Thực tiễn - kinh nghiệm
Tri Tôn hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer
- Được đăng: Thứ tư, 04 Tháng 10 2023 22:59
- Lượt xem: 851
(TUAG)- Để giúp phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn đã tập trung triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc còn khó khăn trên địa bàn như: Giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi.v.v.. và từ những chính sách hỗ trợ này, nhiều hộ đồng bào dân tộc thuộc diện khó khăn trên địa bàn huyện có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.
Là huyện nghèo với trên 34% dân số là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại 10/15 xã, thị trấn. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc chiếm khá cao trên tổng số hộ nghèo của huyện. Chính vì vậy, việc làm sao tận dụng, phát huy tốt nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ, chương trình mục tiêu quốc gia… để giúp những gia đình dân tộc Khmer còn khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo luôn được cả hệ thống chính trị huyện Tri Tôn đặc biệt quan tâm.
Với mục tiêu là hỗ trợ cho hội viên, nông dân nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng có điều kiện phát triển kinh tế, thời gian qua, thông qua Hội Nông dân huyện, các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân dân tộc Khmer đã được triển khai trên địa bàn và đã giúp nhiều nông dân là đồng bào dân tộc vươn lên trong cuộc sống.
Ông Chau Kim Son - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tri Tôn chia sẻ “Qua thời gian triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, các đề án, dự án do trung ương, tỉnh đầu tư về cho Tri Tôn liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Hội nông dân huyện đã triển khai đến các xã thị trấn, đặc biệt là những địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Phối hợp các ngành tổ chức các lớp dạy nghề, hỗ trợ các phương tiện sản xuất như máy đánh đường, máy phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, máy trôn hồ, hàn tiện, và các loại máy khác để tạo công ăn việc làm cho nông dân nông thôn. Giúp họ cải thiện cuộc sống, giải quyết việc làm tại chỗ, tạo điều kiện giảm bớt một phần khó khăn đời sống gia đình”.
Tặng máy trộn bê tông cho bà con người dân tộc Khmer
Được sự hỗ trợ của Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ Hợp tác xã miền Nam đã trao tặng: 06 máy trộn bê tông, 10 máy đánh đường thốt nốt bằng máy phát, 13 máy phun xịt xoài, 15 máy may, 15 máy phun xịt lúa và 15 máy hàn tiện cho 74 hộ nông dân có hoàn cảnh khóa khăn tại các xã: Châu Lăng, Ô Lâm và An Tức với tổng kinh phí 520 triệu đồng; thông qua dự án “Nâng cao lợi ích từ sản phẩm và tiêu thụ đường thốt nốt cho đồng bào Khmer tỉnh An Giang”, đã hỗ trợ 30 máy đánh đường thốt nốt cho 30 hộ tham gia thực hiện dự án tại xã: Ô Lâm, Núi Tô, Châu Lăng, An Tức, Lê Trì với số tiền 180 triệu đồng do tổ chức phát triển nguồn nhân lực Châu Á (AsiaDRHHA) tài trợ…
Được hỗ trợ máy đánh đường, Bà Néang Sa Von - nông dân xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, chia sẻ: “Từ lúc chưa có máy đánh đường, công đoạn làm ra sản phẩm rất cực, phải đánh bằng tay 2 tiếng đồng hồ. Bây giờ có máy, bớt cực, thời gian đánh cũng nhanh hơn chừng nữa tiếng đồng hồ, rất đỡ mệt. tôi cám ơn nhà nước nhiều”.
Hay ông Chau Nghinh, nông dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn được hỗ trợ máy phun xịt xoài vào cuối năm 2022, nhờ có chiếc máy ông đã làm công việc xịt xoài thuê cho người dân quanh vùng, kiếm thêm thu nhập. Ông cho biết “có cái máy, mỗi ngày người ta mướn xịt xoài, bình quân mỗi vườn làm từ 1 đến 2 ngày có thề kiếm thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, tùy vườn lớn nhỏ. Thu nhập cũng khá ổn định so với trước đây không có máy phun xịt, thu nhập rất bấp bênh mà không được nhiều như vậy".
Ngoài ra, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Tri Tôn đã triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ bò bản địa sinh sản cho hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer” tại xã Ô Lâm với 24 hộ, tổng kinh phí 357.600.000 đồng, do Trung ương Hội Nông dân hỗ trợ; phối hợp các ngành, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện tổ chức 301 cuộc hội thảo cho 11.214 lượt hội viên, nông dân tại 15 xã - thị trấn. Qua đó đã giới thiệu thí điểm mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời phun tưới tự động cho vườn chúc ăn trái tại xã Núi Tô với diện tích 0,13 ha do dự án PEER tài trợ; lắp đặt phun tưới vườn xoài tại xã Ô Lâm; Hướng dẫn và hỗ trợ 01 nông dân xã Châu Lăng xây dựng mô hình tưới vườn tự động điều khiển từ xa qua điện thoại di động; hỗ trợ cho dự án xây dựng được thương hiệu đường thốt nốt tại địa phương và 02 điểm dừng chân tại xã Ô Lâm và Lương Phi với tổng kinh phí 150 triệu đồng.
Tặng máy đánh đường cho bà con người dân tộc Khmer
Với các chương trình, dự án triển khai đạt hiệu quả cao thời gian qua, thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò của mình để ngày càng có nhiều hội viên nông dân dân tộc Khmer thụ hưởng từ các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn.
Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với huyện Tri Tôn, từ các chính sách triển khai trên địa bàn góp phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn huyện. Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm thoát nghèo của bà con đồng bào dân tộc đã giúp kinh tế vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ngày một phát triển, đời sống bà con dân tộc ngày một tốt hơn, qua đó góp phần giúp huyện Tri Tôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer, giữ gìn tốt khối đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương.
Là huyện nghèo với trên 34% dân số là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại 10/15 xã, thị trấn. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc chiếm khá cao trên tổng số hộ nghèo của huyện. Chính vì vậy, việc làm sao tận dụng, phát huy tốt nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ, chương trình mục tiêu quốc gia… để giúp những gia đình dân tộc Khmer còn khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo luôn được cả hệ thống chính trị huyện Tri Tôn đặc biệt quan tâm.
Với mục tiêu là hỗ trợ cho hội viên, nông dân nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng có điều kiện phát triển kinh tế, thời gian qua, thông qua Hội Nông dân huyện, các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân dân tộc Khmer đã được triển khai trên địa bàn và đã giúp nhiều nông dân là đồng bào dân tộc vươn lên trong cuộc sống.
Ông Chau Kim Son - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tri Tôn chia sẻ “Qua thời gian triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, các đề án, dự án do trung ương, tỉnh đầu tư về cho Tri Tôn liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer. Hội nông dân huyện đã triển khai đến các xã thị trấn, đặc biệt là những địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Phối hợp các ngành tổ chức các lớp dạy nghề, hỗ trợ các phương tiện sản xuất như máy đánh đường, máy phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, máy trôn hồ, hàn tiện, và các loại máy khác để tạo công ăn việc làm cho nông dân nông thôn. Giúp họ cải thiện cuộc sống, giải quyết việc làm tại chỗ, tạo điều kiện giảm bớt một phần khó khăn đời sống gia đình”.
Tặng máy trộn bê tông cho bà con người dân tộc Khmer
Được sự hỗ trợ của Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ Hợp tác xã miền Nam đã trao tặng: 06 máy trộn bê tông, 10 máy đánh đường thốt nốt bằng máy phát, 13 máy phun xịt xoài, 15 máy may, 15 máy phun xịt lúa và 15 máy hàn tiện cho 74 hộ nông dân có hoàn cảnh khóa khăn tại các xã: Châu Lăng, Ô Lâm và An Tức với tổng kinh phí 520 triệu đồng; thông qua dự án “Nâng cao lợi ích từ sản phẩm và tiêu thụ đường thốt nốt cho đồng bào Khmer tỉnh An Giang”, đã hỗ trợ 30 máy đánh đường thốt nốt cho 30 hộ tham gia thực hiện dự án tại xã: Ô Lâm, Núi Tô, Châu Lăng, An Tức, Lê Trì với số tiền 180 triệu đồng do tổ chức phát triển nguồn nhân lực Châu Á (AsiaDRHHA) tài trợ…
Được hỗ trợ máy đánh đường, Bà Néang Sa Von - nông dân xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, chia sẻ: “Từ lúc chưa có máy đánh đường, công đoạn làm ra sản phẩm rất cực, phải đánh bằng tay 2 tiếng đồng hồ. Bây giờ có máy, bớt cực, thời gian đánh cũng nhanh hơn chừng nữa tiếng đồng hồ, rất đỡ mệt. tôi cám ơn nhà nước nhiều”.
Hay ông Chau Nghinh, nông dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn được hỗ trợ máy phun xịt xoài vào cuối năm 2022, nhờ có chiếc máy ông đã làm công việc xịt xoài thuê cho người dân quanh vùng, kiếm thêm thu nhập. Ông cho biết “có cái máy, mỗi ngày người ta mướn xịt xoài, bình quân mỗi vườn làm từ 1 đến 2 ngày có thề kiếm thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, tùy vườn lớn nhỏ. Thu nhập cũng khá ổn định so với trước đây không có máy phun xịt, thu nhập rất bấp bênh mà không được nhiều như vậy".
Ngoài ra, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Tri Tôn đã triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ bò bản địa sinh sản cho hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer” tại xã Ô Lâm với 24 hộ, tổng kinh phí 357.600.000 đồng, do Trung ương Hội Nông dân hỗ trợ; phối hợp các ngành, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện tổ chức 301 cuộc hội thảo cho 11.214 lượt hội viên, nông dân tại 15 xã - thị trấn. Qua đó đã giới thiệu thí điểm mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời phun tưới tự động cho vườn chúc ăn trái tại xã Núi Tô với diện tích 0,13 ha do dự án PEER tài trợ; lắp đặt phun tưới vườn xoài tại xã Ô Lâm; Hướng dẫn và hỗ trợ 01 nông dân xã Châu Lăng xây dựng mô hình tưới vườn tự động điều khiển từ xa qua điện thoại di động; hỗ trợ cho dự án xây dựng được thương hiệu đường thốt nốt tại địa phương và 02 điểm dừng chân tại xã Ô Lâm và Lương Phi với tổng kinh phí 150 triệu đồng.
Tặng máy đánh đường cho bà con người dân tộc Khmer
Với các chương trình, dự án triển khai đạt hiệu quả cao thời gian qua, thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò của mình để ngày càng có nhiều hội viên nông dân dân tộc Khmer thụ hưởng từ các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn.
Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với huyện Tri Tôn, từ các chính sách triển khai trên địa bàn góp phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn huyện. Với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm thoát nghèo của bà con đồng bào dân tộc đã giúp kinh tế vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ngày một phát triển, đời sống bà con dân tộc ngày một tốt hơn, qua đó góp phần giúp huyện Tri Tôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer, giữ gìn tốt khối đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương.
Châu Phong