An Giang: Thực hiện tinh giảm biên chế sẽ giúp tiết kiệm 134 tỷ đồng/năm
- Được đăng: Thứ ba, 17 Tháng 7 2018 08:01
- Lượt xem: 4004
(TGAG)- Thực hiện tinh giảm biên chế sẽ giúp An Giang tiết kiệm 134 tỷ đồng/năm là kết luận được đưa ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang mở rộng để cho ý kiến một số chủ trương cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII được tổ chức vào ngày 16/7.
Đồng chí Thái Hữu Phép, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, Đề án “Một số vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn tỉnh An Giang”, trong giai đoạn 2016-2030, tỉnh An Giang sẽ tinh giảm 5.043 biên chế; trong đó giảm do thực hiện kiêm nhiệm, hợp nhất và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh huyện, cấp huyện là 505/4.153 người; giảm do kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức xã 312/3.353 người; giảm do kiêm nhiệm và khoán đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.560/2.983 người, khóm ấp 2.664/7.061 người.
Việc thực hiện tinh giảm biên chế về hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được cũng cố, hoàn thiện, đảm bảo đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng và cơ cấu hợp lý, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực thực tiễn và kỹ năng chuyên môn cao, ngang tầm nghiệm vụ.
Đặc biệt, khi thực hiện lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng trong 3 năm đầu (từ nay đến hết 2020) sắp xếp bố trí lại, từng bước giảm dần nhân sự (bao gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn) thì phần kinh phí tiết kiệm trong 3 năm này sẽ dần được hiện thực hóa (134 tỷ đồng), có thể đủ để giải quyết chính sách cho số cán bộ đã giảm (121 tỷ đồng). Từ năm thứ 4 trở đi (2021-2030) dự tính ngân sách sẽ tiết kiệm được khoảng 134 tỷ đồng/năm.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, An Giang là một tỉnh có quy mô dân số đông, bộ máy cán bộ lớn; năm 2015, toàn tỉnh có có trên 39.070 biên chế (nhà nước là 38.861 biên chế, khối Đảng, đoàn thể là 209 biên chế) với 985 đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó có 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; 192 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh; 762 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 22 đơn vị sự nghiệp trực thuộc khối Đảng, đoàn thể.
Theo lộ trình từ nay đến năm 2030, An Giang sẽ giảm 6.307 biên chế (trong đó lĩnh vực giáo dục giảm 2.176 biên chế; các lĩnh vực khác giảm 4.131 biên chế); giảm 188 đơn vị sự nghiệp công lập; có 78 đơn vị tự chủ tài chính; 15 đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác chuyển đổi thành công ty cổ phần; giảm chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước 457,582 tỷ đổng.
Đề đề án sớm được triển khai và đạt được kết quả tốt nhất đòi hỏi sự vào cuộc một các quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu.
Việc triển khai thực hiện phải làm từng bước, theo lộ trình, không nôn nóng, làm đến đâu chất lượng đến đó, tất cả hướng đến một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong xu hướng hội nhập quốc tế. Rà soát, sắp xếp giảm số lượng cán bộ, viên chức không đủ tiêu chuẩn, góp phần thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế của Trung ương.
Đối với việc nhất thể hóa một số chức danh ở cấp huyện và cấp xã thì sẽ trình Ban Thường vụ xin ý kiến sau đó triển khai thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện; nhân rộng mô mình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh, phấn đấu cuối năm 2018 có 92/156 đơn vị thực hiện (chiến 59%); trong đó mỗi huyện phải đạt tỷ lệ tối thiểu 50%; đến hết năm 2020 156/156 đơn vị thực hiện (chiếm 100%).
Mở rộng thí điểm mô hình bí thư cấp ủy đổng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ở một số địa phương có đủ điều kiện (ngoài thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú đang thực hiện); hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thành văn phòng cấp ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở những địa phương thực hiện thí điểm bí thư cấp ủy đổng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; mở rộng mô hình trưởng ban Dân vận đồng thời là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; tiến tới hợp nhất Ban Dân vận và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện thành một cơ quan là Ban dân vận-Mặt trận ở những địa phương có đủ điều kiện. Đối với cấp tỉnh sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Bí thư tỉnh ủy đề nghị tỉnh cần sớm hoàn chỉnh đề án để trình về Trung ương xin ý kiến; đặc biệt là việc xin ý kiến Trung ương cho An Giang thí điểm việc hợp nhất một số sở, ban ngành từ năm 2019. Cụ thể, hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ; ban tổ chức cấp ủy cấp huyện với phòng nội vụ thành cơ quan là Ban Tổ chức-Nội vụ; hợp nhất Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh Tra tỉnh; ủy ban kiểm tra cấp ủy huyện với thanh tra huyện thành cơ quan Ủy ban Kiểm tra-Thanh tra; hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Sở Thông tin và Truyền thông thành một cơ quan là Ban Tuyên giáo-Thông tin và Truyền thông, ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị và phòng văn hóa thông tin cấp huyện thành một cơ quan là ban tuyên giáo văn hóa thông tin; hợp nhất Đảng ủy khối Dân chính Đảng và Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh do tương đồng về chức năng, nhiệm vụ; hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung. Sát nhập Ban Tôn giáo (thuộc Sở Nội vụ) với Ban Dân tộc tỉnh thành một cơ quan là Ban Dân tộc-Tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý, từng ngành, từng đơn vị phải chủ động nghiên cứu, hoàn thiện đề án của đơn vị mình trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả cũng như tác động của đề án, để khi Đề án của tỉnh được Trung ương thông qua có thể triển khai thực hiện được ngay.
Đồng chí Thái Hữu Phép, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, Đề án “Một số vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên địa bàn tỉnh An Giang”, trong giai đoạn 2016-2030, tỉnh An Giang sẽ tinh giảm 5.043 biên chế; trong đó giảm do thực hiện kiêm nhiệm, hợp nhất và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh huyện, cấp huyện là 505/4.153 người; giảm do kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức xã 312/3.353 người; giảm do kiêm nhiệm và khoán đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.560/2.983 người, khóm ấp 2.664/7.061 người.
Việc thực hiện tinh giảm biên chế về hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được cũng cố, hoàn thiện, đảm bảo đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng và cơ cấu hợp lý, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực thực tiễn và kỹ năng chuyên môn cao, ngang tầm nghiệm vụ.
Đặc biệt, khi thực hiện lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng trong 3 năm đầu (từ nay đến hết 2020) sắp xếp bố trí lại, từng bước giảm dần nhân sự (bao gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn) thì phần kinh phí tiết kiệm trong 3 năm này sẽ dần được hiện thực hóa (134 tỷ đồng), có thể đủ để giải quyết chính sách cho số cán bộ đã giảm (121 tỷ đồng). Từ năm thứ 4 trở đi (2021-2030) dự tính ngân sách sẽ tiết kiệm được khoảng 134 tỷ đồng/năm.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, An Giang là một tỉnh có quy mô dân số đông, bộ máy cán bộ lớn; năm 2015, toàn tỉnh có có trên 39.070 biên chế (nhà nước là 38.861 biên chế, khối Đảng, đoàn thể là 209 biên chế) với 985 đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó có 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; 192 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh; 762 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 22 đơn vị sự nghiệp trực thuộc khối Đảng, đoàn thể.
Theo lộ trình từ nay đến năm 2030, An Giang sẽ giảm 6.307 biên chế (trong đó lĩnh vực giáo dục giảm 2.176 biên chế; các lĩnh vực khác giảm 4.131 biên chế); giảm 188 đơn vị sự nghiệp công lập; có 78 đơn vị tự chủ tài chính; 15 đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác chuyển đổi thành công ty cổ phần; giảm chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước 457,582 tỷ đổng.
Đề đề án sớm được triển khai và đạt được kết quả tốt nhất đòi hỏi sự vào cuộc một các quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu.
Việc triển khai thực hiện phải làm từng bước, theo lộ trình, không nôn nóng, làm đến đâu chất lượng đến đó, tất cả hướng đến một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong xu hướng hội nhập quốc tế. Rà soát, sắp xếp giảm số lượng cán bộ, viên chức không đủ tiêu chuẩn, góp phần thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế của Trung ương.
Đối với việc nhất thể hóa một số chức danh ở cấp huyện và cấp xã thì sẽ trình Ban Thường vụ xin ý kiến sau đó triển khai thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện; nhân rộng mô mình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh, phấn đấu cuối năm 2018 có 92/156 đơn vị thực hiện (chiến 59%); trong đó mỗi huyện phải đạt tỷ lệ tối thiểu 50%; đến hết năm 2020 156/156 đơn vị thực hiện (chiếm 100%).
Mở rộng thí điểm mô hình bí thư cấp ủy đổng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ở một số địa phương có đủ điều kiện (ngoài thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú đang thực hiện); hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thành văn phòng cấp ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở những địa phương thực hiện thí điểm bí thư cấp ủy đổng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; mở rộng mô hình trưởng ban Dân vận đồng thời là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; tiến tới hợp nhất Ban Dân vận và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện thành một cơ quan là Ban dân vận-Mặt trận ở những địa phương có đủ điều kiện. Đối với cấp tỉnh sẽ thực hiện vào thời điểm thích hợp trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Bí thư tỉnh ủy đề nghị tỉnh cần sớm hoàn chỉnh đề án để trình về Trung ương xin ý kiến; đặc biệt là việc xin ý kiến Trung ương cho An Giang thí điểm việc hợp nhất một số sở, ban ngành từ năm 2019. Cụ thể, hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ; ban tổ chức cấp ủy cấp huyện với phòng nội vụ thành cơ quan là Ban Tổ chức-Nội vụ; hợp nhất Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh Tra tỉnh; ủy ban kiểm tra cấp ủy huyện với thanh tra huyện thành cơ quan Ủy ban Kiểm tra-Thanh tra; hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Sở Thông tin và Truyền thông thành một cơ quan là Ban Tuyên giáo-Thông tin và Truyền thông, ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị và phòng văn hóa thông tin cấp huyện thành một cơ quan là ban tuyên giáo văn hóa thông tin; hợp nhất Đảng ủy khối Dân chính Đảng và Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh do tương đồng về chức năng, nhiệm vụ; hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung. Sát nhập Ban Tôn giáo (thuộc Sở Nội vụ) với Ban Dân tộc tỉnh thành một cơ quan là Ban Dân tộc-Tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý, từng ngành, từng đơn vị phải chủ động nghiên cứu, hoàn thiện đề án của đơn vị mình trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả cũng như tác động của đề án, để khi Đề án của tỉnh được Trung ương thông qua có thể triển khai thực hiện được ngay.
Công Mạo