An Giang: Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017
- Được đăng: Thứ hai, 02 Tháng 10 2017 08:15
- Lượt xem: 3386
(TGAG)- Trong 9 tháng đầu năm năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực góp phần cải thiện đời sống dân cư; an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 4,70% so cùng kỳ năm trước; cao hơn 0,65% so cùng kỳ năm trước cho thấy tình hình kinh tế chuyển biến tích cực.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 31,30%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 13,45%; khu vực dịch vụ chiếm 53,39%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,86%.
Toàn tỉnh gieo trồng được 516.788 ha, đạt 97,7% so kế hoạch và bằng 98,01% so cùng kỳ. Diện tích thủy sản thu hoạch được khoảng 1.576 ha, bằng 102,20% so cùng kỳ (cùng kỳ 1.610 ha). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 17,65%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 74.261,2 tỷ đồng, tăng 13,80% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 583,52 triệu USD, tăng 9,85% so cùng kỳ, đạt 71,16% so kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu 09 tháng đạt 104,91 triệu USD, tăng 6,47% so cùng kỳ, đạt 80,69% so kế hoạch năm (chủ yếu là nguyên vật liệu hàng may mặc, thuốc trừ sâu, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gỗ,…)
Tổng thu ngân sách là 4.508 tỷ đồng, đạt 84,50% so dự toán, bằng 116,90% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương thực hiện 7.914 tỷ đồng, đạt 66,68% dự toán, đạt 114,24% so với cùng kỳ.
Toàn tỉnh có 3.671 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 62,79,2% so cùng kỳ, có 03 ca tử vong; 1.786 ca tay chân miệng, tăng 57,08% so với cùng kỳ; 124 ca thương hàn và phó thương hàn, giảm 12,68% so với cùng kỳ; 32 ca mắc Sởi giảm 9,37% so với cùng kỳ. Có 6 trường hợp viêm não virut.
Tổ chức triển khai thực hiện 146 nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm tăng cường ứng dụng các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa, trong sản xuất nông nghiệp giúp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo sản phẩm an toàn, chất lượng, sản xuất hiệu quả hơn và tăng thu nhập cho nông dân.
Theo Kế hoạch năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 6,7%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9%; khu vực dịch vụ tăng 9,41%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng GRDP theo kế hoạch đề ra là 6,7% thì tốc độ tăng trưởng GRDP 3 tháng cuối năm phải đạt rất cao dự kiến trên 10%. Vì vậy, nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm 2017 là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân.
Do vậy, từ nay đến cuối năm 2017, tỉnh An Giang đang tích cực, tập trung tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các quy hoạch sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa Chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới"... Tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ sản phẩm gần vùng nguyên liệu. Đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia vào mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh thực hiện liên kết theo mô hình Cánh đồng lớn nhằm đạt kế hoạch đề ra.
Tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, ưu tiên các công trình tưới tiêu kết hợp. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản. Kiểm tra, kiểm soát việc giết mổ,vận chuyển sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường hàng hóa xuất khẩu, qua đó triển khai các thông tin về chính sách, thị trường đến doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp tháo gỡ nhằm cải thiện tình hình sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp khi thị trường có tín hiệu bất lợi cho sản xuất - kinh doanh các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, đưa ra các dự báo sớm về nhu cầu và giá cả hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh để cung cấp thường xuyên và nhằm định hướng sản xuất cho các doanh nghiệp.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm lúa, cá, rau màu: Thường xuyên tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hội chợ và hội thảo gắn kết giao thương trong và ngoài... Thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tiếp tục phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm;…
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế, thực hiện tốt công tác hoàn thuế, kịp thời phát hiện các đối tượng có dấu hiệu gian lận thương mại để thanh tra, kiểm tra thuế. Quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách cho đầu tư và sự nghiệp, nhằm hạn chế đầu tư kém hiệu quả và lãng phí.
Tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Sốt do virus Zika, Sốt phát ban nghi sởi, bệnh Tả, Cúm A(H5N1) và các bệnh lây truyền theo đường nước. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm dịch y tế biên giới. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các cuộc đối thoại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tập trung vào rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận.
Tăng cường các giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp triển khai các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch tại các thị trường có tiềm năng để quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước./.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 31,30%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 13,45%; khu vực dịch vụ chiếm 53,39%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,86%.
Toàn tỉnh gieo trồng được 516.788 ha, đạt 97,7% so kế hoạch và bằng 98,01% so cùng kỳ. Diện tích thủy sản thu hoạch được khoảng 1.576 ha, bằng 102,20% so cùng kỳ (cùng kỳ 1.610 ha). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 17,65%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 74.261,2 tỷ đồng, tăng 13,80% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 583,52 triệu USD, tăng 9,85% so cùng kỳ, đạt 71,16% so kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu 09 tháng đạt 104,91 triệu USD, tăng 6,47% so cùng kỳ, đạt 80,69% so kế hoạch năm (chủ yếu là nguyên vật liệu hàng may mặc, thuốc trừ sâu, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gỗ,…)
Tổng thu ngân sách là 4.508 tỷ đồng, đạt 84,50% so dự toán, bằng 116,90% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương thực hiện 7.914 tỷ đồng, đạt 66,68% dự toán, đạt 114,24% so với cùng kỳ.
Toàn tỉnh có 3.671 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 62,79,2% so cùng kỳ, có 03 ca tử vong; 1.786 ca tay chân miệng, tăng 57,08% so với cùng kỳ; 124 ca thương hàn và phó thương hàn, giảm 12,68% so với cùng kỳ; 32 ca mắc Sởi giảm 9,37% so với cùng kỳ. Có 6 trường hợp viêm não virut.
Tổ chức triển khai thực hiện 146 nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm tăng cường ứng dụng các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa, trong sản xuất nông nghiệp giúp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo sản phẩm an toàn, chất lượng, sản xuất hiệu quả hơn và tăng thu nhập cho nông dân.
Theo Kế hoạch năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 6,7%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9%; khu vực dịch vụ tăng 9,41%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng GRDP theo kế hoạch đề ra là 6,7% thì tốc độ tăng trưởng GRDP 3 tháng cuối năm phải đạt rất cao dự kiến trên 10%. Vì vậy, nhiệm vụ của 3 tháng cuối năm 2017 là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân.
Do vậy, từ nay đến cuối năm 2017, tỉnh An Giang đang tích cực, tập trung tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các quy hoạch sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa Chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới"... Tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ sản phẩm gần vùng nguyên liệu. Đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia vào mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh thực hiện liên kết theo mô hình Cánh đồng lớn nhằm đạt kế hoạch đề ra.
Tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, ưu tiên các công trình tưới tiêu kết hợp. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản. Kiểm tra, kiểm soát việc giết mổ,vận chuyển sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường hàng hóa xuất khẩu, qua đó triển khai các thông tin về chính sách, thị trường đến doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp tháo gỡ nhằm cải thiện tình hình sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp khi thị trường có tín hiệu bất lợi cho sản xuất - kinh doanh các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, đưa ra các dự báo sớm về nhu cầu và giá cả hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh để cung cấp thường xuyên và nhằm định hướng sản xuất cho các doanh nghiệp.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm lúa, cá, rau màu: Thường xuyên tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hội chợ và hội thảo gắn kết giao thương trong và ngoài... Thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tiếp tục phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm;…
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế, thực hiện tốt công tác hoàn thuế, kịp thời phát hiện các đối tượng có dấu hiệu gian lận thương mại để thanh tra, kiểm tra thuế. Quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách cho đầu tư và sự nghiệp, nhằm hạn chế đầu tư kém hiệu quả và lãng phí.
Tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Sốt do virus Zika, Sốt phát ban nghi sởi, bệnh Tả, Cúm A(H5N1) và các bệnh lây truyền theo đường nước. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm dịch y tế biên giới. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các cuộc đối thoại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tập trung vào rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận.
Tăng cường các giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp triển khai các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch tại các thị trường có tiềm năng để quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước./.
NGUYỄN HÙNG