Đại hội Đảng các cấp, nhớ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC”
- Được đăng: Thứ năm, 11 Tháng 6 2015 05:15
- Lượt xem: 2523
(TGAG)- Cách đây 67 năm (11/6/1948), giữa thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc". Bây giờ, cả nước ta đã và đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tinh thần “thi đua ái quốc” mà Bác Hồ kính yêu đã kêu gọi cần được tất cả cán bộ, đảng viên và toàn dân chung vai, đoàn kết, nỗ lực thực hiện.
Trong bài kêu gọi này, Bác đã nêu rõ mục đích thi đua ái quốc là diệt giặc “đói khổ”, “dốt nát”, “ngoại xâm”, và cách làm là phải dựa vào “dân” để mang đến “hạnh phúc cho dân”. Bác xác định: “Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua: Làm cho mau. Làm cho tốt. Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến. Toàn diện kháng chiến…”.
Và, cụ thể hơn, Bác kêu gọi: “Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tôi xin: Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc; Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn; Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp; Đồng bào công nông thi đua sản xuất; Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh; Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự nhân dân; Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng.
Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng…”.
Đại hội Đảng các cấp, là dịp để từng đảng viên, từng chi, đảng bộ… tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết mà trong đại hội lần trước chúng ta đã nêu ra; đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phấn đấu đạt tới trong nhiệm kỳ mới. Công việc này cần phải được cấp ủy các cấp xác định như một đợt thi đua để kêu gọi toàn thể đảng viên nỗ lực phấn đấu thực hiện. Trọng tâm của đợt thi đua này nên chăng từng đảng viên xác định trách nhiệm của mình trước tổ chức, trước nhân dân… Một nhiệm kỳ đã qua, mình đã làm được gì? Và chưa làm được gì? Thậm chí phải bằng cái tâm trong sáng của người đảng viên chân chính, nghiêm khắc tự phê mình đã có sai phạm gì không để kịp thời sửa chữa khắc phục.
Và, từng đảng viên phải nghiêm túc xem xét, việc tiến tới đại hội các cấp, bản thân mình có bị cuốn theo những trò… cạnh tranh không lành mạnh với đồng chí mình, không đúng với tinh thần thi đua; hoặc co mình, bình chân như vại, quan sát, thủ thế… đến mức không dám làm gì ảnh hưởng đến số phiếu sẽ bầu cho mình, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà mình đang đảm nhận; hoặc chạy theo hình thức, báo cáo láo… để vươn tới mục tiêu cá nhân muốn đạt…
Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức đại hội Đảng các cấp, nên chăng Đảng ta cần xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trên tinh thần THI ĐUA của những người cộng sản với mục tiêu hướng tới là “hạnh phúc cho dân” như “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” của Bác Hồ đã kêu gọi từ ngày 11/6/1948… Đây cũng là một trong những việc mà chúng ta cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
Trong bài kêu gọi này, Bác đã nêu rõ mục đích thi đua ái quốc là diệt giặc “đói khổ”, “dốt nát”, “ngoại xâm”, và cách làm là phải dựa vào “dân” để mang đến “hạnh phúc cho dân”. Bác xác định: “Vì vậy bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua: Làm cho mau. Làm cho tốt. Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến. Toàn diện kháng chiến…”.
Và, cụ thể hơn, Bác kêu gọi: “Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tôi xin: Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc; Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn; Đồng bào công thương thi đua mở mang doanh nghiệp; Đồng bào công nông thi đua sản xuất; Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh; Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự nhân dân; Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng.
Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng…”.
Đại hội Đảng các cấp, là dịp để từng đảng viên, từng chi, đảng bộ… tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết mà trong đại hội lần trước chúng ta đã nêu ra; đồng thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phấn đấu đạt tới trong nhiệm kỳ mới. Công việc này cần phải được cấp ủy các cấp xác định như một đợt thi đua để kêu gọi toàn thể đảng viên nỗ lực phấn đấu thực hiện. Trọng tâm của đợt thi đua này nên chăng từng đảng viên xác định trách nhiệm của mình trước tổ chức, trước nhân dân… Một nhiệm kỳ đã qua, mình đã làm được gì? Và chưa làm được gì? Thậm chí phải bằng cái tâm trong sáng của người đảng viên chân chính, nghiêm khắc tự phê mình đã có sai phạm gì không để kịp thời sửa chữa khắc phục.
Và, từng đảng viên phải nghiêm túc xem xét, việc tiến tới đại hội các cấp, bản thân mình có bị cuốn theo những trò… cạnh tranh không lành mạnh với đồng chí mình, không đúng với tinh thần thi đua; hoặc co mình, bình chân như vại, quan sát, thủ thế… đến mức không dám làm gì ảnh hưởng đến số phiếu sẽ bầu cho mình, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà mình đang đảm nhận; hoặc chạy theo hình thức, báo cáo láo… để vươn tới mục tiêu cá nhân muốn đạt…
Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức đại hội Đảng các cấp, nên chăng Đảng ta cần xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trên tinh thần THI ĐUA của những người cộng sản với mục tiêu hướng tới là “hạnh phúc cho dân” như “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” của Bác Hồ đã kêu gọi từ ngày 11/6/1948… Đây cũng là một trong những việc mà chúng ta cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
Mai Bửu Minh