Công tác Khoa giáo
Chính sách giáo viên mầm non - những bất cập
- Được đăng: Thứ ba, 27 Tháng 11 2018 13:42
- Lượt xem: 3009
(TGAG)- Giáo dục bậc học mầm non đang là vấn đề nóng gây nhiều bức xúc trong dư luận như quy mô, chất lượng giáo dục mầm non không đồng đều; mạng lưới, chính sách giáo dục mầm non còn nhiều bất cập... Trong khi đó, mỗi năm số trẻ mầm non lại tăng thêm, điều này tạo áp lực không nhỏ trong thực hiện các chính sách pháp luật đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
Hiện nay, đời sống giáo viên mầm non ở một số địa phương còn nhiều khó khăn do chưa có chính sách đặc thù. Theo quy định của ngành thì mỗi lớp mầm non đúng chuẩn cần đạt tỷ lệ thấp nhất là 2,2 giáo viên. Thế nhưng trên thực tế tại nhiều địa phương con số này chỉ đang dừng ở mức 1,5 đến 1,8 giáo viên. Đặc biệt, ở một số trường mầm non và mẫu giáo vẫn còn trình trạng bố trí giáo viên dạy 2 buổi/ngày và chỉ 1 giáo viên đứng lớp. Với những giáo viên này, công việc giảng dạy rất đổi vất vả, nhưng không được hưởng chế độ phụ cấp thêm giờ. Cô Nguyễn Thị Hồng Phượng, giáo viên Trường Mẫu giáo Bình Long, huyện Châu Phú chia sẻ: "Do là trường dạy 2 buổi, nên giáo viên ở đây dạy rất vất vả. Mỗi ngày giáo viên phải có mặt 6h để đón trẻ, buổi chiều sau 17h mới được về với gia đình. Nhưng chúng tôi không được thêm chế độ ngoài giờ, hay hỗ trợ thêm chính sách nào khác. Với mức lương bình quân trên 3 triệu đến 6 triệu đồng/tháng, chúng tôi phải sinh hoạt rất tiết kiệm mới lo được cuộc sống gia đình và nuôi con nhỏ".
Cô Phan Phương Hồng, Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Bình Long, huyện Châu Phú cho biết: Ở đây, giáo viên giảng dạy rất cực. Ngoài chăm sóc, dạy trẻ còn phải sáng chế thêm đồ dùng dạy học giúp trẻ học tốt. Các giáo viên hầu như không có thời gian dành cho gia đình, thời gian ở lớp nhiều hơn ở nhà. Chúng tôi rất mong ngành có thêm chính sách hỗ trợ cho đối tượng giáo viên dạy mầm non 2 buổi/ngày, để có thêm động lực yêu nghề, gắn bó lâu dài.
Được biết, toàn tỉnh hiện có 183 trường mầm non, mẫu giáo công lập, với tổng số cán bộ quản lý và giáo viên mầm non là 2.630 người. Hiện nay, về chính sách lương phụ cấp ưu đãi, ngành giáo dục đào tạo đã tham mưu, hướng dẫn và triển khai thực hiện theo qui định chế độ và chính sách đối với giáo viên mầm non; các đơn vị trường học thực hiện khá đầy đủ kịp thời chế độ theo quy định hiện hành cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại đơn vị. Tuy nhiên, đối với một số cơ sơ giáo dục mầm non việc thực hiện chính sách quản lý và đặc thù của ngành vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự tạo động lực để đội ngũ giáo viên nỗ lực trong công tác giảng dạy. Bà Huỳnh Thị Lệ Thu, phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Châu Phú nhấn mạnh: Vất vả nhất là những trường giáo viên dạy 2 buổi. Riêng các trường bán trú toàn phần, thì Ban giám hiệu trường thỏa thuận với phụ huynh thực hiện xã hội hóa để có nguồn thu hỗ trợ cho giáo viên bán trú. Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện cũng thấy được những bất cập này, nên đã nhiều lần kiến nghị ngành sớm có chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non cho những trường hợp dạy 2 buổi, và chế độ trực trưa đối với giáo viên dạy bán trú.
Chưa có chế độ hỗ trợ giáo viên mầm non ở lại trực buổi trưa đối với lớp bán trú và hỗ trợ khi giáo viên phải đến sớm đón trẻ và ra về muộn để trả trẻ; việc trả lương theo nguyên tắc thỏa thuận nên mức lương của giáo viên mầm non ở các cơ sở ngoài công lập còn thấp so mặt bằng chung; các nhóm lớp, trường mầm non tư thục chưa có nguồn tuyển giáo viên được đào tạo chính qui. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đa số gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, do đa phần đều ký hợp động làm việc tạm thời, thiếu ổn định dẫn đến chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ không đảm bảo. Những bất cập này là một trong những nội dung đặt ra tại các buổi làm việc của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh với ngành giáo dục vừa qua về thực hiện chính sách pháp luật đối với giáo viên mầm non trong hệ thống cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
Giáo viên mầm non là nghề chịu nhiều áp lực, đòi hỏi cao tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương trẻ và tấm lòng yêu nghề rất lớn, vì vậy cần lắm một chế độ hỗ trợ ngoài giờ hợp lý cho giáo viên bán trú, giáo viên dạy 2 buổi một ngày để đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho giáo viên mầm non an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và chăm sóc trẻ.. /.
Hà Ngân
Hiện nay, đời sống giáo viên mầm non ở một số địa phương còn nhiều khó khăn do chưa có chính sách đặc thù. Theo quy định của ngành thì mỗi lớp mầm non đúng chuẩn cần đạt tỷ lệ thấp nhất là 2,2 giáo viên. Thế nhưng trên thực tế tại nhiều địa phương con số này chỉ đang dừng ở mức 1,5 đến 1,8 giáo viên. Đặc biệt, ở một số trường mầm non và mẫu giáo vẫn còn trình trạng bố trí giáo viên dạy 2 buổi/ngày và chỉ 1 giáo viên đứng lớp. Với những giáo viên này, công việc giảng dạy rất đổi vất vả, nhưng không được hưởng chế độ phụ cấp thêm giờ. Cô Nguyễn Thị Hồng Phượng, giáo viên Trường Mẫu giáo Bình Long, huyện Châu Phú chia sẻ: "Do là trường dạy 2 buổi, nên giáo viên ở đây dạy rất vất vả. Mỗi ngày giáo viên phải có mặt 6h để đón trẻ, buổi chiều sau 17h mới được về với gia đình. Nhưng chúng tôi không được thêm chế độ ngoài giờ, hay hỗ trợ thêm chính sách nào khác. Với mức lương bình quân trên 3 triệu đến 6 triệu đồng/tháng, chúng tôi phải sinh hoạt rất tiết kiệm mới lo được cuộc sống gia đình và nuôi con nhỏ".
Cô Phan Phương Hồng, Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Bình Long, huyện Châu Phú cho biết: Ở đây, giáo viên giảng dạy rất cực. Ngoài chăm sóc, dạy trẻ còn phải sáng chế thêm đồ dùng dạy học giúp trẻ học tốt. Các giáo viên hầu như không có thời gian dành cho gia đình, thời gian ở lớp nhiều hơn ở nhà. Chúng tôi rất mong ngành có thêm chính sách hỗ trợ cho đối tượng giáo viên dạy mầm non 2 buổi/ngày, để có thêm động lực yêu nghề, gắn bó lâu dài.
Được biết, toàn tỉnh hiện có 183 trường mầm non, mẫu giáo công lập, với tổng số cán bộ quản lý và giáo viên mầm non là 2.630 người. Hiện nay, về chính sách lương phụ cấp ưu đãi, ngành giáo dục đào tạo đã tham mưu, hướng dẫn và triển khai thực hiện theo qui định chế độ và chính sách đối với giáo viên mầm non; các đơn vị trường học thực hiện khá đầy đủ kịp thời chế độ theo quy định hiện hành cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại đơn vị. Tuy nhiên, đối với một số cơ sơ giáo dục mầm non việc thực hiện chính sách quản lý và đặc thù của ngành vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự tạo động lực để đội ngũ giáo viên nỗ lực trong công tác giảng dạy. Bà Huỳnh Thị Lệ Thu, phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Châu Phú nhấn mạnh: Vất vả nhất là những trường giáo viên dạy 2 buổi. Riêng các trường bán trú toàn phần, thì Ban giám hiệu trường thỏa thuận với phụ huynh thực hiện xã hội hóa để có nguồn thu hỗ trợ cho giáo viên bán trú. Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện cũng thấy được những bất cập này, nên đã nhiều lần kiến nghị ngành sớm có chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non cho những trường hợp dạy 2 buổi, và chế độ trực trưa đối với giáo viên dạy bán trú.
Chưa có chế độ hỗ trợ giáo viên mầm non ở lại trực buổi trưa đối với lớp bán trú và hỗ trợ khi giáo viên phải đến sớm đón trẻ và ra về muộn để trả trẻ; việc trả lương theo nguyên tắc thỏa thuận nên mức lương của giáo viên mầm non ở các cơ sở ngoài công lập còn thấp so mặt bằng chung; các nhóm lớp, trường mầm non tư thục chưa có nguồn tuyển giáo viên được đào tạo chính qui. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đa số gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, do đa phần đều ký hợp động làm việc tạm thời, thiếu ổn định dẫn đến chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ không đảm bảo. Những bất cập này là một trong những nội dung đặt ra tại các buổi làm việc của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh với ngành giáo dục vừa qua về thực hiện chính sách pháp luật đối với giáo viên mầm non trong hệ thống cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.
Giáo viên mầm non là nghề chịu nhiều áp lực, đòi hỏi cao tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương trẻ và tấm lòng yêu nghề rất lớn, vì vậy cần lắm một chế độ hỗ trợ ngoài giờ hợp lý cho giáo viên bán trú, giáo viên dạy 2 buổi một ngày để đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho giáo viên mầm non an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và chăm sóc trẻ.. /.
Hà Ngân