An Giang thực thi tốt Công ước CITES về động vật hoang dã nguy cấp
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 4 2019 12:38
- Lượt xem: 1974
(TGAG)- Đó là những đánh giá tích cực của đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, về việc giám sát thực hiện chính sách pháp luật, thực thi Công ước về buôn bán, vận chuyển các loài động thực vật hoang dã nguy cấp CITES, sau chuyến khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh An Giang vào hôm nay, 17-4-2019.
Ông Thiệu Văn Đoàn, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú giới thiệu mô hình nuôi chồn hương, cua đinh, rùa đất lớn và rùa răng
Sau khi tham quan thực tế hai mô hình chăn nuôi, gây giống động vật hoang dã của hộ ông Thiệu Văn Đoàn, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú và Trại cá sấu Út Tuyết, gây nuôi theo tiêu chuẩn CITES, thuộc phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Nguyễn Vinh Hà, Trưởng đoàn công tác đã đánh giá cao công tác đảm bảo thực thi theo đúng các quy định pháp luật trong thực thi Công ước về buôn bán, vận chuyển các loài động thực vật hoang dã nguy cấp CITES.
Theo Chi cục Kiểm lâm, An Giang đang quản lý 123 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi, với gần 150 nghìn cá thể, gồm 38 loài. Trong đó, có 55 cơ sở gây nuôi cá sấu nước ngọt, với hai cơ sở được cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp chứng nhận, được phép xuất khẩu. Cạnh đó, hiện tỉnh có khoảng 263 ha với 305 hộ gia đình gây trồng và cấy nhân tạo trầm hương.
Trại cá sấu Út Tuyết, gây nuôi theo tiêu chuẩn CITES, thuộc phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc
Công tác kiểm soát, kiểm tra các hoạt động vận chuyển, mua, bán phát hiện 73 vụ vi phạm, đã xử phạt vi phạm hành chính 68 vụ. Người dân đã tự nguyện giao nộp thả về môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao về cho các trung tâm cứu hộ với số lượng 64 cá thể, gồm gấu ngựa, trăn, mèo rừng...
Kiến nghị đoàn công tác, An Giang đề xuất hỗ trợ kinh phí hằng năm cho việc thực thi Công ước CITES. Trang bị các công cụ, dụng cụ cho các lực lượng chuyên ngành để đảm bảo an toàn khi bắt, xử lý các loài động vật hoang dã gây nguy hại cộng đồng. Riêng Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể cho địa phương về việc quản lý các cơ sở mua bán cá, chim, thú kiểng hoang dã.
Ông Thiệu Văn Đoàn, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú giới thiệu mô hình nuôi chồn hương, cua đinh, rùa đất lớn và rùa răng
Theo Chi cục Kiểm lâm, An Giang đang quản lý 123 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi, với gần 150 nghìn cá thể, gồm 38 loài. Trong đó, có 55 cơ sở gây nuôi cá sấu nước ngọt, với hai cơ sở được cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp chứng nhận, được phép xuất khẩu. Cạnh đó, hiện tỉnh có khoảng 263 ha với 305 hộ gia đình gây trồng và cấy nhân tạo trầm hương.
Trại cá sấu Út Tuyết, gây nuôi theo tiêu chuẩn CITES, thuộc phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc
Công tác kiểm soát, kiểm tra các hoạt động vận chuyển, mua, bán phát hiện 73 vụ vi phạm, đã xử phạt vi phạm hành chính 68 vụ. Người dân đã tự nguyện giao nộp thả về môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao về cho các trung tâm cứu hộ với số lượng 64 cá thể, gồm gấu ngựa, trăn, mèo rừng...
Kiến nghị đoàn công tác, An Giang đề xuất hỗ trợ kinh phí hằng năm cho việc thực thi Công ước CITES. Trang bị các công cụ, dụng cụ cho các lực lượng chuyên ngành để đảm bảo an toàn khi bắt, xử lý các loài động vật hoang dã gây nguy hại cộng đồng. Riêng Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể cho địa phương về việc quản lý các cơ sở mua bán cá, chim, thú kiểng hoang dã.
Song Thư