Một số nét mới về cuộc cạnh tranh gây ảnh hưởng trên toàn cầu của Trung - Mỹ hiện nay
- Được đăng: Thứ năm, 06 Tháng 10 2016 18:48
- Lượt xem: 2762
(TGAG)- Chiến lược xoay trục của Mỹ và sức mạnh quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc trở thành một cuộc đối đầu khốc liệt ở châu Á-Thái Bình Dương.
Giấc mộng Trung Hoa chạy đua với giấc mơ Mỹ
Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ đã bước vào thời kỳ mới: “Giấc mơ” Mỹ về sứ mệnh lãnh đạo thế giới đang phải đối diện với “Giấc mộng” phục hưng Trung Hoa, Trung Quốc đang tìm mọi cách để trở thành cường quốc lãnh đạo châu Á và thế giới, trong đó có mục tiêu cường quốc biển. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, yêu sách và trên thực tế đã đạt được trên một số lĩnh vực: về kinh tế, năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Về mưu đồ độc chiếm biển Đông, năm 2009, Bắc Kinh đã trình lên Liên Hợp quốc yêu sách vô lý về cái gọi là “Đường lưỡi bò” (chiếm 86% diện tích Biển Đông với gần 3,7 triệu km2), có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt, làm bàn đạp tiến ra đại dương để từng bước đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, yêu sách này đã bị Phi-lip-pin kiện và Tòa trọng tài Thường trực đã bác bỏ. Đồng thời Mỹ tăng cường gây sức ép, yêu cầu Trung Quốc thực thi các phán quyết của Tòa.
Về phía Mỹ, cuối năm 2011, họ tuyên bố triển khai chính sách “Xoay trục/Tái cân bằng” (XT/TCB) với 5 trụ cột, trong đó đáng chú ý là chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để đối phó với chính sách XT/TCB của Mỹ, cuối năm 2013, Bắc Kinh công bố Đại dự án “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển” (Nhất Đới, Nhất Lộ) nhằm kết nối Trung Quốc với Trung Á, Nam Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Ngoài ra, Mỹ triển khai thực hiện thuyết “Mỹ tâm” thì Trung Quốc cũng có thuyết “Hoa tâm”; Bắc Kinh đang phát huy ảnh hưởng quốc tế bằng “sức mạnh mềm”, trong đó có việc xây dựng Viện Khổng Tử ở nước ngoài (475 trung tâm Khổng Tử hoạt động ở 120 nước), thì ngay lập tức Mỹ tăng cường chi (666 triệu USD trong năm 2014) vào công tác ngoại giao công chúng để gây ảnh hưởng bằng sức mạnh mềm.
Cạnh tranh trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh các thể chế kinh tế
Tháng 11-2014, tại Hội nghị APEC, Bắc Kinh (chủ nhà) đã đưa ra hai sáng kiến quan trọng: đề xuất thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) để cạnh tranh với TPP do Mỹ chủ đạo; thành lập Ngân hàng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) (trụ sở đặt ở Trung Quốc và Chủ tịch HĐQT là người Trung Quốc). Đáng chú ý là, một số đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức cũng tham gia là thành viên sáng lập và đã góp 50 tỉ USD trong tổng số vốn ban đầu 100 tỉ USD. Việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng này với mục tiêu chiến lược nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang do Mỹ và Nhật Bản chi phối. Ngoài Ngân hàng AIIB, Trung Quốc còn góp 41 tỉ USD ở Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của khối BRICS và xây dựng Quỹ con đường tơ lụa trên biển khoảng 40 tỉ USD.
Có thể thấy là Bắc Kinh đang thực hiện cách tiếp cận hai lộ trình song song hỗ trợ lẫn nhau: một mặt, không tìm cách phá vỡ hệ thống toàn cầu, tích cực tham gia thể chế hiện hành như WB, WB và IMF (cuối 2015, đồng nhân dân Tệ đã được đưa vào giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế); và mặt khác, tận dụng mọi cơ hội để tạo ra các thể chế mới để cạnh tranh với Mỹ.
Cạnh tranh về chiến lược an ninh, quốc phòng
Trung Quốc xác định chính sách thương mại cũng là một phương diện trong chính sách an ninh và họ đã thu được những kết quả tích cực. Thương mại của Trung Quốc năm 2013 đạt 4,2 nghìn tỉ USD bằng GDP năm 2007, FDI tăng 40 lần từ 2002 tới 2013 và đưa Trung Quốc lên vị trí thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản; thúc đẩy nhanh việc triển khai Dự án “Nhất Đới Nhất Lộ” (Con đường tơ lụa trên đất liền và Con đường tơ lụa trên biển). Dự án không chỉ tác động đến nền kinh tế của hơn 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 4,4 tỉ người (63% dân số thế giới), mà còn tạo dựng hai vành đai an ninh (kinh tế, quân sự) xuyên qua và bao quanh đại lục Âu - Á để cạnh tranh với các liên minh quân sự của Mỹ.
Về chiến lược quân sự, Sách trắng quốc phòng 2015 còn nêu rõ định hướng Trung Quốc trong thời kỳ chiến lược mới, “chuẩn bị cho cuộc chiến quân sự”, cần phải nhận thức rõ là “không gian vũ trụ và không gian mạng đã trở thành vị trí chỉ huy mới cao nhất trong cạnh tranh chiến lược giữa các bên” và tìm cách “hoàn thiện cảnh báo chiến lược sớm” cho các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc đang phấn đấu để đạt tới lợi thế ngang bằng trong cạnh tranh chiến tranh vũ trụ và chiến tranh hạt nhân với cả Mỹ và Nga.
Do sự phụ thuộc qua lại về nhiều mặt và do nhu cầu ổn định để tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế nhằm đạt các mục tiêu của mỗi bên, nên cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ dù có căng thẳng thế nào thì cũng khó dẫn tới đối đầu quân sự trực tiếp hay chiến tranh nóng. Tuy nhiên, cạnh tranh Trung-Mỹ, xuất hiện những nét mới: Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời” nữa, mà đang “gồng mình cướp thời”. Bắc Kinh quyết đấu với Whashington, “đấu nhưng không phá”, vừa muốn kiến tạo “quan hệ nước lớn kiểu mới” và vừa giành giật và gây ảnh hưởng cũng như thiết lập luật chơi. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam./.
P.TTCTTG (tổng hợp)
Giấc mộng Trung Hoa chạy đua với giấc mơ Mỹ
Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ đã bước vào thời kỳ mới: “Giấc mơ” Mỹ về sứ mệnh lãnh đạo thế giới đang phải đối diện với “Giấc mộng” phục hưng Trung Hoa, Trung Quốc đang tìm mọi cách để trở thành cường quốc lãnh đạo châu Á và thế giới, trong đó có mục tiêu cường quốc biển. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, yêu sách và trên thực tế đã đạt được trên một số lĩnh vực: về kinh tế, năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Về mưu đồ độc chiếm biển Đông, năm 2009, Bắc Kinh đã trình lên Liên Hợp quốc yêu sách vô lý về cái gọi là “Đường lưỡi bò” (chiếm 86% diện tích Biển Đông với gần 3,7 triệu km2), có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt, làm bàn đạp tiến ra đại dương để từng bước đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, yêu sách này đã bị Phi-lip-pin kiện và Tòa trọng tài Thường trực đã bác bỏ. Đồng thời Mỹ tăng cường gây sức ép, yêu cầu Trung Quốc thực thi các phán quyết của Tòa.
Về phía Mỹ, cuối năm 2011, họ tuyên bố triển khai chính sách “Xoay trục/Tái cân bằng” (XT/TCB) với 5 trụ cột, trong đó đáng chú ý là chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để đối phó với chính sách XT/TCB của Mỹ, cuối năm 2013, Bắc Kinh công bố Đại dự án “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển” (Nhất Đới, Nhất Lộ) nhằm kết nối Trung Quốc với Trung Á, Nam Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Ngoài ra, Mỹ triển khai thực hiện thuyết “Mỹ tâm” thì Trung Quốc cũng có thuyết “Hoa tâm”; Bắc Kinh đang phát huy ảnh hưởng quốc tế bằng “sức mạnh mềm”, trong đó có việc xây dựng Viện Khổng Tử ở nước ngoài (475 trung tâm Khổng Tử hoạt động ở 120 nước), thì ngay lập tức Mỹ tăng cường chi (666 triệu USD trong năm 2014) vào công tác ngoại giao công chúng để gây ảnh hưởng bằng sức mạnh mềm.
Cạnh tranh trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh các thể chế kinh tế
Tháng 11-2014, tại Hội nghị APEC, Bắc Kinh (chủ nhà) đã đưa ra hai sáng kiến quan trọng: đề xuất thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) để cạnh tranh với TPP do Mỹ chủ đạo; thành lập Ngân hàng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) (trụ sở đặt ở Trung Quốc và Chủ tịch HĐQT là người Trung Quốc). Đáng chú ý là, một số đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức cũng tham gia là thành viên sáng lập và đã góp 50 tỉ USD trong tổng số vốn ban đầu 100 tỉ USD. Việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng này với mục tiêu chiến lược nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang do Mỹ và Nhật Bản chi phối. Ngoài Ngân hàng AIIB, Trung Quốc còn góp 41 tỉ USD ở Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của khối BRICS và xây dựng Quỹ con đường tơ lụa trên biển khoảng 40 tỉ USD.
Có thể thấy là Bắc Kinh đang thực hiện cách tiếp cận hai lộ trình song song hỗ trợ lẫn nhau: một mặt, không tìm cách phá vỡ hệ thống toàn cầu, tích cực tham gia thể chế hiện hành như WB, WB và IMF (cuối 2015, đồng nhân dân Tệ đã được đưa vào giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế); và mặt khác, tận dụng mọi cơ hội để tạo ra các thể chế mới để cạnh tranh với Mỹ.
Cạnh tranh về chiến lược an ninh, quốc phòng
Trung Quốc xác định chính sách thương mại cũng là một phương diện trong chính sách an ninh và họ đã thu được những kết quả tích cực. Thương mại của Trung Quốc năm 2013 đạt 4,2 nghìn tỉ USD bằng GDP năm 2007, FDI tăng 40 lần từ 2002 tới 2013 và đưa Trung Quốc lên vị trí thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản; thúc đẩy nhanh việc triển khai Dự án “Nhất Đới Nhất Lộ” (Con đường tơ lụa trên đất liền và Con đường tơ lụa trên biển). Dự án không chỉ tác động đến nền kinh tế của hơn 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 4,4 tỉ người (63% dân số thế giới), mà còn tạo dựng hai vành đai an ninh (kinh tế, quân sự) xuyên qua và bao quanh đại lục Âu - Á để cạnh tranh với các liên minh quân sự của Mỹ.
Về chiến lược quân sự, Sách trắng quốc phòng 2015 còn nêu rõ định hướng Trung Quốc trong thời kỳ chiến lược mới, “chuẩn bị cho cuộc chiến quân sự”, cần phải nhận thức rõ là “không gian vũ trụ và không gian mạng đã trở thành vị trí chỉ huy mới cao nhất trong cạnh tranh chiến lược giữa các bên” và tìm cách “hoàn thiện cảnh báo chiến lược sớm” cho các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc đang phấn đấu để đạt tới lợi thế ngang bằng trong cạnh tranh chiến tranh vũ trụ và chiến tranh hạt nhân với cả Mỹ và Nga.
Do sự phụ thuộc qua lại về nhiều mặt và do nhu cầu ổn định để tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế nhằm đạt các mục tiêu của mỗi bên, nên cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ dù có căng thẳng thế nào thì cũng khó dẫn tới đối đầu quân sự trực tiếp hay chiến tranh nóng. Tuy nhiên, cạnh tranh Trung-Mỹ, xuất hiện những nét mới: Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời” nữa, mà đang “gồng mình cướp thời”. Bắc Kinh quyết đấu với Whashington, “đấu nhưng không phá”, vừa muốn kiến tạo “quan hệ nước lớn kiểu mới” và vừa giành giật và gây ảnh hưởng cũng như thiết lập luật chơi. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam./.
P.TTCTTG (tổng hợp)