Thực tiễn - kinh nghiệm
Hội viên Cựu Chiến binh xã Tân An làm kinh tế giỏi
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 5 2021 21:29
- Lượt xem: 966
(TUAG)- Có dịp trở về thăm xã Tân An anh hùng (thị xã Tân Châu), chúng tôi được nghe những câu chuyện hết sức cảm động về những tấm gương Cựu Chiến binh làm kinh tế giỏi nơi đây. Hội Cựu Chiến binh xã Tân An hiện có 130 hội viên; trong số đó, có người đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có người đánh giặc ở chiến trường biên giới Tây Nam; đa phần các cô, chú sau khi trở về địa phương là những gương điển hình, những nông dân giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh; các cô, chú đã phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ ở thời bình, giúp đỡ gắn bó với bà con trong xóm để có việc làm ổn định, phát triển kinh tế gia đình.
Trong những năm 1958-1960, cùng với Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Tân An là căn cứ của Huyện ủy Tân Châu. Nơi đây từng diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, mang tính quyết định cho phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam. Ghi nhận những thành tích đó, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho quân và dân xã Tân An. Đây là một trong những địa phương được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân sớm nhất trong tỉnh.
Cựu Chiến binh Trần Văn Tám (bên phải) và Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã Tân An Lê Văn Hùng bên ruộng ớt của anh Tám
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những Cựu Chiến binh nơi đây luôn động viên nhau nêu cao bản lĩnh chính trị, sống có đạo đức, trong sạch, lành mạnh; tích cực chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ, tôn trọng, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với nhân dân. Nhiều cựu chiến binh, như: Trần Văn Tám, Đặng Văn Tỷ… ngoài giữ gìn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên còn vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ bà con hàng xóm có công ăn việc làm ổn định.
Ông Trần Văn Tám là Hội viên Cựu Chiến binh xã Tân An chia sẻ: Sau khi về địa phương, ông được cha, mẹ chia cho 2 công đất rẫy canh tác ở Cồn Liệt sĩ (ấp Tân Lợi, xã Tân An). Với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, ông Tám cùng với bà con tham gia sản xuất vùng đất cồn, trồng nhiều loại cây màu khác nhau tùy theo thời vụ. Theo ông Tám, nghề làm rẫy không phải dễ làm, có năm thành công, cũng có năm thua lỗ, nhưng ông không bỏ cuộc mà tiếp tục đi học hỏi với những người có kinh nghiệm, nhằm giúp cho vụ sau tốt hơn. Với bản chất bộ đội cụ Hồ, cứ mỗi vụ sản xuất, ông Tám tích lũy thêm vốn để tái đầu tư cho sản xuất, đồng thời mua thêm đất canh tác. Chính vì thế, sau 10 năm chăm chỉ, chịu khó, đến nay gia đình ông Trần Văn Tám đã mua thêm được 14 công đất, tạo điều kiện cho 18 lao động địa phương có thu nhập hàng ngày thông qua việc hái ớt. Hiện mỗi năm, gia đình anh thu nhập trên 2 tỷ đồng, trở thành nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của thị xã.
Mô hình trồng ớt của Cựu chiến binh Trần Văn Tám, vươn lên làm giàu
Còn đối với ông Đặng Văn Tỷ, sau khi xuất ngũ về địa phương xã Tân An, ông làm nghề nông như: trồng đậu bắp, gừng, sắn (theo hình thức xen canh), mỗi năm cho thu nhập khá, giúp ông tích lũy mua thêm gần 2 hecta đất ruộng, mở rộng diện tích canh tác tăng thêm thu nhập. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm gần 2 tỷ đồng và Ông Đặng Văn Tỷ trở thành nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của tỉnh. Giờ đây, ngoài chuyện làm nông, ông Tỷ còn tích cực tham gia công tác từ thiện, xã hội ở địa phương như cất nhà cho người nghèo, làm đường, xây cầu bê-tông,…
Nhờ mô hình xen canh đậu bắp, sắn, gừng của cựu chiến binh Đặng Văn Tỷ vươn lên làm giàu chính đáng
Thời gian qua, phong trào Cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi trên địa bàn thị xã Tân Châu nói chung, xã Tân An nói riêng, đã trở thành động lực quan trọng khơi dậy ý thức tự lực, vượt khó vươn lên bằng nghị lực của chính bản thân để xây dựng gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương Cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi, làm giàu chính đáng tại địa phương, nêu gương cho các thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Cựu Chiến binh xã Tân An cho biết thêm: “Đối với những hội viên chưa giàu, Hội Cựu chiến binh xã sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức cho hội viên vay vốn để sản xuất, xây dựng nhiều mô hình vươn lên làm giàu chính đáng. Thời gian qua, nhờ đồng vốn này, nhiều hội viên đã phát triển kinh tế gia đình và tạo điều kiện cho những người xung quanh có việc làm ổn định”.
Trong số 130 hội viên hiện nay của Hội Cựu Chiến binh xã Tân An, đa phần đều thoát nghèo, nhiều gia đình vươn lên khá giàu; đồng thời giúp đỡ cho những người trong xóm cùng vươn lên. Nghĩa cử của Hội viên Cựu Chiến binh xã Tân An được Nhân dân và Chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao, góp phần xây dựng xã nông thôn mới Tân An ngày càng phát triển.
Trong những năm 1958-1960, cùng với Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương, Tân An là căn cứ của Huyện ủy Tân Châu. Nơi đây từng diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, mang tính quyết định cho phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam. Ghi nhận những thành tích đó, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho quân và dân xã Tân An. Đây là một trong những địa phương được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân sớm nhất trong tỉnh.
Cựu Chiến binh Trần Văn Tám (bên phải) và Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã Tân An Lê Văn Hùng bên ruộng ớt của anh Tám
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những Cựu Chiến binh nơi đây luôn động viên nhau nêu cao bản lĩnh chính trị, sống có đạo đức, trong sạch, lành mạnh; tích cực chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ, tôn trọng, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với nhân dân. Nhiều cựu chiến binh, như: Trần Văn Tám, Đặng Văn Tỷ… ngoài giữ gìn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên còn vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ bà con hàng xóm có công ăn việc làm ổn định.
Ông Trần Văn Tám là Hội viên Cựu Chiến binh xã Tân An chia sẻ: Sau khi về địa phương, ông được cha, mẹ chia cho 2 công đất rẫy canh tác ở Cồn Liệt sĩ (ấp Tân Lợi, xã Tân An). Với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, ông Tám cùng với bà con tham gia sản xuất vùng đất cồn, trồng nhiều loại cây màu khác nhau tùy theo thời vụ. Theo ông Tám, nghề làm rẫy không phải dễ làm, có năm thành công, cũng có năm thua lỗ, nhưng ông không bỏ cuộc mà tiếp tục đi học hỏi với những người có kinh nghiệm, nhằm giúp cho vụ sau tốt hơn. Với bản chất bộ đội cụ Hồ, cứ mỗi vụ sản xuất, ông Tám tích lũy thêm vốn để tái đầu tư cho sản xuất, đồng thời mua thêm đất canh tác. Chính vì thế, sau 10 năm chăm chỉ, chịu khó, đến nay gia đình ông Trần Văn Tám đã mua thêm được 14 công đất, tạo điều kiện cho 18 lao động địa phương có thu nhập hàng ngày thông qua việc hái ớt. Hiện mỗi năm, gia đình anh thu nhập trên 2 tỷ đồng, trở thành nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của thị xã.
Mô hình trồng ớt của Cựu chiến binh Trần Văn Tám, vươn lên làm giàu
Còn đối với ông Đặng Văn Tỷ, sau khi xuất ngũ về địa phương xã Tân An, ông làm nghề nông như: trồng đậu bắp, gừng, sắn (theo hình thức xen canh), mỗi năm cho thu nhập khá, giúp ông tích lũy mua thêm gần 2 hecta đất ruộng, mở rộng diện tích canh tác tăng thêm thu nhập. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm gần 2 tỷ đồng và Ông Đặng Văn Tỷ trở thành nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của tỉnh. Giờ đây, ngoài chuyện làm nông, ông Tỷ còn tích cực tham gia công tác từ thiện, xã hội ở địa phương như cất nhà cho người nghèo, làm đường, xây cầu bê-tông,…
Nhờ mô hình xen canh đậu bắp, sắn, gừng của cựu chiến binh Đặng Văn Tỷ vươn lên làm giàu chính đáng
Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Cựu Chiến binh xã Tân An cho biết thêm: “Đối với những hội viên chưa giàu, Hội Cựu chiến binh xã sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức cho hội viên vay vốn để sản xuất, xây dựng nhiều mô hình vươn lên làm giàu chính đáng. Thời gian qua, nhờ đồng vốn này, nhiều hội viên đã phát triển kinh tế gia đình và tạo điều kiện cho những người xung quanh có việc làm ổn định”.
Trong số 130 hội viên hiện nay của Hội Cựu Chiến binh xã Tân An, đa phần đều thoát nghèo, nhiều gia đình vươn lên khá giàu; đồng thời giúp đỡ cho những người trong xóm cùng vươn lên. Nghĩa cử của Hội viên Cựu Chiến binh xã Tân An được Nhân dân và Chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao, góp phần xây dựng xã nông thôn mới Tân An ngày càng phát triển.
VĂN PHÔ