Thực tiễn - kinh nghiệm
Tân Châu: Áp dụng thành công các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- Được đăng: Thứ bảy, 15 Tháng 4 2017 18:55
- Lượt xem: 3444
(TGAG)- Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012-2020. Trong năm 2016, với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của Thị ủy, UBND thị xã, Tân Châu đã đạt nhiều thành tựu đáng trân trọng, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu nông sản của địa phương.
Hiện nay, thị xã Tân Châu đã quy hoạch được 6 vùng áp dụng công nghệ cao gồm: Vùng lúa chất lượng cao của 3 xã Long An, Tân An và Tân Thạnh; vùng rau màu của 2 xã Châu Phong, Long An; vùng trồng hoa kiểng của phường Long Phú và xã Phú Vĩnh; vùng xoài thơm Vĩnh Hòa; vùng chăn nuôi bò của 3 xã Vĩnh Hòa, Tân Thạnh và xã Châu Phong; vùng chăn nuôi thủy sản của xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Xương. Qua thực tế này, đầu tiên có thể khẳng định là nhờ vào sự quyết tâm đổi mới từ tư duy đến hành động của Ban lãnh đạo và các ngành chuyên môn của thị xã Tân Châu.
Lúa chất lượng cao
Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết: Trong năm qua, với sự nỗ lực của địa phương và sự hỗ trợ từ phía cấp tỉnh, đã kêu gọi các doanh nghiệp liên kết sản xuất, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Công ty CP Giống - Vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, Công ty CP Cá tra Việt Úc, Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang, Công ty nông sản VinaCam, Công ty CP XNK Thịnh Phú, Công ty CP đầu tư Vinh Phát, Công ty TNHH MTV TM-DV Phan Nam,... với mục tiêu quy hoạch vùng sản xuất tập trung, kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm chiến lược như lúa chất lượng cao, bắp lai, cá tra và các sản phẩm rau màu như đậu nành rau, bắp thu trái non, rau an toàn,… Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết, các mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm đối với các ngành hàng như rau an toàn, hoa kiểng, thủy sản, chăn nuôi, nấm ăn... trên địa bàn theo cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Đặc biệt là thực hiện các buổi gặp gỡ, kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các tiểu thương và người tiêu dùng nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết, hợp tác phát triển sản xuất và thương mại. Tạo điều kiện cho nông dân tham gia các hội chợ trưng bày sản phẩm để quảng bá các mặt hàng nông sản hiện có tại địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh - Vương Bình Thạnh khảo sát mô hình nhà lưới công nghệ cao tại cơ sở Út Nay (xã Phú Vĩnh)
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một lực lượng có vai trò nồng cốt, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao, đó là các cơ sở sản xuất và người nông dân. Cụ thể như cơ sở Út Nay: Từ nền tảng có sẵn của hơn 20 năm kinh nghiệm ươm giống, nên khi được hướng dẫn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì mô hình sớm thu hái được nhiều kết quả cao. Ông Lưu Văn Nhanh - Chủ cơ sở Út nay (xã Phú Vĩnh) chia sẻ: Từ năm 2015, cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình ứng dụng, đổi mới công nghệ theo Quyết định 538 của tỉnh, chúng tôi được đầu tư xây dựng từ nhà lưới lên hệ thống nhà màng, với diện tích 4.000 m2, trong đó có 30% kinh phí của chương trình - tương đương 340 triệu đồng. Từ nền tảng đó, đến nay, cơ sở đã mở rộng diện tích nhà màng lên 10.000 m2, đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: máy gieo hạt, máy trộn giá thể, hệ thống tưới phun sương,… Qua đây giúp giảm 30-50% công lao động, giảm hao hụt cây con từ 10% xuống còn 3% tại khâu gieo ươm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cơ sở.
Mô hình nuôi cá tra thương phẩm tại cồn Vĩnh Hòa của Công ty cổ phần Cá tra Việt Úc
Một điển hình khác, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa những định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân là dự án “Khôi phục và phát triển giống xoài thơm Vĩnh Hòa”. Từ thực tế, do cách trồng kiểu tự phát, chăm sóc kiểu truyền thống nên tuổi thọ cây thấp, sâu đục thân gây hại càng nhiều, ảnh hưởng năng suất, chất lượng dẫn đến giá cả không ổn định. Nhưng từ khi có dự án vào, giống xoài thơm Vĩnh Hòa đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Hiện nay, xã Vĩnh Hòa còn khoảng 600 cây xoài thơm đang phát triển và sinh trưởng tốt. UBND xã cũng đã vận động nông dân thành lập 01 Tổ hợp tác sản xuất xoài thơm Vĩnh Hòa. Ngoài ra, nông dân cũng đã tự ương giống từ hạt trồng được 840 cây/ 65 hộ với diện tích hơn 3 hécta được trồng phân tán quanh nhà, vườn tạp,… Thời gian tới sẽ tiếp tục vận động nông dân cải tạo vườn tạp để trồng xoài, dự kiến đến năm 2020 với diện tích phát triển là 20 - 30 hécta. Nói về những thuận lợi của Dự án nhân rộng giống xoài thơm theo hướng công nghệ cao, nông dân Nguyễn Phước Hồng – Tổ trưởng tổ xoài thơm Vĩnh Hòa cho biết: Lúc trước nông dân ở đây trồng xoài bằng hạt, trồng phân táng không; tuy nhiên sau khi có dự án của Sở khoa học công nghệ tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh hướng dẫn ghép bo cho nông dân, góp phần hạn chế thời gian sinh trưởng, trước kia cây xoài 5 năm mới có trái, nhưng mà hiện nay 3 năm là có trái và cho lợi nhuận cao. Đặc biệt từ năm 2013 đến nay, giá xoài tăng liên tục theo từng năm đến nay đã lên đến 50 ngàn đồng/1kg, do đó vừa tăng lợi nhuận cho nông dân, vừa duy trì nhân rộng giống xoài thơm đặc sản của địa phương.
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp là khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tân Châu. Do vậy, thời gian tới Thị xã Tân Châu sẽ tiếp tục thực hiện và phát triển 6 vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, đồng thời còn đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 10% diện tích ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 đạt 30% diện tích. Ông Nguyễn Anh Phương – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết thêm: Hiện nay Phòng kinh tế thị xã đã đặt hàng với Sở Khoa học và công nghệ để nghiên cứu ứng dụng đề tài “Xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái trên sông, kết hợp nghệ thuật đờn ca tài tử, tham quan các làng nghề và thưởng thức món ăn đặc sản tại Tân Châu"; vừa giới thiệu, vừa tiêu thụ được các mặt hàng đặc sản của địa phương; thực hiện một số giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu; các mô hình trồng nấm, trồng lan cắt cành, gieo tinh nhân tạo bò, mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo,… Nhân rộng các mô hình nhà màng, tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn thị xã.
Nhìn chung, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, cùng sự quyết tâm, sáng tạo trong những hoạch định, mục tiêu cụ thể; tin chắc rằng ngành nông nghiệp của thị xã Tân Châu sẽ vượt qua những khó khăn, trở ngại để hướng đến một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ toàn diện, vững mạnh. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương vùng đầu nguồn sông Tiền./.
Hiện nay, thị xã Tân Châu đã quy hoạch được 6 vùng áp dụng công nghệ cao gồm: Vùng lúa chất lượng cao của 3 xã Long An, Tân An và Tân Thạnh; vùng rau màu của 2 xã Châu Phong, Long An; vùng trồng hoa kiểng của phường Long Phú và xã Phú Vĩnh; vùng xoài thơm Vĩnh Hòa; vùng chăn nuôi bò của 3 xã Vĩnh Hòa, Tân Thạnh và xã Châu Phong; vùng chăn nuôi thủy sản của xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Xương. Qua thực tế này, đầu tiên có thể khẳng định là nhờ vào sự quyết tâm đổi mới từ tư duy đến hành động của Ban lãnh đạo và các ngành chuyên môn của thị xã Tân Châu.
Lúa chất lượng cao
Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết: Trong năm qua, với sự nỗ lực của địa phương và sự hỗ trợ từ phía cấp tỉnh, đã kêu gọi các doanh nghiệp liên kết sản xuất, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Công ty CP Giống - Vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, Công ty CP Cá tra Việt Úc, Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang, Công ty nông sản VinaCam, Công ty CP XNK Thịnh Phú, Công ty CP đầu tư Vinh Phát, Công ty TNHH MTV TM-DV Phan Nam,... với mục tiêu quy hoạch vùng sản xuất tập trung, kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm chiến lược như lúa chất lượng cao, bắp lai, cá tra và các sản phẩm rau màu như đậu nành rau, bắp thu trái non, rau an toàn,… Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết, các mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm đối với các ngành hàng như rau an toàn, hoa kiểng, thủy sản, chăn nuôi, nấm ăn... trên địa bàn theo cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Đặc biệt là thực hiện các buổi gặp gỡ, kết nối giữa nông dân với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các tiểu thương và người tiêu dùng nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết, hợp tác phát triển sản xuất và thương mại. Tạo điều kiện cho nông dân tham gia các hội chợ trưng bày sản phẩm để quảng bá các mặt hàng nông sản hiện có tại địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh - Vương Bình Thạnh khảo sát mô hình nhà lưới công nghệ cao tại cơ sở Út Nay (xã Phú Vĩnh)
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một lực lượng có vai trò nồng cốt, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao, đó là các cơ sở sản xuất và người nông dân. Cụ thể như cơ sở Út Nay: Từ nền tảng có sẵn của hơn 20 năm kinh nghiệm ươm giống, nên khi được hướng dẫn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì mô hình sớm thu hái được nhiều kết quả cao. Ông Lưu Văn Nhanh - Chủ cơ sở Út nay (xã Phú Vĩnh) chia sẻ: Từ năm 2015, cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình ứng dụng, đổi mới công nghệ theo Quyết định 538 của tỉnh, chúng tôi được đầu tư xây dựng từ nhà lưới lên hệ thống nhà màng, với diện tích 4.000 m2, trong đó có 30% kinh phí của chương trình - tương đương 340 triệu đồng. Từ nền tảng đó, đến nay, cơ sở đã mở rộng diện tích nhà màng lên 10.000 m2, đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: máy gieo hạt, máy trộn giá thể, hệ thống tưới phun sương,… Qua đây giúp giảm 30-50% công lao động, giảm hao hụt cây con từ 10% xuống còn 3% tại khâu gieo ươm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cơ sở.
Một điển hình khác, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa những định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân là dự án “Khôi phục và phát triển giống xoài thơm Vĩnh Hòa”. Từ thực tế, do cách trồng kiểu tự phát, chăm sóc kiểu truyền thống nên tuổi thọ cây thấp, sâu đục thân gây hại càng nhiều, ảnh hưởng năng suất, chất lượng dẫn đến giá cả không ổn định. Nhưng từ khi có dự án vào, giống xoài thơm Vĩnh Hòa đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Hiện nay, xã Vĩnh Hòa còn khoảng 600 cây xoài thơm đang phát triển và sinh trưởng tốt. UBND xã cũng đã vận động nông dân thành lập 01 Tổ hợp tác sản xuất xoài thơm Vĩnh Hòa. Ngoài ra, nông dân cũng đã tự ương giống từ hạt trồng được 840 cây/ 65 hộ với diện tích hơn 3 hécta được trồng phân tán quanh nhà, vườn tạp,… Thời gian tới sẽ tiếp tục vận động nông dân cải tạo vườn tạp để trồng xoài, dự kiến đến năm 2020 với diện tích phát triển là 20 - 30 hécta. Nói về những thuận lợi của Dự án nhân rộng giống xoài thơm theo hướng công nghệ cao, nông dân Nguyễn Phước Hồng – Tổ trưởng tổ xoài thơm Vĩnh Hòa cho biết: Lúc trước nông dân ở đây trồng xoài bằng hạt, trồng phân táng không; tuy nhiên sau khi có dự án của Sở khoa học công nghệ tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh hướng dẫn ghép bo cho nông dân, góp phần hạn chế thời gian sinh trưởng, trước kia cây xoài 5 năm mới có trái, nhưng mà hiện nay 3 năm là có trái và cho lợi nhuận cao. Đặc biệt từ năm 2013 đến nay, giá xoài tăng liên tục theo từng năm đến nay đã lên đến 50 ngàn đồng/1kg, do đó vừa tăng lợi nhuận cho nông dân, vừa duy trì nhân rộng giống xoài thơm đặc sản của địa phương.
Nông dân trồng xoài Đài Loan được mùa
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp là khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Tân Châu. Do vậy, thời gian tới Thị xã Tân Châu sẽ tiếp tục thực hiện và phát triển 6 vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, đồng thời còn đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 10% diện tích ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 đạt 30% diện tích. Ông Nguyễn Anh Phương – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết thêm: Hiện nay Phòng kinh tế thị xã đã đặt hàng với Sở Khoa học và công nghệ để nghiên cứu ứng dụng đề tài “Xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái trên sông, kết hợp nghệ thuật đờn ca tài tử, tham quan các làng nghề và thưởng thức món ăn đặc sản tại Tân Châu"; vừa giới thiệu, vừa tiêu thụ được các mặt hàng đặc sản của địa phương; thực hiện một số giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu; các mô hình trồng nấm, trồng lan cắt cành, gieo tinh nhân tạo bò, mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo,… Nhân rộng các mô hình nhà màng, tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn thị xã.
Nhìn chung, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, cùng sự quyết tâm, sáng tạo trong những hoạch định, mục tiêu cụ thể; tin chắc rằng ngành nông nghiệp của thị xã Tân Châu sẽ vượt qua những khó khăn, trở ngại để hướng đến một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ toàn diện, vững mạnh. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương vùng đầu nguồn sông Tiền./.
Bài, ảnh: Văn Phô