Truy cập hiện tại

Đang có 136 khách và không thành viên đang online

Phòng, chống dịch virus Corona

Cảnh giác cao độ với biến chủng Delta - dịch COVID-19

(TUAG)- Dịch COVID-19 khởi phát cuối năm 2019 tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc), sau đó đã lây lan nhanh ra toàn thế giới. Dịch bệnh đã gây điêu đứng, khó khăn, nguy hiểm cho hàng loạt quốc gia, với số ca nhiễm và tử vong liên tục gia tăng, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, kinh tế toàn cầu suy giảm, nhiều nước tăng trưởng âm.

Virus SARS-Cov-2 không ngừng biến đổi, nhiều biến chủng mới xuất hiện khiến diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp với số lượng ca nhiễm mới tăng cao. Các chuyên gia đã dự đoán nhiều biến thể có khả năng đe dọa thành quả chống dịch của thế giới, trong đó có biến chủng Delta đang gây ra làn sóng lây lan trên diện rộng.

Có 4 chủng virus SARS-Cov-2 mới được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. WHO đã giới thống nhất gọi 4 biến chủng mới này theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Theo đó, biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus SARS-Cov-2 chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Biến chủng này được coi là biến thể nguy hiểm nhất trong số 4 biến thể virus SARS-Cov-2 mới được phát hiện. Hiện đã có hơn 80 quốc gia ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng này và nó đang lây lan với tốc độ vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ.


Đặc biệt, trong quá trình lây lan vi rút gây bệnh luôn biến đổi với mức độ nguy hiểm ngày càng cao hơn. Trong làn sóng dịch thứ 4 hiện nay tại Việt Nam (từ cuối tháng 4/2021 đến nay) với sự xuất hiện của biến chủng Delta (có nguồn gốc từ Ấn Độ) đã khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm hơn và hết sức phức tạp, khó lường ở nhiều khu vực trong cả nước, nhất là tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh ở phía Nam. Những ngày qua, trung bình mỗi ngày Việt Nam ghi nhận gần 8 ngàn ca mắc mới, nhiều ca tử vong.

Không chỉ ở các tỉnh, thành phố phía Nam, những ngày gần đây các tỉnh, thành phố ở phía Bắc gần với Quảng Ninh cũng ghi nhận nhiều ca mắc mới, trong đó đáng chú ý TP Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn,...

Một phần nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ biến chứng nguy hiểm khi mắc biến chủng Delta nằm ở các biểu hiện lâm sàng không đặc trưng hoặc không có triệu chứng khi nhiễm virus. Người mắc bệnh rất dễ hiểu nhầm bản thân mắc bệnh cảm lạnh thông thường. Do đó, người dân nên đề cao cảnh giác, thực hiện tốt các chỉ đạo phòng dịch của Nhà nước, chủ động sàng lọc yếu tố dịch tễ của bản thân và theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường nghi nhiễm COVID-19.

Theo các chuyên gia hàng đầu về COVID-19, Delta là biến thể của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh nhất, mạnh nhất và đáng sợ nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay. Cũng theo các chuyên gia, khả năng bảo vệ của các vắc-xin ngừa COVID-19 hiện nay vẫn rất mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng và phải nhập viện khi mắc các biến thể của vi rút SARS-CoV-2. Những người chưa được tiêm phòng vẫn thuộc diện nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất hiện nay là biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ, không phải ở việc nó khiến bệnh diễn biến nặng hơn, mà là ở khả năng lây lan dễ dàng hơn, qua đó làm tăng số ca mắc và nhập viện ở những người chưa được tiêm chủng. Các chuyên gia cũng cho biết nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Delta có khả năng lây nhiễm ở những người đã được tiêm chủng đủ liều với tỷ lệ cao hơn so với các biến chủng trước đó.

Các nhà nghiên cứu nhận định, nguy cơ lớn nhất đối với thế giới lúc này là Delta - biến thể mạnh nhất và có tốc độ lây lan nhanh nhất. Các vi rút liên tục phát triển thông qua đột biến, với các biến thể mới được sinh ra. Đôi khi những biến thể mới nguy hiểm hơn so với chủng gốc. Các chuyên gia về dịch bệnh cho rằng cho đến khi có thêm dữ liệu về sự lây truyền của biến thể Delta, thì người dân vẫn cần phải đeo khẩu trang và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, kể cả ở những quốc gia có chiến dịch tiêm chủng rộng rãi.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu ở Anh. Bên cạnh đó, biến thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn cùng số lượng hạt vi rút cao hơn nhiều và đây là một thách thức. Vì vậy, họ khuyến cáo những người đã được tiêm chủng vẫn cần phải cẩn thận, duy trì các biện pháp phòng, chống dịch đối với cá nhân...

Biến chủng Delta nguy hiểm như vậy, nên mọi người dân cần cảnh giác cao độ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng khuyến cáo của ngành Y tế, cũng như những chỉ đạo của chính quyền các cấp. Và mặc dù hiện nay nhiều người cũng đã được tiêm chủng phòng Covid-19, nhưng cũng không nên coi đó là biện pháp bảo vệ tuyệt đối (bởi thực tế những người đã tiêm chủng vẫn có thể bị lây nhiễm), để từ đó có tư tưởng chủ quan, lơ là, coi nhẹ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, dẫn tới hậu quả dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh, mạnh, đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội...

Vì vậy, người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi có nguy cơ gây lây nhiễm Covid-19. Để kiểm soát tình hình và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, người dân TP.HCM và các địa phương có nguy cơ cần thực biện pháp phòng chống dịch như: Thực hiện nguyên tắc 5K, tham gia tiêm phòng vắc-xin ngừa COVID-19 khi có cơ hội./.

P.N
Tiến tới đại hội đảng
Số lần xem các bài viết
37274107