Thực tiễn - kinh nghiệm
Người cựu chiến binh xứng danh “Bộ đội cụ Hồ”
- Được đăng: Thứ năm, 20 Tháng 5 2021 14:49
- Lượt xem: 1737
(TUAG)- Anh Trịnh Tấn Tài, được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Nối tiếp truyền thống người cha tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ, bị địch bắt tù đày Côn Đảo; người mẹ tham gia cách mạng làm giao liên, bị địch bắt giam hết nhà tù này đến khám giam khác, được Nhà nước phong tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Anh Trịnh Tấn Tài đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng.
Năm 1964, mới 16 tuổi anh đã hăng hái xung phong tòng quân vào Tỉnh đội Sóc Trăng, với phong cách nhanh nhẹn, chịu khó học hỏi, nhất là lòng trung thành, anh được tổ chức phân công làm bảo vệ cho lãnh đạo cấp cao như chú Lưu Khánh Đức - Tỉnh đội trưởng Sóc Trăng, chú Lưu Khánh Đức được rút về Quân khu 9, anh tiếp tục theo bảo vệ. Sau đó, anh bảo vệ chú Đồng Văn Cống (Chín Hồng) - Tư lệnh Quân khu 9 và chú Lê Đức Anh (Sáu Nam) - Tư lệnh Quân khu 9.
Đến năm 1970, anh Trịnh Tấn Tài được tổ chức phân công làm Chính trị viên Đại đội 6 Anh hùng, thuộc Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 2, Sư đoàn 4, Quân khu 9. Anh đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, nhất là tham gia cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.
Sau ngày thống nhất đất nước, anh tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc trên chiến trường K với cấp bậc Thượng úy, chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 2, Sư đoàn 4, Quân khu 9, đến cuối năm 1981.
Đầu năm 1982, anh được chuyển công tác về Huyện ủy Châu Phú với nhiệm vụ là Phó Ban Tổ chức Huyện ủy, sau đó anh được Huyện ủy Châu Phú điều động giữ nhiệm vụ Bí thư Chi bộ xã Đào Hữu Cảnh, rồi chuyển công tác về huyện làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện và Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Ở cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhất là thời gian dài 9 năm, từ năm 1988 đến năm 1996 anh làm Bí thư Chi bộ xã Đào Hữu Cảnh, anh đã để lại nhiều dấu ấn cho Nhân dân xã Đào Hữu Cảnh trong việc làm thủy lợi nội đồng, đào kênh xả phèn, dẫn nước ngọt cho dân làm hoa màu, đậu, mè, dưa hấu, nhất là bắp lai DK 888; xây dựng cầu, làm lộ để giải quyết vấn đề giao thông đi lại và phát triển công tác giáo dục, tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ sau nối tiếp.
Trong tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, anh may mắn được trở về nhà, nhưng thân thể anh vẫn còn nhiều vết sẹo là chứng tích của chiến tranh, với giấy chứng nhận thương binh hạng 4/4. Với những thành tích vẻ vang, anh được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: 01 Huân chương chiến công hạng Ba, 01 Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, 4 Huân chương niên hạng Nhất, Nhì, Ba; 4 Kỷ niệm chương gồm: 01 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đấu tranh giai cấp, 01 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp dân vận, 01 Kỷ niệm chương cựu chiến binh Việt Nam, 01 kỷ niệm chương Trung đoàn Lộc Ninh; 3 Danh hiệu dũng sĩ quyết thắng trong kháng chiến chống Mỹ; 4 Danh hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều Bằng khen, Giấy khen trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng bảo vệ Tổ quốc ngày nay; 01 Huy chương cựu chiến binh Việt Nam; Huy hiệu 30, 40, 45, 50 năm tuổi Đảng; 01 Huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang.
Là một đảng viên, là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đào Hữu Cảnh, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên tốt; mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng được mạnh thêm một phần”. Mặc dù tuổi đời của anh được miễn sinh hoạt chi bộ, nhưng anh vẫn tham sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chi hội Cựu chiến binh đều đặn và có nhiều ý kiến đóng cho tập thể, thể hiện tính Đảng, tính tổ chức, tính kỷ luật rất cao.
Nhân ngày 27 tháng 7 hàng năm là “Ngày thương binh liệt sĩ” anh duy trì buổi họp mặt cúng cơm cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; buổi họp mặt có hơn chục người tham dự là đồng đội, thân nhân liệt sĩ, nhằm ôn lại truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và bày tỏ sự tri ân, thể hiện đạo lý “Ăn quả nhớ người trông cây”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.
Làm tròn nhiệm vụ một người lính, anh trở về với đời thường, nhưng với ý chí và nghị lực của người lính cụ Hồ, đã nhắc nhở anh phải làm một người công dân tốt. Hàng ngày người ta nhìn thấy anh tận dụng những mảnh đất bỏ trống xung quanh nhà trồng hoa kiểng và trồng rau, hành, ớt, cải để cải thiện bữa ăn; anh còn đặt lợp, đặt lờ, giăng lưới, cắm câu thu về cua, cá để bổ sung chất đạm cho mâm cơm ấm áp gia đình. Vợ anh buôn bán nhỏ, anh có ba người con, một gái, hai trai đều thành đạt. Riêng con trai út và con dâu út ở trong nhà làm bẫy rập chuột bán sỉ ở các chợ và làm ruộng. Nhờ tiết kiệm tích lũy vợ chồng anh tạo được một căn nhà gỗ khá rộng, khang trang và tiện nghi.
Với đồng lương hưu ít ỏi, nhưng anh đã dành một phần đóng góp tiền xăng dầu cho 3 xe chuyển bệnh từ thiện, cho nhà thuốc nam hàng năm trên 3 triệu đồng; hỗ trợ cho những đồng đội gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn; những hộ nghèo, khó khăn chẳng may bị bệnh hay qua đời. Anh còn tham gia đóng góp kinh phí, ngày công lao động làm cầu, làm lộ giao thông, làm nhà đại đoàn kết hàng năm trên 4 triệu đồng.
Với bản chất, truyền thống quý báu của “Bộ đội cụ Hồ” từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ. Từ lúc đương chức cho đến hiện tại, anh có mối quan hệ tốt với xóm làng, hòa nhã với mọi người trong cư xử, lời nói nhã nhặn, dễ gần gũi từ người già cho đến người trẻ, không phân biệt gia thế, quan hệ rất tốt với mọi tầng lớp Nhân dân. Nhiều đồng đội là cấp chỉ huy của anh, là cấp dưới của anh trong thời kháng chiến chống Mỹ, quê xa ở miền Bắc cũng tìm về thăm anh.
Tâm sự với anh Trịnh Tấn Tài, anh chia sẻ: Phong cách người “Bộ đội cụ Hồ” đã thấm vào anh, cho nên khi nói gì, làm gì anh cũng luôn nhớ mình là người lính cụ Hồ. Và thật vậy, anh đã gương mẫu thực hiện, trước hết đối với gia đình anh là người chồng, người cha, người ông tốt; đối với xã hội anh là người láng giềng tốt; đối với đất nước anh là người công dân tốt.
Trao đổi với lãnh đạo địa phương, được biết: Anh Trịnh Tấn Tài là tấm gương sáng về tính Đảng, tính tổ chức, tính kỷ luật và hòa đồng với mọi người. Anh luôn nêu gương tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Là một chính trị viên trong quân đội cấp tiểu đoàn có nhiều kinh nghiệm, anh lại có năng khiếu tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân địa phương chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Anh là người cựu chiến binh xứng danh “Bộ đội cụ Hồ”./.
Năm 1964, mới 16 tuổi anh đã hăng hái xung phong tòng quân vào Tỉnh đội Sóc Trăng, với phong cách nhanh nhẹn, chịu khó học hỏi, nhất là lòng trung thành, anh được tổ chức phân công làm bảo vệ cho lãnh đạo cấp cao như chú Lưu Khánh Đức - Tỉnh đội trưởng Sóc Trăng, chú Lưu Khánh Đức được rút về Quân khu 9, anh tiếp tục theo bảo vệ. Sau đó, anh bảo vệ chú Đồng Văn Cống (Chín Hồng) - Tư lệnh Quân khu 9 và chú Lê Đức Anh (Sáu Nam) - Tư lệnh Quân khu 9.
Đến năm 1970, anh Trịnh Tấn Tài được tổ chức phân công làm Chính trị viên Đại đội 6 Anh hùng, thuộc Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 2, Sư đoàn 4, Quân khu 9. Anh đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, nhất là tham gia cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.
Sau ngày thống nhất đất nước, anh tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc trên chiến trường K với cấp bậc Thượng úy, chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 2, Sư đoàn 4, Quân khu 9, đến cuối năm 1981.
Đầu năm 1982, anh được chuyển công tác về Huyện ủy Châu Phú với nhiệm vụ là Phó Ban Tổ chức Huyện ủy, sau đó anh được Huyện ủy Châu Phú điều động giữ nhiệm vụ Bí thư Chi bộ xã Đào Hữu Cảnh, rồi chuyển công tác về huyện làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện và Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Ở cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhất là thời gian dài 9 năm, từ năm 1988 đến năm 1996 anh làm Bí thư Chi bộ xã Đào Hữu Cảnh, anh đã để lại nhiều dấu ấn cho Nhân dân xã Đào Hữu Cảnh trong việc làm thủy lợi nội đồng, đào kênh xả phèn, dẫn nước ngọt cho dân làm hoa màu, đậu, mè, dưa hấu, nhất là bắp lai DK 888; xây dựng cầu, làm lộ để giải quyết vấn đề giao thông đi lại và phát triển công tác giáo dục, tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ sau nối tiếp.
Trong tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, anh may mắn được trở về nhà, nhưng thân thể anh vẫn còn nhiều vết sẹo là chứng tích của chiến tranh, với giấy chứng nhận thương binh hạng 4/4. Với những thành tích vẻ vang, anh được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: 01 Huân chương chiến công hạng Ba, 01 Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, 4 Huân chương niên hạng Nhất, Nhì, Ba; 4 Kỷ niệm chương gồm: 01 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đấu tranh giai cấp, 01 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp dân vận, 01 Kỷ niệm chương cựu chiến binh Việt Nam, 01 kỷ niệm chương Trung đoàn Lộc Ninh; 3 Danh hiệu dũng sĩ quyết thắng trong kháng chiến chống Mỹ; 4 Danh hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều Bằng khen, Giấy khen trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng bảo vệ Tổ quốc ngày nay; 01 Huy chương cựu chiến binh Việt Nam; Huy hiệu 30, 40, 45, 50 năm tuổi Đảng; 01 Huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang.
Là một đảng viên, là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đào Hữu Cảnh, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên tốt; mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng được mạnh thêm một phần”. Mặc dù tuổi đời của anh được miễn sinh hoạt chi bộ, nhưng anh vẫn tham sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chi hội Cựu chiến binh đều đặn và có nhiều ý kiến đóng cho tập thể, thể hiện tính Đảng, tính tổ chức, tính kỷ luật rất cao.
Nhân ngày 27 tháng 7 hàng năm là “Ngày thương binh liệt sĩ” anh duy trì buổi họp mặt cúng cơm cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; buổi họp mặt có hơn chục người tham dự là đồng đội, thân nhân liệt sĩ, nhằm ôn lại truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và bày tỏ sự tri ân, thể hiện đạo lý “Ăn quả nhớ người trông cây”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.
Làm tròn nhiệm vụ một người lính, anh trở về với đời thường, nhưng với ý chí và nghị lực của người lính cụ Hồ, đã nhắc nhở anh phải làm một người công dân tốt. Hàng ngày người ta nhìn thấy anh tận dụng những mảnh đất bỏ trống xung quanh nhà trồng hoa kiểng và trồng rau, hành, ớt, cải để cải thiện bữa ăn; anh còn đặt lợp, đặt lờ, giăng lưới, cắm câu thu về cua, cá để bổ sung chất đạm cho mâm cơm ấm áp gia đình. Vợ anh buôn bán nhỏ, anh có ba người con, một gái, hai trai đều thành đạt. Riêng con trai út và con dâu út ở trong nhà làm bẫy rập chuột bán sỉ ở các chợ và làm ruộng. Nhờ tiết kiệm tích lũy vợ chồng anh tạo được một căn nhà gỗ khá rộng, khang trang và tiện nghi.
Với đồng lương hưu ít ỏi, nhưng anh đã dành một phần đóng góp tiền xăng dầu cho 3 xe chuyển bệnh từ thiện, cho nhà thuốc nam hàng năm trên 3 triệu đồng; hỗ trợ cho những đồng đội gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn; những hộ nghèo, khó khăn chẳng may bị bệnh hay qua đời. Anh còn tham gia đóng góp kinh phí, ngày công lao động làm cầu, làm lộ giao thông, làm nhà đại đoàn kết hàng năm trên 4 triệu đồng.
Với bản chất, truyền thống quý báu của “Bộ đội cụ Hồ” từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ. Từ lúc đương chức cho đến hiện tại, anh có mối quan hệ tốt với xóm làng, hòa nhã với mọi người trong cư xử, lời nói nhã nhặn, dễ gần gũi từ người già cho đến người trẻ, không phân biệt gia thế, quan hệ rất tốt với mọi tầng lớp Nhân dân. Nhiều đồng đội là cấp chỉ huy của anh, là cấp dưới của anh trong thời kháng chiến chống Mỹ, quê xa ở miền Bắc cũng tìm về thăm anh.
Tâm sự với anh Trịnh Tấn Tài, anh chia sẻ: Phong cách người “Bộ đội cụ Hồ” đã thấm vào anh, cho nên khi nói gì, làm gì anh cũng luôn nhớ mình là người lính cụ Hồ. Và thật vậy, anh đã gương mẫu thực hiện, trước hết đối với gia đình anh là người chồng, người cha, người ông tốt; đối với xã hội anh là người láng giềng tốt; đối với đất nước anh là người công dân tốt.
Trao đổi với lãnh đạo địa phương, được biết: Anh Trịnh Tấn Tài là tấm gương sáng về tính Đảng, tính tổ chức, tính kỷ luật và hòa đồng với mọi người. Anh luôn nêu gương tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Là một chính trị viên trong quân đội cấp tiểu đoàn có nhiều kinh nghiệm, anh lại có năng khiếu tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân địa phương chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Anh là người cựu chiến binh xứng danh “Bộ đội cụ Hồ”./.
Đoàn Văn Hiển