Thực tiễn - kinh nghiệm
“4 tại chỗ”, “3 kịp thời” góp phần chữa cháy rừng hiệu quả ở huyện Tri Tôn
- Được đăng: Thứ năm, 02 Tháng 5 2024 11:58
- Lượt xem: 324
(TUAG)- Đâu là yếu tố quyết định để kiểm soát, khống chế nhanh đám cháy, hạn chế thiệt hại, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, phóng viên đã có buổi trò chuyện với ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn - người trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng để có câu trả lời.
Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Nguyễn Văn Bé Tám trao đổi với phóng viên
Phóng viên: Xin ông đánh giá về nguyên nhân, mức độ thiệt hại vụ cháy rừng xảy tại địa bàn huyện Tri Tôn?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã xảy ra 2 vụ cháy rừng tại khu vực núi Dài, xã Lương Phi và khu vực Kẹt càng Đước - xã Núi Tô. Diện tích cháy hơn 41ha (trong đó xã Lương Phi 12,8 ha, Núi Tô 17,65 ha, An Tức 9,57 ha, Ô Lâm 0,81 ha; thị trấn Ba Chúc 0,83 ha).
Hiện nay, UBND huyện Tri Tôn đang phối hợp với các cơ quan chức năng (công an, kiểm lâm) tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trường để đánh giá mức độ thiệt hại. Đồng thời điều tra xác định rõ nguyên nhân gây ra vụ cháy, đề xuất giải pháp và xử lý.
Phóng viên: Xin ông chia sẻ về những giải pháp đã triển khai trong công tác chữa cháy rừng?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Ngay khi nhận tin báo cháy, địa phương đã vào cuộc triển khai ngay các giải pháp theo phương châm “4 tại chỗ”: Kịp thời huy động lực lượng tại chỗ đến tăng cường, chủ công là các tổ bảo vệ rừng, dân quân, bộ đội, công an, kiểm lâm, cán bộ và người dân trên địa bàn, với gần 1.656 lượt người tham gia.
Công tác chỉ huy, chỉ đạo trong suốt quá trình là một trong yếu tố quan trọng góp phần chữa cháy rừng hiệu quả
Công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy kịp thời, quyết liệt ngay từ đầu, đảm bảo nhận định, đánh giá sát tình hình; huy động, bố trí lực lượng, phương tiện hợp lý; tổ chức xử lý tình huống và áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp; cung cấp hậu cần đầy đủ; thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt giữa sở chỉ huy với các lực lượng tham gia chữa cháy.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật số hiện đại phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng được áp dụng như thiết bị bay flycam, bộ đàm liên lạc, bản đồ chỉ huy chữa cháy. Từ đó góp phần phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, chỉ huy, tổ chức chữa cháy rừng.
Đặc biệt, công tác hậu cần cũng được địa phương chú trọng và yêu cầu Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tri Tôn huy động phụ nữ xã Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, nhà hảo tâm hỗ trợ nước uống, bánh ngọt, cơm cung cấp cho lực lượng chữa cháy. Các ngày hôm sau, tiếp tục có hàng trăm người được huy động thực hiện tốt nhiệm vụ.
Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác chữa cháy rừng
Phóng viên: Những kinh nghiệm được rút ra trong công tác chữa cháy rừng, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Qua việc tổ chức chữa cháy, có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm sau:
Địa phương luôn thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” như: Huy động kịp thời, phân công hợp lý, sử dụng tối đa nguồn lực lượng tại chỗ gồm: Dân quân tự vệ, các tổ bảo vệ rừng và người dân ở địa phương nơi xảy ra cháy rừng. Huy động tốt phương tiện, dụng cụ chữa cháy, trong đó chú trọng khai thác sử dụng một số trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, đồng thời huy động, sử dụng tối đa các loại dụng cụ, phương tiện tại chỗ sẵn có trong dân phục vụ chữa cháy.
Đồng thời, địa phương nhận được sự hỗ trợ từ Trung đoàn 1 (thuộc Sư đoàn 330); Trung đoàn 892 (thuộc BCH Quân sự tỉnh); Tiểu đoàn 3 (thuộc Trung đoàn CSCĐ Tây Nam Bộ); Đội PCCC-CNCH Công an tỉnh và các lực lượng chuyên nghiệp huyện, thị, thành đến tham gia hỗ trợ chữa cháy.
Song song phương châm “4 tại chỗ”, địa phương còn thực hiện tốt phương châm “3 kịp thời” như: Phát hiện đám cháy sớm, đám cháy nhỏ thì lực lượng chữa cháy sẽ có mặt gần nhất và nhanh nhất để kịp thời tiếp cận chữa cháy triệt để. Sau khi khống chế đám cháy xong, các lực lượng chữa cháy phải xử lý triệt để các tàn lửa trong các gốc cây, đám than còn sót lại tránh việc khi có gió to sẽ mang vật liệu cháy từ nơi này sang nơi khác và tránh việc gây cháy lại.
Huy động lực lượng tại chỗ, góp phần chữa cháy rừng hiệu quả
Trong chữa cháy rừng, dù là đám cháy nhỏ hay đám cháy lớn thì người đứng đầu của hệ thống chính trị tại địa phương phải vào cuộc và chỉ huy cả hệ thống chính trị vào cuộc, có như vậy khả năng thành công của công tác chữa cháy sẽ rất cao.
Cần ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tổ chức chữa cháy rừng, như sử dụng thiết bị bay flycam để xác định vị trí đám cháy, nguy cơ cháy lan, các hướng tuyến để điều động lực lượng chữa cháy; sử dụng các thiết bị liên lạc bộ đàm cầm tay để chỉ đạo, chỉ huy thống nhất lực lượng tham gia chữa cháy.
Phóng viên: Xin ông đánh giá về nguy cơ cháy rừng thời gian tới và giải pháp tiếp theo nhằm phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Hiện thời tiết tại tỉnh An Giang đang khô hanh, nắng nóng kéo dài vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới. Vì vậy, hoạt động phòng ngừa là nguyên tắc hàng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khung cảnh bình yên ở vùng Bảy Núi trước đó
Để làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng tới người dân cần được ưu tiên hàng đầu, thực hiện thường xuyên.
Các cơ quan chuyên môn, đơn vị chức năng cần thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm các điểm cháy; đồng thời hướng dẫn các biện pháp sử dụng lửa an toàn trong sản xuất và sinh hoạt trong thời kỳ cao điểm xảy ra cháy.
Các đơn vị kiểm lâm, quân sự, công an, dân quân tự vệ, các tổ bảo vệ rừng phải được thực tập phương án chữa cháy rừng, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy rừng, bảo đảm luôn sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.
Xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang!
Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Nguyễn Văn Bé Tám trao đổi với phóng viên
Phóng viên: Xin ông đánh giá về nguyên nhân, mức độ thiệt hại vụ cháy rừng xảy tại địa bàn huyện Tri Tôn?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã xảy ra 2 vụ cháy rừng tại khu vực núi Dài, xã Lương Phi và khu vực Kẹt càng Đước - xã Núi Tô. Diện tích cháy hơn 41ha (trong đó xã Lương Phi 12,8 ha, Núi Tô 17,65 ha, An Tức 9,57 ha, Ô Lâm 0,81 ha; thị trấn Ba Chúc 0,83 ha).
Hiện nay, UBND huyện Tri Tôn đang phối hợp với các cơ quan chức năng (công an, kiểm lâm) tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trường để đánh giá mức độ thiệt hại. Đồng thời điều tra xác định rõ nguyên nhân gây ra vụ cháy, đề xuất giải pháp và xử lý.
Phóng viên: Xin ông chia sẻ về những giải pháp đã triển khai trong công tác chữa cháy rừng?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Ngay khi nhận tin báo cháy, địa phương đã vào cuộc triển khai ngay các giải pháp theo phương châm “4 tại chỗ”: Kịp thời huy động lực lượng tại chỗ đến tăng cường, chủ công là các tổ bảo vệ rừng, dân quân, bộ đội, công an, kiểm lâm, cán bộ và người dân trên địa bàn, với gần 1.656 lượt người tham gia.
Công tác chỉ huy, chỉ đạo trong suốt quá trình là một trong yếu tố quan trọng góp phần chữa cháy rừng hiệu quả
Công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy kịp thời, quyết liệt ngay từ đầu, đảm bảo nhận định, đánh giá sát tình hình; huy động, bố trí lực lượng, phương tiện hợp lý; tổ chức xử lý tình huống và áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp; cung cấp hậu cần đầy đủ; thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt giữa sở chỉ huy với các lực lượng tham gia chữa cháy.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật số hiện đại phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng được áp dụng như thiết bị bay flycam, bộ đàm liên lạc, bản đồ chỉ huy chữa cháy. Từ đó góp phần phục vụ đắc lực công tác chỉ đạo, chỉ huy, tổ chức chữa cháy rừng.
Đặc biệt, công tác hậu cần cũng được địa phương chú trọng và yêu cầu Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tri Tôn huy động phụ nữ xã Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, nhà hảo tâm hỗ trợ nước uống, bánh ngọt, cơm cung cấp cho lực lượng chữa cháy. Các ngày hôm sau, tiếp tục có hàng trăm người được huy động thực hiện tốt nhiệm vụ.
Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác chữa cháy rừng
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Qua việc tổ chức chữa cháy, có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm sau:
Địa phương luôn thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” như: Huy động kịp thời, phân công hợp lý, sử dụng tối đa nguồn lực lượng tại chỗ gồm: Dân quân tự vệ, các tổ bảo vệ rừng và người dân ở địa phương nơi xảy ra cháy rừng. Huy động tốt phương tiện, dụng cụ chữa cháy, trong đó chú trọng khai thác sử dụng một số trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, đồng thời huy động, sử dụng tối đa các loại dụng cụ, phương tiện tại chỗ sẵn có trong dân phục vụ chữa cháy.
Đồng thời, địa phương nhận được sự hỗ trợ từ Trung đoàn 1 (thuộc Sư đoàn 330); Trung đoàn 892 (thuộc BCH Quân sự tỉnh); Tiểu đoàn 3 (thuộc Trung đoàn CSCĐ Tây Nam Bộ); Đội PCCC-CNCH Công an tỉnh và các lực lượng chuyên nghiệp huyện, thị, thành đến tham gia hỗ trợ chữa cháy.
Song song phương châm “4 tại chỗ”, địa phương còn thực hiện tốt phương châm “3 kịp thời” như: Phát hiện đám cháy sớm, đám cháy nhỏ thì lực lượng chữa cháy sẽ có mặt gần nhất và nhanh nhất để kịp thời tiếp cận chữa cháy triệt để. Sau khi khống chế đám cháy xong, các lực lượng chữa cháy phải xử lý triệt để các tàn lửa trong các gốc cây, đám than còn sót lại tránh việc khi có gió to sẽ mang vật liệu cháy từ nơi này sang nơi khác và tránh việc gây cháy lại.
Huy động lực lượng tại chỗ, góp phần chữa cháy rừng hiệu quả
Cần ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tổ chức chữa cháy rừng, như sử dụng thiết bị bay flycam để xác định vị trí đám cháy, nguy cơ cháy lan, các hướng tuyến để điều động lực lượng chữa cháy; sử dụng các thiết bị liên lạc bộ đàm cầm tay để chỉ đạo, chỉ huy thống nhất lực lượng tham gia chữa cháy.
Phóng viên: Xin ông đánh giá về nguy cơ cháy rừng thời gian tới và giải pháp tiếp theo nhằm phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả?
Ông Nguyễn Văn Bé Tám: Hiện thời tiết tại tỉnh An Giang đang khô hanh, nắng nóng kéo dài vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới. Vì vậy, hoạt động phòng ngừa là nguyên tắc hàng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khung cảnh bình yên ở vùng Bảy Núi trước đó
Các cơ quan chuyên môn, đơn vị chức năng cần thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm các điểm cháy; đồng thời hướng dẫn các biện pháp sử dụng lửa an toàn trong sản xuất và sinh hoạt trong thời kỳ cao điểm xảy ra cháy.
Các đơn vị kiểm lâm, quân sự, công an, dân quân tự vệ, các tổ bảo vệ rừng phải được thực tập phương án chữa cháy rừng, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy rừng, bảo đảm luôn sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.
Xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang!
Thanh Trà