Phạm Văn Điển (1769-1842)- Tổng đốc thứ tư tỉnh An - Hà dưới thời nhà Nguyễn
- Được đăng: Chủ nhật, 03 Tháng 7 2016 15:48
- Lượt xem: 8087
(TGAG)- Phạm Văn Điển người ở huyện Phú Vĩnh, phủ Thừa Thiên (nay là huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế), lúc còn nhỏ đã có tài thao lược. Năm Quý Sửu (1793) một lòng quy phục theo Nguyễn Ánh, được giữ chức Phó Cai cơ. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, ông được giao quản lý tượng binh và thăng Thị tượng Vệ úy.
Minh Mạng năm thứ 5 (1824), Phạm Văn Điển được gia phong Tượng quân Thống chế, được tham gia bàn luận chính sự. Nhưng sau đó do kinh suất trong việc tiểu trừ giặc biển ở Thanh Hóa và kinh lý ở phủ Cam Lộ (Quảng Trị) nên bị mất chức, phải đến đài Trấn Hải để hết sức báo hiệu.
Năm Minh Mạng thứ 13, Phạm Văn Điển được khôi phục Phó Vệ úy, thăng Lãnh binh tỉnh Hưng Hóa. Do có công đánh phá giặc thổ phỉ lấy lại được thành Lâm Thao và giải vây thành Hưng Hóa, Phạm Văn Điển được thăng thự Thống chế Đề đốc liễu bộ quân vụ phái đến Thái Nguyên đánh dẹp thổ phỉ đang hoành hành tại đó.
Năm 1833, các cuộc nổi loạn nổ ra từ Bắc chí Nam do Lê Văn Khôi khởi xướng, được cớ cầu viện của giặc Khôi, nước Xiêm huy động lực lượng quân đội lớn đánh vào đất nước ta và Chân Lạp theo năm hướng (Hà Tiên, An Giang, Nam Vang, Quảng Trị, Trấn Ninh) gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn và kéo dài.
Tháng 2 năm 1834, bọn thổ trù ở Trấn Ninh (Nghệ An) làm phản, viện quân nước Xiêm sang giúp sức. Lúc bấy giờ, Nguyễn Văn Xuân làm Kinh lược đại sứ, Phạm Văn Điển là phó, khi đến Phủ Lật, gặp quân Xiêm kéo đến rất nhiều, quân lính thấy thế sợ hãi. Phạm Văn Điển động viên tướng sĩ với ý chí chiến đấu rất cao: Quân giặc nhiều, quân ta ít, nếu không kịp đánh ngay, bị giặc nhân thế nhiều quân mà đánh được ta. Bèn thân đốc tướng sĩ đánh trống, reo hò tiến lên, cố chết để đánh, giặc tan vỡ cả, quân triều đình nhân thế thắng đuổi đến cùng, thẳng đến cõi đất Xiêm, chém được một đại tướng của Xiêm ngay tại trận, bắt được đầu mục và thu được khí giới rất nhiều. Phi Nhã Chất Tri đốt trại bỏ trốn. Vua Minh Mạng rất khen ngợi, ông được phong Thống chế.
Tháng 7 năm 1834, Tri châu Bảo Lạc là Nông Văn Vân (anh rễ Lê Văn Khôi) họp Thổ Man giữ phố Vân Trung làm phản, vây hãm thành tỉnh Cao Bằng, lại quấy nhiễu tỉnh Lạng Sơn, các đạo quân Thái Nguyên, Tuyên Quang đem quân đánh vẫn bị thua, nhân dân Bắc Thành sợ hãi, nhân tâm náo động.
Vua Minh Mạng cho huy động một lúc ba đạo quân từ: 1)Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Lê Văn Đức làm Tổng tiễu bộ Tuyên Quang thổ phỉ quân vụ, Thống chế Phạm Văn Điển được bổ Đề đốc quân vụ chỉ huy đạo quân từ Tuyên Quang đánh lên Vân Trung; 2) Tổng đốc Nghệ An - Hà Tĩnh là Tạ Quang Cự làm tổng thống Lạng Bình quân vụ đại thần, Nguyễn Tiến Lâm làm Tham tán chỉ huy đạo quân từ Cao Bằng tiến lên Vân Trung; 3) Thống đốc Ninh Thái Nguyễn Đình Phổ, thự đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ làm Tham tán chỉ huy đạo quân từ Thái Nguyên tiến lên Vân Trung.
Ba cánh quân triều đình cùng ra sức tấn công dồn dập suốt 7 tháng (từ tháng 9/1834 đến tháng 3/1835) nhằm đạt mục tiêu đề ra chiếm lại Vân Trung, tiêu diệt Nông Văn Vân, ổn định chính trị- xã hội các tỉnh biên giới phía Bắc. Cuối cùng cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở Cao Bằng bị dẹp tan. Nông Văn Vân bị bộ tướng của Phan Văn Điển là Nguyễn Văn Quyền đốt cháy trong khu rừng lớn xã Ân Quang, an ninh vùng biên giới phía Bắc được ổn định. Tin thắng trận báo về triều, vua Minh Mạng cả mừng dụ rằng: “Thủ nghịch Nông Văn Vân đã từng giết hại quan lại, làm khổ dân chúng, tội ác rất lớn, trời đất không dung. Nay kẻ có tội đã bắt được, bờ cõi yên lặng chính có thể kéo quân về, sớm cùng uống rượu mừng quân về đến nơi”1.
Do lập được công lớn, Phạm Văn Điển được tấn phong Tín Vũ Bá, Đô thống Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Năm 1836, lĩnh chức Tổng đốc Thanh Hóa. Đến năm 1838, Phạm Văn Điển được khắc vào bia Võ công, đặt trước sân Võ Miếu.
Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), Phạm Văn Điển được triệu về kinh, phong tước Tín Vũ Hầu và chỉ huy xây sửa kinh thành Huế, sửa lăng Cơ Thánh (Lăng Nguyễn Phúc Luân - cha vua Gia Long). Mùa đông năm 1840, Phạm Văn Điển sung Trấn Tây kinh lược đại thần, cùng quân thứ Trương Minh Giảng hội bàn việc quân.
Tháng 3 năm 1841 (Thiệu Trị năm thứ 1), Phạm Văn Điển được bổ nhiệm Tổng đốc An Hà thay Dương Văn Phong bị cách chức trước đó, ông cùng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Công Nhàn chia quân tiến đánh phá giặc Lâm Sâm ở phủ Lạc Hóa (Trà Vinh). Đây là cuộc nổi loạn lớn và kéo dài trong nội địa ở vùng Hậu Giang lúc bấy giờ.
Năm 1842, Tổng đốc Phạm Văn Điển và Đô đốc Nguyễn Công Nhàn dùng quân ít lại thắng đặng quân Xiêm xâm lược đông gắp bội trên kinh Vĩnh Tế, ở Hà Âm và vùng Thất Sơn, đẩy lùi quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi. Vua Thiệu Trị khen: “Phạm Văn Điển đem có 5000 quân, giết được 20.000 giặc, không đầy 3 khắc lấy được 8 đồn, bêu đầu 7 tướng giặc ở trận, giết hơn 1.000 quân giặc, tài dẹp giặc như thế thật là ít thấy”2.
Ngày 27 tháng 3 năm Nhâm Dần (nhằm ngày 07/5/1842), Phạm Văn Điển bị bệnh và chết tại quân thứ vùng Thất Sơn. Vua Thiệu Trị và triều đình thương tiếc, vua gia tặng Đặc tiến Tráng Vũ tướng quân Tả quân Đô thống, Chưởng phủ sự. Cho đưa linh cửu về quê an táng.
Đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), Phạm Văn Điển được đưa vào thờ ở đền Hiền Lương. Hiện nay Phạm Văn Điển được thờ cúng tại Phạm Tộc Từ Đường, thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Cuộc đời võ tướng của Phạm Văn Điển có hai chiến công hiển hách là dẹp tan cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở Cao Bằng và đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm giữ vững biên cương Tây Nam tổ quốc./.
Trần Văn Đông
1. Cao Xuân Dục, Đại Nam chính biên liệt truyện, NXB Văn học- 2004, trang 304.
2. Đại Nam thực lục chính biên tập XXIV, NXB Khoa học, Hà nội-1971, trang 81.
Tài liệu tham khảo:
1. Cao Xuân Dục, Đại Nam chính biên liệt truyện, NXB Văn học- 2004.
2. Đại Nam thực lục chính biên tập XXIV, NXB Khoa học, Hà nội-1971.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 1, NXB Thuận Hóa Huế-1992.
4. Quốc triều chính biên toát yếu, NXB Thuận Hóa- 1998.
5. Minh Mạng chính yếu, NXB Thuận Hóa- 2010.
Minh Mạng năm thứ 5 (1824), Phạm Văn Điển được gia phong Tượng quân Thống chế, được tham gia bàn luận chính sự. Nhưng sau đó do kinh suất trong việc tiểu trừ giặc biển ở Thanh Hóa và kinh lý ở phủ Cam Lộ (Quảng Trị) nên bị mất chức, phải đến đài Trấn Hải để hết sức báo hiệu.
Năm Minh Mạng thứ 13, Phạm Văn Điển được khôi phục Phó Vệ úy, thăng Lãnh binh tỉnh Hưng Hóa. Do có công đánh phá giặc thổ phỉ lấy lại được thành Lâm Thao và giải vây thành Hưng Hóa, Phạm Văn Điển được thăng thự Thống chế Đề đốc liễu bộ quân vụ phái đến Thái Nguyên đánh dẹp thổ phỉ đang hoành hành tại đó.
Năm 1833, các cuộc nổi loạn nổ ra từ Bắc chí Nam do Lê Văn Khôi khởi xướng, được cớ cầu viện của giặc Khôi, nước Xiêm huy động lực lượng quân đội lớn đánh vào đất nước ta và Chân Lạp theo năm hướng (Hà Tiên, An Giang, Nam Vang, Quảng Trị, Trấn Ninh) gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn và kéo dài.
Tháng 2 năm 1834, bọn thổ trù ở Trấn Ninh (Nghệ An) làm phản, viện quân nước Xiêm sang giúp sức. Lúc bấy giờ, Nguyễn Văn Xuân làm Kinh lược đại sứ, Phạm Văn Điển là phó, khi đến Phủ Lật, gặp quân Xiêm kéo đến rất nhiều, quân lính thấy thế sợ hãi. Phạm Văn Điển động viên tướng sĩ với ý chí chiến đấu rất cao: Quân giặc nhiều, quân ta ít, nếu không kịp đánh ngay, bị giặc nhân thế nhiều quân mà đánh được ta. Bèn thân đốc tướng sĩ đánh trống, reo hò tiến lên, cố chết để đánh, giặc tan vỡ cả, quân triều đình nhân thế thắng đuổi đến cùng, thẳng đến cõi đất Xiêm, chém được một đại tướng của Xiêm ngay tại trận, bắt được đầu mục và thu được khí giới rất nhiều. Phi Nhã Chất Tri đốt trại bỏ trốn. Vua Minh Mạng rất khen ngợi, ông được phong Thống chế.
Tháng 7 năm 1834, Tri châu Bảo Lạc là Nông Văn Vân (anh rễ Lê Văn Khôi) họp Thổ Man giữ phố Vân Trung làm phản, vây hãm thành tỉnh Cao Bằng, lại quấy nhiễu tỉnh Lạng Sơn, các đạo quân Thái Nguyên, Tuyên Quang đem quân đánh vẫn bị thua, nhân dân Bắc Thành sợ hãi, nhân tâm náo động.
Vua Minh Mạng cho huy động một lúc ba đạo quân từ: 1)Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Lê Văn Đức làm Tổng tiễu bộ Tuyên Quang thổ phỉ quân vụ, Thống chế Phạm Văn Điển được bổ Đề đốc quân vụ chỉ huy đạo quân từ Tuyên Quang đánh lên Vân Trung; 2) Tổng đốc Nghệ An - Hà Tĩnh là Tạ Quang Cự làm tổng thống Lạng Bình quân vụ đại thần, Nguyễn Tiến Lâm làm Tham tán chỉ huy đạo quân từ Cao Bằng tiến lên Vân Trung; 3) Thống đốc Ninh Thái Nguyễn Đình Phổ, thự đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ làm Tham tán chỉ huy đạo quân từ Thái Nguyên tiến lên Vân Trung.
Ba cánh quân triều đình cùng ra sức tấn công dồn dập suốt 7 tháng (từ tháng 9/1834 đến tháng 3/1835) nhằm đạt mục tiêu đề ra chiếm lại Vân Trung, tiêu diệt Nông Văn Vân, ổn định chính trị- xã hội các tỉnh biên giới phía Bắc. Cuối cùng cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở Cao Bằng bị dẹp tan. Nông Văn Vân bị bộ tướng của Phan Văn Điển là Nguyễn Văn Quyền đốt cháy trong khu rừng lớn xã Ân Quang, an ninh vùng biên giới phía Bắc được ổn định. Tin thắng trận báo về triều, vua Minh Mạng cả mừng dụ rằng: “Thủ nghịch Nông Văn Vân đã từng giết hại quan lại, làm khổ dân chúng, tội ác rất lớn, trời đất không dung. Nay kẻ có tội đã bắt được, bờ cõi yên lặng chính có thể kéo quân về, sớm cùng uống rượu mừng quân về đến nơi”1.
Do lập được công lớn, Phạm Văn Điển được tấn phong Tín Vũ Bá, Đô thống Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự, gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Năm 1836, lĩnh chức Tổng đốc Thanh Hóa. Đến năm 1838, Phạm Văn Điển được khắc vào bia Võ công, đặt trước sân Võ Miếu.
Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), Phạm Văn Điển được triệu về kinh, phong tước Tín Vũ Hầu và chỉ huy xây sửa kinh thành Huế, sửa lăng Cơ Thánh (Lăng Nguyễn Phúc Luân - cha vua Gia Long). Mùa đông năm 1840, Phạm Văn Điển sung Trấn Tây kinh lược đại thần, cùng quân thứ Trương Minh Giảng hội bàn việc quân.
Tháng 3 năm 1841 (Thiệu Trị năm thứ 1), Phạm Văn Điển được bổ nhiệm Tổng đốc An Hà thay Dương Văn Phong bị cách chức trước đó, ông cùng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Công Nhàn chia quân tiến đánh phá giặc Lâm Sâm ở phủ Lạc Hóa (Trà Vinh). Đây là cuộc nổi loạn lớn và kéo dài trong nội địa ở vùng Hậu Giang lúc bấy giờ.
Năm 1842, Tổng đốc Phạm Văn Điển và Đô đốc Nguyễn Công Nhàn dùng quân ít lại thắng đặng quân Xiêm xâm lược đông gắp bội trên kinh Vĩnh Tế, ở Hà Âm và vùng Thất Sơn, đẩy lùi quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi. Vua Thiệu Trị khen: “Phạm Văn Điển đem có 5000 quân, giết được 20.000 giặc, không đầy 3 khắc lấy được 8 đồn, bêu đầu 7 tướng giặc ở trận, giết hơn 1.000 quân giặc, tài dẹp giặc như thế thật là ít thấy”2.
Ngày 27 tháng 3 năm Nhâm Dần (nhằm ngày 07/5/1842), Phạm Văn Điển bị bệnh và chết tại quân thứ vùng Thất Sơn. Vua Thiệu Trị và triều đình thương tiếc, vua gia tặng Đặc tiến Tráng Vũ tướng quân Tả quân Đô thống, Chưởng phủ sự. Cho đưa linh cửu về quê an táng.
Đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), Phạm Văn Điển được đưa vào thờ ở đền Hiền Lương. Hiện nay Phạm Văn Điển được thờ cúng tại Phạm Tộc Từ Đường, thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Cuộc đời võ tướng của Phạm Văn Điển có hai chiến công hiển hách là dẹp tan cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân ở Cao Bằng và đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm giữ vững biên cương Tây Nam tổ quốc./.
Trần Văn Đông
Hội Khoa học lịch sử An Giang
_____________1. Cao Xuân Dục, Đại Nam chính biên liệt truyện, NXB Văn học- 2004, trang 304.
2. Đại Nam thực lục chính biên tập XXIV, NXB Khoa học, Hà nội-1971, trang 81.
Tài liệu tham khảo:
1. Cao Xuân Dục, Đại Nam chính biên liệt truyện, NXB Văn học- 2004.
2. Đại Nam thực lục chính biên tập XXIV, NXB Khoa học, Hà nội-1971.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 1, NXB Thuận Hóa Huế-1992.
4. Quốc triều chính biên toát yếu, NXB Thuận Hóa- 1998.
5. Minh Mạng chính yếu, NXB Thuận Hóa- 2010.