Về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016
- Được đăng: Thứ sáu, 25 Tháng 11 2016 08:12
- Lượt xem: 2876
(TGAG)- Cuộc bầu cử Thống thống thứ 45 của nước Mỹ năm 2016 được coi là nhiều kịch tính nhất từ trước đến nay. Ngày 09/11/2016, cuộc bầu cử kết thúc với kết quả bất ngờ: ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Nhưng thách thức mới đang ở phía trước.
Thách thức với ông Trump
Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11 sẽ không có nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui, khi mà phía trước vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ là rất nhiều khó khăn cả về đối nội và đối ngoại.
Kinh tế là vấn đề được dư luận quan tâm nhất và đó cũng là phần việc mà người đứng đầu chính quyền mới phải tập trung giải quyết. Thách thức kinh tế Mỹ hiện nay: liên tiếp tạo thêm việc làm mới, tỉ lệ thất nghiệp hiện được kéo xuống 4,9%, tăng trưởng trong quý III năm 2016 được dự báo ở mức 2,9%.
Tuy nhiên, tính từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế lớn nhất thế giới ở vào giai đoạn phát triển chậm nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, với tăng trưởng trung bình 2%/năm. Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2016 kết thúc vào ngày 30/9 đã tăng lần đầu tiên trong 5 năm.
Đà phục hồi chậm, không còn duy trì được tính năng động vốn có cùng với chi phí y tế, giáo dục liên tục tăng, lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm sút là những điểm yếu cố hữu của kinh tế Mỹ. Những nhân tố này dần tích tụ và có thể sẽ lại gây ra một cơn “đột quỵ” tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008.
Cho dù lời phát biểu ngay khi thắng cử, ông Trump đã nói về sự hàn gắn và đoàn kết nước Mỹ; song tân Tổng thống Mỹ phải đối mặt với xu thế chia rẽ chính trị đi kèm với mâu thuẫn đảng phái có chiều hướng gia tăng. Tỉ lệ cử tri dân chủ hoặc có thiên hướng ủng hộ đảng Dân chủ và giữ giá trị, quan điểm đặc trưng của đảng này tăng từ mức 30% (1994) lên 60% (2015).
Mức tăng tương ứng với cử tri Cộng hòa hoặc ủng hộ đảng Cộng hòa là từ 45% lên 53%. Đặc điểm này đẩy chính trị Mỹ vào thế phân cực mạnh; ở tầm vĩ mô, chính quyền mới sẽ bị phân liệt do không một đảng nào muốn ủng hộ “đối thủ” hiện thực hóa các chính sách đề ra.
Bất kể ai lên nắm quyền tại Nhà Trắng cũng đều bảo vệ quyền lợi của giới tinh anh, giàu có chiếm thiểu số, nhưng cũng phải có biện pháp “xoa dịu” tầng lớp trung lưu, nghèo khổ chiếm đa số, không để mâu thuẫn xã hội bùng phát vượt tầm kiểm soát. Đó cũng là một thách thức lớn khi mà bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ liên tục gia tăng.
Về đối ngoại, nước Mỹ sẽ phải giành nhiều nỗ lực cho khu vực châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại và đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, đang gặp phải những thách thức không nhỏ, do kinh tế đình đốn, chia rẽ nội khối, gia tăng biến động chính - nhất là sau sự kiện Anh rời khỏi EU.
Tổng thống Nga vừa mới tuyên bố, như một thông điệp gửi tới tân Tổng thống Mỹ rằng Nga sẵn sàng quan hệ đối ngoại đầy đủ với Hoa Kỳ. Nhưng điều này không hề dễ dàng, vì quan hệ Nga - Mỹ hiện đã rơi xuống mức đáy sau diễn biến phức tạp vừa qua ở Ukraine, Syria.
Chính quyền mới tại Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ phải có những điều chỉnh nhất định trong Chiến lược Tái cân bằng chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương; nhất là Mỹ hiện phải đối mặt với một Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn, muốn tiến đến một cấu trúc đa cực mà ở đó Trung Quốc hay Nga sẽ trở thành những người chơi quan trọng, có thể cạnh tranh với Mỹ về vai trò toàn cầu cũng như trong các thiết chế quốc tế quan trọng như G-20.
Biến động chính trị mới đây tại Hàn Quốc, tính chất “khó đoán định” của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte hay vấn đề hạt nhân của Triều Tiên... sẽ là mối bận tâm lớn của Nhà Trắng.
Tân Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải ứng xử với một Trung Đông bất ổn với các điểm nóng ở Syria, Iraq, Yemen, Libya, giữa lúc quan hệ của Mỹ với nhiều đồng minh ở khu vực có chiều hướng xấu đi.
Chính sách nhập cư và vấn đề người tị nạn cũng đặt ra thách thức làm thế nào vừa thu hút nguồn lực có chất lượng cao đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ vấn đề an ninh, mà theo ông Trump nhấn mạnh nguy cơ đến từ lực lượng khủng bố bên ngoài là mối đe dọa an ninh quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, một bộ phận người nhập cư, người nước ngoài lao động và sinh sống tại Mỹ, du học sinh... đã thể hiện ý định và dự định kế hoạch rời nước Mỹ khi ông Trump đắc cử Tổng thống.
Liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ
Đối với ông Trump, trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump hầu như không nói gì tới vấn đề an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương mà chủ yếu thể hiện quan điểm gay gắt của mình với Trung Quốc từ khía cạnh thương mại và tiền tệ. Về chính sách đối ngoại, trong các phiên tranh luận, ông Trump nhấn mạnh vào ưu tiên trước hết tới vấn đề của chính nước Mỹ, thay vì các đồng minh của Mỹ hay các vấn đề mà Washington không liên quan trực tiếp.
Tuy nhiên, hồi tháng 7 năm nay, Đảng Cộng hòa của Mỹ đã thông qua văn bản về cương lĩnh mới so với đại hội năm 2012 chỉ trích gay gắt Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Bản cương lĩnh chỉ rõ những hoạt động nạo vét, xây dựng cảng, đường băng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo vốn không tồn tại trước đó tại Biển Đông là yêu sách hết sức phi lý. Ông Trump không thể đi ngược lại những gì Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa đã khẳng định trước đó, nhưng với cá tính của Donald Trump, có thể sẽ có biên độ dao động lớn về chính sách với một số điều chỉnh nhất định.
Thời gian qua, dư luận nghiêng về việc mong bà Clinton thắng cử, vì như thế hy vọng sẽ có phần nào thuận cho quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Nay, dù ông Trump lên nắm quyền, điều đó không có tác động lớn ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Mỹ. Vì chính sách đối ngoại của Mỹ luôn nhắm tới chiến lược nâng cao vị thế đứng đầu thế giới của Hoa Kỳ, nó đã được định hình và không thể thay đổi trong một sớm một chiều được, có khác chỉ là cách thức thể hiện cụ thể với từng vấn đề, tác động đến quan hệ toàn cầu và những đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã để lại hậu quả nặng nề cho nước Mỹ, dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ chính trị, giữa các đảng của Mỹ. Nhiều người không thỏa mãn với đường lối chính sách hiện nay của Mỹ, và cho rằng Mỹ phải vượt qua hậu quả đó để khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ.
Chính vì thế dù bị chỉ trích, chê bai nhiều, nhưng ông Trump vẫn được sự ủng hộ của nhiều người Mỹ và được kỳ vọng là người có thể mang lại những nét mới trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay./.
Thách thức với ông Trump
Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11 sẽ không có nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui, khi mà phía trước vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ là rất nhiều khó khăn cả về đối nội và đối ngoại.
Kinh tế là vấn đề được dư luận quan tâm nhất và đó cũng là phần việc mà người đứng đầu chính quyền mới phải tập trung giải quyết. Thách thức kinh tế Mỹ hiện nay: liên tiếp tạo thêm việc làm mới, tỉ lệ thất nghiệp hiện được kéo xuống 4,9%, tăng trưởng trong quý III năm 2016 được dự báo ở mức 2,9%.
Tuy nhiên, tính từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế lớn nhất thế giới ở vào giai đoạn phát triển chậm nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, với tăng trưởng trung bình 2%/năm. Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2016 kết thúc vào ngày 30/9 đã tăng lần đầu tiên trong 5 năm.
Đà phục hồi chậm, không còn duy trì được tính năng động vốn có cùng với chi phí y tế, giáo dục liên tục tăng, lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm sút là những điểm yếu cố hữu của kinh tế Mỹ. Những nhân tố này dần tích tụ và có thể sẽ lại gây ra một cơn “đột quỵ” tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008.
Cho dù lời phát biểu ngay khi thắng cử, ông Trump đã nói về sự hàn gắn và đoàn kết nước Mỹ; song tân Tổng thống Mỹ phải đối mặt với xu thế chia rẽ chính trị đi kèm với mâu thuẫn đảng phái có chiều hướng gia tăng. Tỉ lệ cử tri dân chủ hoặc có thiên hướng ủng hộ đảng Dân chủ và giữ giá trị, quan điểm đặc trưng của đảng này tăng từ mức 30% (1994) lên 60% (2015).
Mức tăng tương ứng với cử tri Cộng hòa hoặc ủng hộ đảng Cộng hòa là từ 45% lên 53%. Đặc điểm này đẩy chính trị Mỹ vào thế phân cực mạnh; ở tầm vĩ mô, chính quyền mới sẽ bị phân liệt do không một đảng nào muốn ủng hộ “đối thủ” hiện thực hóa các chính sách đề ra.
Bất kể ai lên nắm quyền tại Nhà Trắng cũng đều bảo vệ quyền lợi của giới tinh anh, giàu có chiếm thiểu số, nhưng cũng phải có biện pháp “xoa dịu” tầng lớp trung lưu, nghèo khổ chiếm đa số, không để mâu thuẫn xã hội bùng phát vượt tầm kiểm soát. Đó cũng là một thách thức lớn khi mà bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ liên tục gia tăng.
Về đối ngoại, nước Mỹ sẽ phải giành nhiều nỗ lực cho khu vực châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại và đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, đang gặp phải những thách thức không nhỏ, do kinh tế đình đốn, chia rẽ nội khối, gia tăng biến động chính - nhất là sau sự kiện Anh rời khỏi EU.
Tổng thống Nga vừa mới tuyên bố, như một thông điệp gửi tới tân Tổng thống Mỹ rằng Nga sẵn sàng quan hệ đối ngoại đầy đủ với Hoa Kỳ. Nhưng điều này không hề dễ dàng, vì quan hệ Nga - Mỹ hiện đã rơi xuống mức đáy sau diễn biến phức tạp vừa qua ở Ukraine, Syria.
Chính quyền mới tại Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ phải có những điều chỉnh nhất định trong Chiến lược Tái cân bằng chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương; nhất là Mỹ hiện phải đối mặt với một Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn, muốn tiến đến một cấu trúc đa cực mà ở đó Trung Quốc hay Nga sẽ trở thành những người chơi quan trọng, có thể cạnh tranh với Mỹ về vai trò toàn cầu cũng như trong các thiết chế quốc tế quan trọng như G-20.
Biến động chính trị mới đây tại Hàn Quốc, tính chất “khó đoán định” của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte hay vấn đề hạt nhân của Triều Tiên... sẽ là mối bận tâm lớn của Nhà Trắng.
Tân Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải ứng xử với một Trung Đông bất ổn với các điểm nóng ở Syria, Iraq, Yemen, Libya, giữa lúc quan hệ của Mỹ với nhiều đồng minh ở khu vực có chiều hướng xấu đi.
Chính sách nhập cư và vấn đề người tị nạn cũng đặt ra thách thức làm thế nào vừa thu hút nguồn lực có chất lượng cao đồng thời với việc kiểm soát chặt chẽ vấn đề an ninh, mà theo ông Trump nhấn mạnh nguy cơ đến từ lực lượng khủng bố bên ngoài là mối đe dọa an ninh quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, một bộ phận người nhập cư, người nước ngoài lao động và sinh sống tại Mỹ, du học sinh... đã thể hiện ý định và dự định kế hoạch rời nước Mỹ khi ông Trump đắc cử Tổng thống.
Liên quan đến quan hệ Việt - Mỹ
Đối với ông Trump, trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump hầu như không nói gì tới vấn đề an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương mà chủ yếu thể hiện quan điểm gay gắt của mình với Trung Quốc từ khía cạnh thương mại và tiền tệ. Về chính sách đối ngoại, trong các phiên tranh luận, ông Trump nhấn mạnh vào ưu tiên trước hết tới vấn đề của chính nước Mỹ, thay vì các đồng minh của Mỹ hay các vấn đề mà Washington không liên quan trực tiếp.
Tuy nhiên, hồi tháng 7 năm nay, Đảng Cộng hòa của Mỹ đã thông qua văn bản về cương lĩnh mới so với đại hội năm 2012 chỉ trích gay gắt Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Bản cương lĩnh chỉ rõ những hoạt động nạo vét, xây dựng cảng, đường băng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo vốn không tồn tại trước đó tại Biển Đông là yêu sách hết sức phi lý. Ông Trump không thể đi ngược lại những gì Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa đã khẳng định trước đó, nhưng với cá tính của Donald Trump, có thể sẽ có biên độ dao động lớn về chính sách với một số điều chỉnh nhất định.
Thời gian qua, dư luận nghiêng về việc mong bà Clinton thắng cử, vì như thế hy vọng sẽ có phần nào thuận cho quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Nay, dù ông Trump lên nắm quyền, điều đó không có tác động lớn ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Mỹ. Vì chính sách đối ngoại của Mỹ luôn nhắm tới chiến lược nâng cao vị thế đứng đầu thế giới của Hoa Kỳ, nó đã được định hình và không thể thay đổi trong một sớm một chiều được, có khác chỉ là cách thức thể hiện cụ thể với từng vấn đề, tác động đến quan hệ toàn cầu và những đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã để lại hậu quả nặng nề cho nước Mỹ, dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ chính trị, giữa các đảng của Mỹ. Nhiều người không thỏa mãn với đường lối chính sách hiện nay của Mỹ, và cho rằng Mỹ phải vượt qua hậu quả đó để khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ.
Chính vì thế dù bị chỉ trích, chê bai nhiều, nhưng ông Trump vẫn được sự ủng hộ của nhiều người Mỹ và được kỳ vọng là người có thể mang lại những nét mới trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay./.
TTCTTG (tổng hợp)