Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - Nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh, ổn định cho khu vực
- Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 9 2016 14:41
- Lượt xem: 2518
(TGAG)- Sau gần một năm bàn thảo, qua 7 vòng đàm phán các nước ASEAN đã nhất trí được với nhau về nội dung các thành tố chính của COC và được Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN thông qua tại cuộc họp AMM-45 ở Phnompenh (Campuchia) tháng 7-2011. Đồng thời các nước ASEAN đề nghị Trung Quốc cùng bàn bạc để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Thái độ của Trung Quốc đối với việc xây dựng COC có sự thay đổi thất thường. Trước Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 11-2011 ở Indonesia, Trung Quốc đã luôn phản đối việc xây dựng COC. Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tháng 7-2011 ở Phnompenh (Campuchia), Trung Quốc tuyên bố “chưa phải thời điểm để triển khai đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC, Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán với ASEAN về COC vào thời điểm thích hợp". Trước thái độ kiên quyết của các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 11-2011, Trung Quốc đã tỏ ý sẵn sàng trao đổi với các nước ASEAN về COC. Tuy nhiên, sau khi ASEAN thống nhất được nội dung các thành tố chính của COC thì Trung Quốc lại ngãng ra. Gần đây, cuộc họp ngày 16-7-2016 của đại diện lãnh đạo Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN tại khu vực Nội Mông được tổ chức để tiếp tục bàn về bộ quy tắc hành xử tại Biển Đông (COC) vốn vẫn đang trong quá trình đàm phán gián đoạn từ tháng 9-2013. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện liên quan đến Biển Đông giữa Philippin và Trung Quốc hôm 12-7-2016, theo đó các bên nhất trí tăng cường đàm phán trên những quy định sẵn có của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm thúc đẩy một nghị quyết giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Chẩn Dân dự kiến bản dự thảo quy tắc (COC) sẽ được đưa ra vào khoảng giữa năm 2017.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 28-29 và các hội nghị liên quan được tổ chức tại Lào, chiều 07-9-2016, Hội nghị đã ra Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị cấp cao 28-29. Tuyên bố khẳng định tại các Hội nghị cấp cao ASEAN 28-29, lãnh đạo các nước ASEAN đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn và xây dựng về định hướng trong tương lai của ASEAN; đề cập tới một loạt các vấn đề từ kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh, xây dựng cộng đồng, quan hệ đối nội, đối ngoại...
Đặc biệt nội dung tuyên bố có một phần riêng về Biển Đông, theo đó, các nhà lãnh đạo ASEAN tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây và đang diễn ra, đồng thời ghi nhận quan ngại của một số Bộ trưởng về việc tôn tạo, bồi đắp và sự gia tăng các hoạt động trái phép ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định sự cần thiết cần tăng cường lòng tin, kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt động, trong đó có việc tôn tạo, bồi đắp, có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Bên cạnh việc ghi nhận đà tiến triển và giai đoạn mới trong quá trình tham vấn, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng kêu gọi tất cả các bên khẩn trương làm việc nhằm sớm đạt được một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên (COC) hữu hiệu ở Biển Đông, trong đó bao gồm việc gia tăng tần suất họp ở cấp Quan chức cao cấp và Nhóm Công tác chung ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC; nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường nỗ lực nhằm đạt được tiến triển thực chất trong việc thực hiện đầy đủ DOC cũng như trong đàm phán thực chất để sớm thông qua COC, trong đó có việc sớm thông qua tài liệu cấu trúc COC và khung thời gian đạt được COC.
Như vậy, vấn đề xây dựng COC ở Biển Đông hiện nay vừa có thời cơ thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen. Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, trong điều kiện đó, cả ASEAN và Trung Quốc cần hết sức kiềm chế, kiên trì đàm phán, trên cơ sở đó làm tăng mặt đồng thuận, giảm điểm bất đồng để tìm tiếng nói chung trong giải quyết các vấn đề của khu vực nói chung, COC nói riêng. Đối với ASEAN, hơn lúc nào hết, cần phát huy nguyên tắc đồng thuận, tăng cường đoàn kết và thống nhất quan điểm của tất cả các nước thành viên về quyết tâm xây dựng COC, bởi nó không chỉ đáp ứng lợi ích của tất cả các thành viên của Hiệp hội, mà còn phù hợp với lợi ích của nhiều nước cả trong và ngoài khu vực./.
Thái độ của Trung Quốc đối với việc xây dựng COC có sự thay đổi thất thường. Trước Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 11-2011 ở Indonesia, Trung Quốc đã luôn phản đối việc xây dựng COC. Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tháng 7-2011 ở Phnompenh (Campuchia), Trung Quốc tuyên bố “chưa phải thời điểm để triển khai đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về COC, Trung Quốc sẽ tiến hành đàm phán với ASEAN về COC vào thời điểm thích hợp". Trước thái độ kiên quyết của các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 11-2011, Trung Quốc đã tỏ ý sẵn sàng trao đổi với các nước ASEAN về COC. Tuy nhiên, sau khi ASEAN thống nhất được nội dung các thành tố chính của COC thì Trung Quốc lại ngãng ra. Gần đây, cuộc họp ngày 16-7-2016 của đại diện lãnh đạo Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN tại khu vực Nội Mông được tổ chức để tiếp tục bàn về bộ quy tắc hành xử tại Biển Đông (COC) vốn vẫn đang trong quá trình đàm phán gián đoạn từ tháng 9-2013. Đây là phiên họp đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện liên quan đến Biển Đông giữa Philippin và Trung Quốc hôm 12-7-2016, theo đó các bên nhất trí tăng cường đàm phán trên những quy định sẵn có của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm thúc đẩy một nghị quyết giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Chẩn Dân dự kiến bản dự thảo quy tắc (COC) sẽ được đưa ra vào khoảng giữa năm 2017.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 28-29 và các hội nghị liên quan được tổ chức tại Lào, chiều 07-9-2016, Hội nghị đã ra Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị cấp cao 28-29. Tuyên bố khẳng định tại các Hội nghị cấp cao ASEAN 28-29, lãnh đạo các nước ASEAN đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn và xây dựng về định hướng trong tương lai của ASEAN; đề cập tới một loạt các vấn đề từ kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh, xây dựng cộng đồng, quan hệ đối nội, đối ngoại...
Đặc biệt nội dung tuyên bố có một phần riêng về Biển Đông, theo đó, các nhà lãnh đạo ASEAN tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây và đang diễn ra, đồng thời ghi nhận quan ngại của một số Bộ trưởng về việc tôn tạo, bồi đắp và sự gia tăng các hoạt động trái phép ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định sự cần thiết cần tăng cường lòng tin, kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt động, trong đó có việc tôn tạo, bồi đắp, có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Bên cạnh việc ghi nhận đà tiến triển và giai đoạn mới trong quá trình tham vấn, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng kêu gọi tất cả các bên khẩn trương làm việc nhằm sớm đạt được một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên (COC) hữu hiệu ở Biển Đông, trong đó bao gồm việc gia tăng tần suất họp ở cấp Quan chức cao cấp và Nhóm Công tác chung ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC; nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường nỗ lực nhằm đạt được tiến triển thực chất trong việc thực hiện đầy đủ DOC cũng như trong đàm phán thực chất để sớm thông qua COC, trong đó có việc sớm thông qua tài liệu cấu trúc COC và khung thời gian đạt được COC.
Như vậy, vấn đề xây dựng COC ở Biển Đông hiện nay vừa có thời cơ thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen. Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, trong điều kiện đó, cả ASEAN và Trung Quốc cần hết sức kiềm chế, kiên trì đàm phán, trên cơ sở đó làm tăng mặt đồng thuận, giảm điểm bất đồng để tìm tiếng nói chung trong giải quyết các vấn đề của khu vực nói chung, COC nói riêng. Đối với ASEAN, hơn lúc nào hết, cần phát huy nguyên tắc đồng thuận, tăng cường đoàn kết và thống nhất quan điểm của tất cả các nước thành viên về quyết tâm xây dựng COC, bởi nó không chỉ đáp ứng lợi ích của tất cả các thành viên của Hiệp hội, mà còn phù hợp với lợi ích của nhiều nước cả trong và ngoài khu vực./.
P.TTCTTG (tổng hợp)