm xuống dưới ngưỡng 40 USD/thùng đầu tháng 8/2016, nay phục hồi và dao động quanh mốc 50 USD/thùng. Nhiều ý kiến nhận định giá dầu chưa thể phục hồi vững chắc trong năm 2016 do vẫn chịu nhiều sức ép dư cung.

- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng có nhiều triển vọng thu hút đầu tư. Theo ước tính của các ngân hàng phát triển đa phương tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20, để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, các nước đang phát triển hằng năm cần đầu tư mới cho kết cấu hạ tầng khoảng 1.000 - 1.500 tỷ USD trong 15 năm tới. Nhu cầu đầu tư lớn này vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho huy động các nguồn vốn đầu tư của nhà nước và khu vực tư nhân. Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20, các ngân hàng phát triển đa phương hàng đầu thế giới (WB, ADB, AIIB, EIB...) đã ra Tuyên bố chung về hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong đó, cam kết tăng cường phối hợp, tạo thuận lợi thu hút khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng mang lại nhiều lợi ích:

- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm, cải thiện năng suất, củng cố nền tảng cho phát triển lâu dài;

- Trong môi trường kinh tế thế giới bấp bênh và lãi suất thấp, đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng có chất lượng và được quản lý tốt là phương thức đầu tư ít rủi ro nhất và mang lại lợi ích nhiều nhất, kể cả lợi ích tài chính, xã hội và môi trường.

Đây chính là một trong những lý do các nước thường ưu tiên cao cho phát triển kết cấu hạ tầng trong các gói kích thích kinh tế cũng như chiến lược phát triển kinh tế trung và dài hạn./.

P.TTCTTG (tổng hợp)
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40011748