Thực tiễn - kinh nghiệm
Từ nông dân thành chủ cơ sở lò rèn, sản xuất lưỡi xới nổi tiếng miền Tây
- Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 3 2018 19:44
- Lượt xem: 5314
(TGAG)- Đó là anh Trần Tấn An (sinh năm 1970, ngụ ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới), từ nông dân nòi, nay trở thành ông chủ Cơ sở lò rèn 5 An, chuyên gia công sản xuất lưỡi xới, lưỡi cắt rạ, nú xới, phục vụ nông nghiệp nổi tiếng miền Tây.
Cơ sơ nằm cách ngã 3 cựu hội phía Bắc An Hòa 1.500m, mỗi ngày nơi đây giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động làm việc không ngơi tay, với thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày.
Tới cơ sở sản xuất vào buổi sáng, hơn chục thanh niên mỗi người, mỗi việc hăng say làm, đập, cắt bên máy đỏ lửa, với tiếng búa, tiếng đe vang lên chan chát. Tiếp tôi, anh An chia sẻ: "Tôi vốn xuất thân từ nông dân, trình độ chưa tới lớp 5 trường làng, theo nghề cha truyền con nối làm lúa 2 vụ. 15 tuổi tập tành đi học nghề thợ rèn, khởi nghiệp từ nghề sản xuất dao, búa... Kể từ đó máu thợ rèn đã ngấm vào da thịt. Mê nghề, tôi từ từ nghiên cứu thấy bà con mình làm nông nghiệp nhu cầu lưỡi xới để sử dụng cho máy cắt, máy xới đất rất cao, nguyên liệu ngoại nhập quá đắt, sẵn có nghề tôi chuyển qua làm lưỡi xới".
Năm 2005, anh An thành lập Cơ sở lò rèn 5 An. Chập chững vào nghề, sản phẩm tiêu thụ rất ít, chỉ vài chục cái/ngày. Anh An phải mang sản phẩm tìm tới các cơ sở bán mày cày, máy cắt... giới thiệu, gặp gỡ nông dân quen biết quanh vùng chào hàng. Mấy năm sau lượng hàng bán tăng lên 100 cái/ngày. Anh An cho biết, để có thành phẩm lưỡi xới hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua 8 công đoạn khác nhau. Từ mua sắt về chặt, nung qua lửa đỏ, dặm lổ bù lon, đưa vô lửa đỏ nung, cán ra lưỡi, chặt cạnh, bẻ mỏ, mài. Tất cả đều làm theo dây chuyền, mỗi người một công đoạn nhịp nhàng. Cơ sở của anh còn góp phần đào tạo lao động có tay nghề ở địa phương. Anh cho biết: "Trước đây nung sắt bằng than, lao động phải được đào tạo học nghề vài năm mới làm được lành nghề, nay có máy móc hỗ trợ, đơn giản hơn lao động tới học 1 tháng là làm được".
Đến năm 2015, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, sản phẩm cơ sở chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng, nên có người giả mạo. Thấy vậy, cơ sở mới quyết định đi đăng ký thương hiệu. Anh An chia sẻ: "Ban đầu tôi chỉ lo làm sao để bán được nhiều, giữ vững chất lượng, thương hiệu không quan trọng. Sau nghe nhiều khách hàng thân quen cho biết hiện có một số sản phẩm giả mạo, đòi hỏi phải có thương hiệu, được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang giới thiệu, nên tôi đi đăng ký".
10 năm gầy dựng sản phẩm, từ ngày đầu tiên mày mò đi bán từng cái lưỡi xới, giới thiệu từng khách hàng, gần 10 năm duy trì và phát triển sản phẩm lưỡi xới 5 An đã có mặt khắp thị trường khu vực ĐBSCL, ra tận Hà Nội, Phan Rang, Phan Thiết... Đặc biệt, nhiều năm qua lưỡi xới 5 An đã xuất tiểu ngạch qua thị trường Campuchia. Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất hơn 2.000 lưỡi xới, tiêu thụ 4 tấn thép ngày, giá bán 15.000 -22.000 đồng/cái tùy kích cỡ 1,8 tấc, 2 tấc, 2,2 tấc.
Với phương châm không ngừng nâng cao, giữ vững chất lượng, nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Nhất là từ khi đăng ký thương hiệu, đóng dấu 5 An trên sản phẩm, cải tiến mẫu mã, sản phẩm ngày càng tạo tiếng vang, người tiêu dùng tin tưởng, dần dần số lượng tiêu thụ ngày càng nhiều hơn. Nếu như trước đây anh phải vất vả chào hàng, đi tìm thị trường thì nay tự khách hàng các tỉnh, thành phố tự tìm đến đặt hàng hoặc đặt hàng qua điện thoại. Đang tiếp tôi, vừa lúc đó, anh Nguyễn Thanh Nhàn, một khách hàng quen thuộc của cơ sở đổ xịch xe trước cửa, bước vào đặt hàng. Anh Nhàn cho biết: "Tôi quê ở xã Long Điền B (Chợ Mới) tới tỉnh Long An lập nghiệp từ năm 1995, canh tác hơn 1.000 công đất ruộng tới nay. Trên thị trường có nhiều sản phẩm lưỡi xới lắm, nhưng chất lượng không bảo đảm. Có khi máy vừa xới thì lưỡi đã cong queo. Nhiều năm sử dụng sản phẩm của 5 An chất lượng hơn hẳn các lò rèn khác, giá lại rẻ hơn, tôi rất tin tưởng, nên thường xuyên về mua 1 đợt 100-200 lưỡi xới".
Anh An cho biết: "Làm lưỡi xới thời điểm từ tháng 1 đến tháng 5 rất hút hàng, làm không đủ giao. Có tháng cao điểm giao 6.000 cái/ngày. Tới tháng 7, tháng 8 tiêu thụ chậm, tôi trữ lại kho". Tiêu thụ số lượng lớn đòi hỏi anh phải cải tiến cách làm. Ban đầu mới ra nghề lò rèn chỉ đốt bằng than, mãi tới tháng 4-2017, trong nhiều lần dạo trên mạng internet anh phát hiện ra giờ người ta đốt bằng điện, thế là anh mày mò đầu tư hơn 800 triệu đồng trang bị 12 máy phát điện, máy cán ép, thiết bị nung đỏ sắt bằng điện, rèn đơn giản hơn mà không phải tốn nhiều công sức. Theo anh An, năng suất như nhau nhưng chất lượng lại đồng đều hơn, không ô nhiễm môi trường, bớt nóng, an toàn lao động, đặc biệt tiết giảm chi phí. Nếu như đốt than tốn 40 triệu đồng, nay chỉ tốn tiền điện 30 triệu đồng/tháng, tăng lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.
Lưỡi xới đất 5 An được thiết kế phù hợp với nông nghiệp Việt Nam và Campuchia, dùng chung với máy xới cỏ, máy xới đất, đây là phụ tùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Lưỡi xới đất được khách hàng đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt. Sản phẩm được làm bởi vật liệu thép có khả năng chịu đàn hồi khi va đạp và chịu mài mòn cao đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của các loại máy nông nghiệp máy kéo, máy cầm tay. Sản phẩm được tính toán, giúp tăng khả năng chịu va đập, chịu uốn cao, ít cong vênh khi va phải vật cứng như sỏi, đá, gốc, rễ cây…
Cơ sơ nằm cách ngã 3 cựu hội phía Bắc An Hòa 1.500m, mỗi ngày nơi đây giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động làm việc không ngơi tay, với thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày.
Tới cơ sở sản xuất vào buổi sáng, hơn chục thanh niên mỗi người, mỗi việc hăng say làm, đập, cắt bên máy đỏ lửa, với tiếng búa, tiếng đe vang lên chan chát. Tiếp tôi, anh An chia sẻ: "Tôi vốn xuất thân từ nông dân, trình độ chưa tới lớp 5 trường làng, theo nghề cha truyền con nối làm lúa 2 vụ. 15 tuổi tập tành đi học nghề thợ rèn, khởi nghiệp từ nghề sản xuất dao, búa... Kể từ đó máu thợ rèn đã ngấm vào da thịt. Mê nghề, tôi từ từ nghiên cứu thấy bà con mình làm nông nghiệp nhu cầu lưỡi xới để sử dụng cho máy cắt, máy xới đất rất cao, nguyên liệu ngoại nhập quá đắt, sẵn có nghề tôi chuyển qua làm lưỡi xới".
Năm 2005, anh An thành lập Cơ sở lò rèn 5 An. Chập chững vào nghề, sản phẩm tiêu thụ rất ít, chỉ vài chục cái/ngày. Anh An phải mang sản phẩm tìm tới các cơ sở bán mày cày, máy cắt... giới thiệu, gặp gỡ nông dân quen biết quanh vùng chào hàng. Mấy năm sau lượng hàng bán tăng lên 100 cái/ngày. Anh An cho biết, để có thành phẩm lưỡi xới hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua 8 công đoạn khác nhau. Từ mua sắt về chặt, nung qua lửa đỏ, dặm lổ bù lon, đưa vô lửa đỏ nung, cán ra lưỡi, chặt cạnh, bẻ mỏ, mài. Tất cả đều làm theo dây chuyền, mỗi người một công đoạn nhịp nhàng. Cơ sở của anh còn góp phần đào tạo lao động có tay nghề ở địa phương. Anh cho biết: "Trước đây nung sắt bằng than, lao động phải được đào tạo học nghề vài năm mới làm được lành nghề, nay có máy móc hỗ trợ, đơn giản hơn lao động tới học 1 tháng là làm được".
Đến năm 2015, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, sản phẩm cơ sở chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng, nên có người giả mạo. Thấy vậy, cơ sở mới quyết định đi đăng ký thương hiệu. Anh An chia sẻ: "Ban đầu tôi chỉ lo làm sao để bán được nhiều, giữ vững chất lượng, thương hiệu không quan trọng. Sau nghe nhiều khách hàng thân quen cho biết hiện có một số sản phẩm giả mạo, đòi hỏi phải có thương hiệu, được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang giới thiệu, nên tôi đi đăng ký".
10 năm gầy dựng sản phẩm, từ ngày đầu tiên mày mò đi bán từng cái lưỡi xới, giới thiệu từng khách hàng, gần 10 năm duy trì và phát triển sản phẩm lưỡi xới 5 An đã có mặt khắp thị trường khu vực ĐBSCL, ra tận Hà Nội, Phan Rang, Phan Thiết... Đặc biệt, nhiều năm qua lưỡi xới 5 An đã xuất tiểu ngạch qua thị trường Campuchia. Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất hơn 2.000 lưỡi xới, tiêu thụ 4 tấn thép ngày, giá bán 15.000 -22.000 đồng/cái tùy kích cỡ 1,8 tấc, 2 tấc, 2,2 tấc.
Với phương châm không ngừng nâng cao, giữ vững chất lượng, nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Nhất là từ khi đăng ký thương hiệu, đóng dấu 5 An trên sản phẩm, cải tiến mẫu mã, sản phẩm ngày càng tạo tiếng vang, người tiêu dùng tin tưởng, dần dần số lượng tiêu thụ ngày càng nhiều hơn. Nếu như trước đây anh phải vất vả chào hàng, đi tìm thị trường thì nay tự khách hàng các tỉnh, thành phố tự tìm đến đặt hàng hoặc đặt hàng qua điện thoại. Đang tiếp tôi, vừa lúc đó, anh Nguyễn Thanh Nhàn, một khách hàng quen thuộc của cơ sở đổ xịch xe trước cửa, bước vào đặt hàng. Anh Nhàn cho biết: "Tôi quê ở xã Long Điền B (Chợ Mới) tới tỉnh Long An lập nghiệp từ năm 1995, canh tác hơn 1.000 công đất ruộng tới nay. Trên thị trường có nhiều sản phẩm lưỡi xới lắm, nhưng chất lượng không bảo đảm. Có khi máy vừa xới thì lưỡi đã cong queo. Nhiều năm sử dụng sản phẩm của 5 An chất lượng hơn hẳn các lò rèn khác, giá lại rẻ hơn, tôi rất tin tưởng, nên thường xuyên về mua 1 đợt 100-200 lưỡi xới".
Anh An cho biết: "Làm lưỡi xới thời điểm từ tháng 1 đến tháng 5 rất hút hàng, làm không đủ giao. Có tháng cao điểm giao 6.000 cái/ngày. Tới tháng 7, tháng 8 tiêu thụ chậm, tôi trữ lại kho". Tiêu thụ số lượng lớn đòi hỏi anh phải cải tiến cách làm. Ban đầu mới ra nghề lò rèn chỉ đốt bằng than, mãi tới tháng 4-2017, trong nhiều lần dạo trên mạng internet anh phát hiện ra giờ người ta đốt bằng điện, thế là anh mày mò đầu tư hơn 800 triệu đồng trang bị 12 máy phát điện, máy cán ép, thiết bị nung đỏ sắt bằng điện, rèn đơn giản hơn mà không phải tốn nhiều công sức. Theo anh An, năng suất như nhau nhưng chất lượng lại đồng đều hơn, không ô nhiễm môi trường, bớt nóng, an toàn lao động, đặc biệt tiết giảm chi phí. Nếu như đốt than tốn 40 triệu đồng, nay chỉ tốn tiền điện 30 triệu đồng/tháng, tăng lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.
Lưỡi xới đất 5 An được thiết kế phù hợp với nông nghiệp Việt Nam và Campuchia, dùng chung với máy xới cỏ, máy xới đất, đây là phụ tùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Lưỡi xới đất được khách hàng đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt. Sản phẩm được làm bởi vật liệu thép có khả năng chịu đàn hồi khi va đạp và chịu mài mòn cao đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của các loại máy nông nghiệp máy kéo, máy cầm tay. Sản phẩm được tính toán, giúp tăng khả năng chịu va đập, chịu uốn cao, ít cong vênh khi va phải vật cứng như sỏi, đá, gốc, rễ cây…
Cơ sở lò rèn 5 An, chuyên gia công sản xuất lưỡi xới, lưỡi cắt rạ, nú xới.
Địa chỉ: ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Điện thoại: 02963.884886-0917925558
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU