Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm
Sức lan tỏa của cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm chủ đề học tập Bác
- Được đăng: Thứ ba, 19 Tháng 2 2019 15:42
- Lượt xem: 2313
(TGAG)- Chỉ còn gần 1 tháng nữa là kết thúc nhận bài dự thi Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018 – 2019. Do đó, khâu tiếp nhận, chấm chọn và tổ chức lễ trao giải đang được gấp rút thực hiện.
Nhiều đơn vị tích cực phát động tham gia
Theo Ban Tổ chức cuộc thi, ngay từ khi cuộc thi được phát động, Ban Tuyên giáo huyện, thị xã, thành phố, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo... đã có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc tất cả đơn vị, địa phương, phòng ban, trường học tích cực tham gia, hưởng ứng và tuyên truyền để cá nhân, tổ chức tích cực tham gia cuộc thi. Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí đã phát động; đăng phát tin, bài, phóng sự quảng bá về cuộc thi, cũng như các tác phẩm chất lượng cao tham gia cuộc thi. Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cuộc thi đến các văn nghệ sĩ. Qua đó, đã nhận được khá nhiều bài ca cổ từ hội viên các cấp tham dự cuộc thi. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản chỉ đạo thi đua trong toàn ngành về việc tích cực hưởng ứng cuộc thi. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, địa phương tích cực triển khai cuộc thi. Điển hình như TX.Tân Châu phát động cuộc thi cấp thị xã, nhằm chấm chọn và gửi các tác phẩm xuất sắc tham dự. Huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, TP. Châu Đốc... tích cực vận động mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng; chú trọng tới đối tượng, thành phần có khả năng, năng lực sáng tác.
Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tân Văn Ngữ, kiêm Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, nhận định: “Nhìn chung, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên và quần chúng nhân dân. Điểm nổi bật là các huyện, thị, thành và nhiều sở, ngành đã tích cực ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở hưởng ứng cuộc thi. Điều đó tạo sinh khí và sức lan tỏa cho cuộc thi. Tính đến thời điểm này, Ban Tổ chức nhận được hơn 300 bài dự thi ở các thể loại. Trong đó, có nhiều tác giả chuyên lẫn không chuyên đang công tác, sinh sống ở trong và ngoài tỉnh gửi bài dự thi”.
Lưu ý đảm bảo tác phẩm đúng thể lệ cuộc thi
Qua bước đầu tiếp nhận, thống kê và phân loại tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý. Thứ nhất, tiến độ gửi bài dự thi vẫn còn khá chậm. Nguyên nhân do chưa đến hạn cuối nên các tác giả, địa phương chưa tích cực dự thi. Thứ hai, một số tác phẩm dự thi ở đơn vị, địa phương phạm quy khi chưa được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc chưa nêu rõ tác phẩm được đăng phát hay chưa; hình thức thể loại chưa đúng, thiếu hình ảnh minh họa cho bài viết...
Theo thể lệ, ngày 15-3 là hạn cuối nhận bài dự thi, ngày 17-5 sẽ tổ chức trao giải, phát thưởng tại Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang. Đối tượng dự thi bao gồm mọi công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, thành phần, độ tuổi, tâm huyết với An Giang, có sáng tác mới, bài viết về An Giang phù hợp với chủ đề cuộc thi. Thể loại dự thi gồm ký văn học, bài ca cổ, bài phản ánh, bài viết về gương người tốt việc tốt; phóng sự truyền hình; phóng sự truyền thanh; câu chuyện truyền thanh. Trừ thể loại bài ca cổ, các thể loại khác đều phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng từ tháng 1-2018. Mỗi tác phẩm dự thi phải điền đầy đủ tên thật, bút danh, địa chỉ và số điện thoại tác giả; có xác nhận đã được đăng, phát ở đâu, thời điểm nào. Mỗi tác phẩm báo in phải có kèm 1-2 ảnh; tác phẩm báo điện tử phải có đầy đủ thông tin về địa chỉ mạng, ngày tháng đăng, bút danh, tên thật và địa chỉ tác giả. Tác giả phải chịu trách nhiệm về tính chân thật của tác phẩm và tác quyền.
Tại cuộc họp thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký cuộc thi ngày 19-2, đồng chí Tân Văn Ngữ đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động, quảng bá cho cuộc thi. Các ngành thành viên Ban Tổ chức chủ động phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho Ban Giám khảo cuộc thi trong việc tập hợp và tổ chức chấm chọn các tác phẩm theo từng thể loại, đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích, thể lệ và tiến độ thời gian theo quy định. Đặc biệt, chủ động xét chọn và giới thiệu cho Ban Tổ chức xem xét trao giải Quảng bá (chú ý số lượng, hồ sơ khen tặng theo đúng quy định). Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật chủ động tham mưu cho Ban Tổ chức trong việc tập hợp, biên tập, thiết kế, in ấn các ấn phẩm đạt giải trong cuộc thi. Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang sớm xây dựng kịch bản chi tiết cho Lễ tổng kết cuộc thi.
Bài, ảnh: GIA KHÁNH
Nhiều đơn vị tích cực phát động tham gia
Theo Ban Tổ chức cuộc thi, ngay từ khi cuộc thi được phát động, Ban Tuyên giáo huyện, thị xã, thành phố, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo... đã có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc tất cả đơn vị, địa phương, phòng ban, trường học tích cực tham gia, hưởng ứng và tuyên truyền để cá nhân, tổ chức tích cực tham gia cuộc thi. Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí đã phát động; đăng phát tin, bài, phóng sự quảng bá về cuộc thi, cũng như các tác phẩm chất lượng cao tham gia cuộc thi. Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cuộc thi đến các văn nghệ sĩ. Qua đó, đã nhận được khá nhiều bài ca cổ từ hội viên các cấp tham dự cuộc thi. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản chỉ đạo thi đua trong toàn ngành về việc tích cực hưởng ứng cuộc thi. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, địa phương tích cực triển khai cuộc thi. Điển hình như TX.Tân Châu phát động cuộc thi cấp thị xã, nhằm chấm chọn và gửi các tác phẩm xuất sắc tham dự. Huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, TP. Châu Đốc... tích cực vận động mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng; chú trọng tới đối tượng, thành phần có khả năng, năng lực sáng tác.
Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tân Văn Ngữ, kiêm Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, nhận định: “Nhìn chung, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên và quần chúng nhân dân. Điểm nổi bật là các huyện, thị, thành và nhiều sở, ngành đã tích cực ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở hưởng ứng cuộc thi. Điều đó tạo sinh khí và sức lan tỏa cho cuộc thi. Tính đến thời điểm này, Ban Tổ chức nhận được hơn 300 bài dự thi ở các thể loại. Trong đó, có nhiều tác giả chuyên lẫn không chuyên đang công tác, sinh sống ở trong và ngoài tỉnh gửi bài dự thi”.
Lưu ý đảm bảo tác phẩm đúng thể lệ cuộc thi
Qua bước đầu tiếp nhận, thống kê và phân loại tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý. Thứ nhất, tiến độ gửi bài dự thi vẫn còn khá chậm. Nguyên nhân do chưa đến hạn cuối nên các tác giả, địa phương chưa tích cực dự thi. Thứ hai, một số tác phẩm dự thi ở đơn vị, địa phương phạm quy khi chưa được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc chưa nêu rõ tác phẩm được đăng phát hay chưa; hình thức thể loại chưa đúng, thiếu hình ảnh minh họa cho bài viết...
Theo thể lệ, ngày 15-3 là hạn cuối nhận bài dự thi, ngày 17-5 sẽ tổ chức trao giải, phát thưởng tại Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang. Đối tượng dự thi bao gồm mọi công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, thành phần, độ tuổi, tâm huyết với An Giang, có sáng tác mới, bài viết về An Giang phù hợp với chủ đề cuộc thi. Thể loại dự thi gồm ký văn học, bài ca cổ, bài phản ánh, bài viết về gương người tốt việc tốt; phóng sự truyền hình; phóng sự truyền thanh; câu chuyện truyền thanh. Trừ thể loại bài ca cổ, các thể loại khác đều phải được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng từ tháng 1-2018. Mỗi tác phẩm dự thi phải điền đầy đủ tên thật, bút danh, địa chỉ và số điện thoại tác giả; có xác nhận đã được đăng, phát ở đâu, thời điểm nào. Mỗi tác phẩm báo in phải có kèm 1-2 ảnh; tác phẩm báo điện tử phải có đầy đủ thông tin về địa chỉ mạng, ngày tháng đăng, bút danh, tên thật và địa chỉ tác giả. Tác giả phải chịu trách nhiệm về tính chân thật của tác phẩm và tác quyền.
Tại cuộc họp thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký cuộc thi ngày 19-2, đồng chí Tân Văn Ngữ đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động, quảng bá cho cuộc thi. Các ngành thành viên Ban Tổ chức chủ động phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho Ban Giám khảo cuộc thi trong việc tập hợp và tổ chức chấm chọn các tác phẩm theo từng thể loại, đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích, thể lệ và tiến độ thời gian theo quy định. Đặc biệt, chủ động xét chọn và giới thiệu cho Ban Tổ chức xem xét trao giải Quảng bá (chú ý số lượng, hồ sơ khen tặng theo đúng quy định). Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật chủ động tham mưu cho Ban Tổ chức trong việc tập hợp, biên tập, thiết kế, in ấn các ấn phẩm đạt giải trong cuộc thi. Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang sớm xây dựng kịch bản chi tiết cho Lễ tổng kết cuộc thi.
Các tác phẩm thể loại ký văn học, bài ca cổ gửi về địa chỉ: Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang (số 43, đường Nguyễn Văn Cưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Các tác phẩm thể loại bài phản ánh, gương người tốt việc tốt gửi về: Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh An Giang (số 399B, đường Hà Hoàng Hổ, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Các tác phẩm thể loại Phóng sự truyền hình, Phóng sự truyền thanh, Câu chuyện truyền thanh gửi về địa chỉ: Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang (số 852, đường Trần Hưng Đạo, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngoài bì thư, trên tác phẩm ghi rõ: Tác phẩm dự thi Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018-2019. |
Bài, ảnh: GIA KHÁNH