Kinh tế nước ta 9 tháng đầu năm 2016
- Được đăng: Thứ sáu, 21 Tháng 10 2016 15:06
- Lượt xem: 2760
(TGAG)- Chín tháng đầu năm 2016, nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại, bão lũ ở các tỉnh phía Bắc, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và sự cố môi trường biển tại một số tỉnh ven biển miền Trung đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân. Với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế nước ta đã vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng.
* Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2016 ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78% và ước tính quý III tăng 6,40%) nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 6,53% của cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%. về cơ cẩu, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,54%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,48%; khu vực dịch vụ chiếm 41,80%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,18%.
Do ảnh hưởng của các cơn bão số 1, số 2 và số 3 gây ngập úng cục bộ, một số diện tích phải cấy dặm nên năng suất lúa mùa của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh: Vĩnh Phúc giảm 10 tạ/ha; Quảng Ninh giảm 2,6 tạ/ha; Hà Nam giảm 1 tạ/ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thời tiết không thuận nên diện tích và năng suất lúa Hè thu đều giảm so với năm trước (diện tích giảm 0,2%; năng suất giảm 1,2%); sản lượng ước tính đạt 9,02 triệu tấn, giảm 125,6 nghìn tấn.
Nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc những tháng đầu năm và tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng ước tính đạt 1021,7 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 2604,8 nghìn tấn, tăng 1,2%, trong đó cá đạt 1894,8 nghìn tấn, tăng 0,9%; tôm đạt 447 nghìn tấn, tăng 1,5%. Sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng 4 tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng; ngư dân phải tạm đừng đánh bắt ở vùng ven bờ, vùng gần bờ nên sản lượng thủy sản khai thác của các địa phương giảm mạnh.
Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long mà đỉnh điểm là tháng 3, tháng 4 và đầu tháng 5 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân. Đặc biệt, hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long năm nay là nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, xâm nhập mặn đã vào đến vùng lõi của Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Do đó, ngành Nông nghiệp cần có các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích nghi và khắc phục những bất cập từ biến đổi khí hậu, đồng thời tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa để giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống của Nhân dân.
* Hoạt động của doanh nghiệp
Trong 9 tháng năm nay có 20.510 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2015 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014), nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên gần 102 nghìn doanh nghiệp. Điều này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm thấy hướng đi, cơ hội phát triển mới.
Kết quả điều tra (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê) về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2016 cho thấy: Có 80,3% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III khá ổn định và tốt hơn quý trước (có 38,8% doanh nghiệp đánh giá tốt lên; 41,5 doanh nghiệp đánh giá ổn định), trong khi 19,7% số doanh nghiệp đánh giá còn gặp khó khăn. Dự báo trong quý IV, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khả quan hơn quý III, nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, có 85,6% doanh nghiệp đánh giá tình hỉnh sản xuất kinh doanh quý IV sẽ ổn định và tốt lên, trong đó có 48,8% số doanh nghiệp cho đánh giá xu hướng quý IV sẽ tốt lên; 36,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 14,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Quý III năm nay so với quý trước, có 16,9% số doanh nghiệp khẳng định quy mô lao động tăng; 12,6% số doanh nghiệp khẳng định giảm và 70,5% số doanh nghiệp cho biết giữ ổn định. Xu hướng sử dụng lao động có chiều hướng tăng lên trong quý IV khi có tới 91,3% số doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng hoặc giữ ổn định quy mô lao động so với quý III; chỉ có 8,7% số doanh nghiệp dự báo giảm quy mô lao động.
* Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2016 ước tính đạt 665,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán năm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt thấp chủ yếu do ảnh hưởng của giá dầu giảm và tác động của chuyển hướng thương mại, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) làm giảm nguồn thu ngân sách trung ương. Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2016 ước tính đạt 819,4 nghìn tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 130,2 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1 %; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 574,2 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7%; chi trả nợ và viện trợ đạt 109,8 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8%.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 128,2 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm nay tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân giảm 3,14% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng nông sản thực phẩm giảm 5,8%, nhóm hàng nhiên liệu giảm 29,6%. Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 28,3 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2015; EU đạt 24,6 tỷ USD, tăng 9,5%; Trung Quốc đạt 14,8 tỷ USD, tăng 19,1%; Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 3,2%; Hàn Quốc đạt 8,3 tỷ USD, là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất với 29,9%. Riêng thị trường ASEAN được kỳ vọng tăng xuất khẩu, nhưng kim ngạch chỉ đạt 12,5 tỷ USD, giảm 9,1 % so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 125,4 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 36 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc với 23 tỷ USD, tăng 9,4%; ASEAN đạt 17,1 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, tăng 0,1%; EU đạt 8,1 tỷ USD, tăng 4,9%; Hoa Kỳ đạt 6 tỷ USD, tăng 0,3%.
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2016 tăng 1,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2016 tăng 3,14% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,34%. CPI bình quân 9 tháng năm 2016 tăng 2,07% so với bình quân cùng kỳ năm 2015, cao hơn so với mức tăng 74% của bình quân cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân 9 tháng của một số năm gần đây và vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, từ nay đến hết năm 2016 có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI: Giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu, chi tiêu dùng cuối năm, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, đồng thời cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Những tháng cuối năm, toàn hệ thống chính trị, các ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tể - xã hội được nêu trong một số nghị quyết: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
* Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2016 ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78% và ước tính quý III tăng 6,40%) nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 6,53% của cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%. về cơ cẩu, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,54%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,48%; khu vực dịch vụ chiếm 41,80%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,18%.
Do ảnh hưởng của các cơn bão số 1, số 2 và số 3 gây ngập úng cục bộ, một số diện tích phải cấy dặm nên năng suất lúa mùa của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh: Vĩnh Phúc giảm 10 tạ/ha; Quảng Ninh giảm 2,6 tạ/ha; Hà Nam giảm 1 tạ/ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thời tiết không thuận nên diện tích và năng suất lúa Hè thu đều giảm so với năm trước (diện tích giảm 0,2%; năng suất giảm 1,2%); sản lượng ước tính đạt 9,02 triệu tấn, giảm 125,6 nghìn tấn.
Nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc những tháng đầu năm và tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng ước tính đạt 1021,7 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 2604,8 nghìn tấn, tăng 1,2%, trong đó cá đạt 1894,8 nghìn tấn, tăng 0,9%; tôm đạt 447 nghìn tấn, tăng 1,5%. Sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng 4 tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng; ngư dân phải tạm đừng đánh bắt ở vùng ven bờ, vùng gần bờ nên sản lượng thủy sản khai thác của các địa phương giảm mạnh.
Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long mà đỉnh điểm là tháng 3, tháng 4 và đầu tháng 5 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân. Đặc biệt, hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long năm nay là nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, xâm nhập mặn đã vào đến vùng lõi của Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Do đó, ngành Nông nghiệp cần có các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích nghi và khắc phục những bất cập từ biến đổi khí hậu, đồng thời tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa để giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống của Nhân dân.
* Hoạt động của doanh nghiệp
Trong 9 tháng năm nay có 20.510 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2015 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014), nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên gần 102 nghìn doanh nghiệp. Điều này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm thấy hướng đi, cơ hội phát triển mới.
Kết quả điều tra (theo báo cáo của Tổng cục Thống kê) về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2016 cho thấy: Có 80,3% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III khá ổn định và tốt hơn quý trước (có 38,8% doanh nghiệp đánh giá tốt lên; 41,5 doanh nghiệp đánh giá ổn định), trong khi 19,7% số doanh nghiệp đánh giá còn gặp khó khăn. Dự báo trong quý IV, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khả quan hơn quý III, nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, có 85,6% doanh nghiệp đánh giá tình hỉnh sản xuất kinh doanh quý IV sẽ ổn định và tốt lên, trong đó có 48,8% số doanh nghiệp cho đánh giá xu hướng quý IV sẽ tốt lên; 36,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 14,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Quý III năm nay so với quý trước, có 16,9% số doanh nghiệp khẳng định quy mô lao động tăng; 12,6% số doanh nghiệp khẳng định giảm và 70,5% số doanh nghiệp cho biết giữ ổn định. Xu hướng sử dụng lao động có chiều hướng tăng lên trong quý IV khi có tới 91,3% số doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng hoặc giữ ổn định quy mô lao động so với quý III; chỉ có 8,7% số doanh nghiệp dự báo giảm quy mô lao động.
* Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2016 ước tính đạt 665,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán năm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt thấp chủ yếu do ảnh hưởng của giá dầu giảm và tác động của chuyển hướng thương mại, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) làm giảm nguồn thu ngân sách trung ương. Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2016 ước tính đạt 819,4 nghìn tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 130,2 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1 %; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 574,2 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7%; chi trả nợ và viện trợ đạt 109,8 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8%.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 128,2 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm nay tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2015 chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân giảm 3,14% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng nông sản thực phẩm giảm 5,8%, nhóm hàng nhiên liệu giảm 29,6%. Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 28,3 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2015; EU đạt 24,6 tỷ USD, tăng 9,5%; Trung Quốc đạt 14,8 tỷ USD, tăng 19,1%; Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 3,2%; Hàn Quốc đạt 8,3 tỷ USD, là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất với 29,9%. Riêng thị trường ASEAN được kỳ vọng tăng xuất khẩu, nhưng kim ngạch chỉ đạt 12,5 tỷ USD, giảm 9,1 % so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 125,4 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 36 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc với 23 tỷ USD, tăng 9,4%; ASEAN đạt 17,1 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, tăng 0,1%; EU đạt 8,1 tỷ USD, tăng 4,9%; Hoa Kỳ đạt 6 tỷ USD, tăng 0,3%.
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2016 tăng 1,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2016 tăng 3,14% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,34%. CPI bình quân 9 tháng năm 2016 tăng 2,07% so với bình quân cùng kỳ năm 2015, cao hơn so với mức tăng 74% của bình quân cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân 9 tháng của một số năm gần đây và vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, từ nay đến hết năm 2016 có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI: Giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu, chi tiêu dùng cuối năm, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, đồng thời cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Những tháng cuối năm, toàn hệ thống chính trị, các ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tể - xã hội được nêu trong một số nghị quyết: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
P.TTCTTG (tổng hợp)
Nguồn: BTGTW
Nguồn: BTGTW