Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Thái Lan trong khối Asean
- Được đăng: Thứ hai, 21 Tháng 8 2017 13:58
- Lượt xem: 2467
(TGAG)- Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 06-8-1976. Nhân chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 6-2013), hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược” và trở thành hai nước trong khối ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhau. Tiếp đó, hai bên đã ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018. Tháng 7-2015, tại cuộc họp Chính phủ (Nội các) chung lần thứ ba, hai bên nâng quan hệ thành “Đối tác chiến lược tăng cường”, tạo động lực đưa các mặt hợp tác song phương được mở rộng và đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai bên, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước.
Nhìn lại hơn 40 năm qua, có thể khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước liên tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực: Quan hệ chính trị được duy trì tốt đẹp, hai bên đã thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp. Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng đạt hiệu quả cao…
Trong lĩnh vực thương mại-đầu tư, Thái Lan là một đối tác quan trọng của Việt Nam cũng như Việt Nam là một trong các đối tác thương mại chủ yếu của Thái Lan ở châu Á. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan trong nhiều năm qua không ngừng gia tăng, từ 5,78 tỷ USD (năm 2009) tăng lên 9,41 tỷ USD (năm 2013). Năm 2014 đạt 10,59 tỷ USD (tăng 12,5% so với năm 2013), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,11 tỷ USD; năm 2015 đạt 11,5 tỷ USD (tăng 8,6% so với năm 2014), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 8,3 tỷ USD. Năm 2016 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 8,9% so năm 2015; trong sáu tháng đầu năm 2017 đạt gần bảy tỷ USD, tăng 22,5% so cùng kỳ năm 2016.
Thái-lan hiện là nước đầu tư đứng thứ 10 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 458 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực, có tổng số vốn đăng ký đạt gần 8,2 tỷ USD.
Hợp tác an ninh - quốc phòng song phương không ngừng được thúc đẩy, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; hợp tác trao đổi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra chung trên biển, các chuyến thăm của các đoàn quân sự, an ninh hai nước diễn ra thường kỳ và ngày càng đạt hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực văn hóa, sự tương đồng về văn hóa, xã hội là cơ sở thuận lợi để Việt Nam và Thái Lan tăng cường xây dựng mối quan hệ giao lưu giữa nhân dân hai nước. Trong những năm gần đây, hai bên tích cực mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, như các hoạt động giao lưu nghệ thuật biểu diễn, trại sáng tác mỹ thuật, trưng bày triển lãm, tham gia các hội thảo về văn hóa nghệ thuật tại mỗi nước. Hằng năm, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ “Ngày Thái Lan tại Việt Nam” và “Hội chợ triển lãm thương mại Thái Lan tại Việt Nam”. Thái Lan cũng triển khai, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng, quản lý, phát huy hiệu quả Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh U-đông Tha-ni và tỉnh Na-khon Pha-nom. Hai bên cũng tích cực ủng hỗ lẫn nhau trong các hoạt động, dự án hợp tác văn hóa, nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác đa phương của Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN.
Đặc biệt, ngày 19-5-2016, Việt Nam và Thái Lan đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Na-khom Pha-nom. Công trình được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 3 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giao lưu nhân dân, hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai nước.
Hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan thời gian qua được chú trọng trong cả khuôn khổ song phương và đa phương. Với nhiều lợi thế, như miễn thị thực song phương, vị trí địa lý gần, đường bay thuận tiện, Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 12 thị trường gửi khách hàng đầu của nhau. Lượng khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam đứng thứ 10 trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và đứng thứ 4 trong nhóm các nước ASEAN. Khách du lịch Việt Nam cũng chọn Thái Lan là một trong những điểm đến ưa thích. Hằng năm, cơ quan du lịch quốc gia và doanh nghiệp hai nước thường xuyên tham gia các hội chợ, hội thảo, sự kiện, được tổ chức tại hai nước nhằm thúc đẩy lượng khách trao đổi...
Về khoa học - công nghệ, Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ hợp tác khoa học - công nghệ từ năm 1997 thông qua việc ký kết Hiệp định hợp tác về khoa học - công nghệ giữa Chính phủ hai nước. Trên cơ sở Hiệp định, hai bên tiến hành các khóa họp thường niên hai năm một lần ở cấp bộ trưởng, và đến nay đã tổ chức được 6 khóa họp luân phiên ở hai nước. Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường xây dựng và triển khai nhiều dự án hợp tác nghiên cứu chung có sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ hai nước; trao đổi chuyên gia, các nhà khoa học để nghiên cứu, khảo sát, đào tạo về một số lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực hiện đang là thế mạnh của Thái Lan, như công nghệ sinh học, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sau thu hoạch... Hiện hai nước đang chuẩn bị ký kết Thỏa thuận hợp tác về khoa học - công nghệ để phù hợp với điều kiện tình hình mới.
Về hợp tác giáo dục - đào tạo, hằng năm, Chính phủ Thái Lan cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục của Thái Lan cũng cấp một số chương trình học bổng ngắn hạn cho các sinh viên Việt Nam. Song song với đó, Chính phủ Thái Lan hiện đang hỗ trợ dạy tiếng Thái cho 5 trường đại học của Việt Nam, nhằm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu học tiếng Thái của học sinh, sinh viên Việt Nam và góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, công ty của Thái Lan muốn triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và ngược lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước cũng thống nhất mở các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Thái Lan và người Việt Nam đang dạy tiếng Việt trong các trường học ở Thái Lan hoặc trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác tổ chức Chương trình giao lưu thanh niên luân phiên tại Thái Lan và Việt Nam từ năm 2009 đến nay. Đặc biệt, ngày 8-6-2012, Việt Nam đã phê chuẩn Hiến chương AIT do Viện Công nghệ châu Á (AIT) của Thái Lan khởi xướng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan cũng như với các nước tham gia Hiến chương.
Về hợp tác nông nghiệp, Việt Nam và Thái Lan đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác về thủy hải sản. Theo thỏa thuận này, hai bên nhất trí hợp tác ngăn chặn và giải quyết tình trạng tàu cá hai nước vi phạm lãnh hải của nhau, tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm về nuôi trồng, phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh thủy sản, quản lý chất lượng hàng thủy sản và thúc đẩy thương mại thủy sản giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí xúc tiến công tác chuẩn bị và đi tới ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRA) về công tác kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh hàng hóa thủy sản; thúc đẩy đầu tư liên doanh, hợp tác trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản; tăng cường hợp tác nghiên cứu, giáo dục đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý trong lĩnh vực này; thúc đẩy đàm phán với các đối tác khác trong ASEAN về quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản trong khu vực. Bên cạnh đó, hai nước tiếp tục thực hiện thỏa thuận ngày 15-5-2009 về hợp tác gạo, mở rộng hợp tác giữa 5 nước thành viên của ACMECS (Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Công); thiết lập “đường dây nóng” để giải quyết kịp thời các vướng mắc....
Về giao thông vận tải, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam và Thái Lan đều tích cực tham gia xây dựng, ký kết và phê duyệt 3 Hiệp định Đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng hóa, tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng không cùng các nghị định thư thực hiện. Như vậy, cho đến nay thị trường vận tải hàng không Việt Nam - Thái Lan đã tự do hóa toàn bộ (cả trên cơ sở thỏa thuận song phương và trong khuôn khổ ASEAN). Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đường bộ hiện nằm trong khuôn khổ hợp tác khu vực ASEAN, GMS và Hiệp định liên chính phủ về đường bộ châu Á.
Ngày 17/08/2017, nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Thái-lan.
Thủ tướng Chan-o-cha bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên thăm chính thức Thái Lan trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhấn mạnh sự gắn bó, thông hiểu và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ định hướng quan hệ hợp tác hai bên phát triển tốt đẹp.
Thủ tướng hai nước hài lòng về những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong hơn 40 năm qua; ghi nhận mối quan hệ ngày càng đi vào ổn định, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt kể từ khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2013.
Để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế song phương và nhất trí thúc đẩy sớm tổ chức các cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Song phương lần thứ 3, Họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3, Ủy ban hợp tác thương mại lần thứ 3 và đặc biệt là Cuộc họp Chính phủ chung lần thứ 4.
Về kinh tế, hai bên khẳng định nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ đô la Mỹ trước năm 2020; hỗ trợ nhau trở thành trung tâm thu hút đầu tư thương mại của khu vực; nhất trí tạo điều kiện cho hàng hóa mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau; thúc đẩy hợp tác về gạo.
Thủ tướng Chan-o-cha khẳng định khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thiết yếu cho phát triển của Việt Nam như du lịch, công nghiệp phụ trợ, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, nông thuỷ sản.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác an ninh-quốc phòng là một trong các trụ cột của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan; nhất trí tăng cường trao đổi quan điểm, chính sách quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác thực tế giữa các quân, binh chủng.
Hai bên cũng tái khẳng định cam kết không cho phép cá nhân hay tổ chức lợi dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hoạt động chống phá nước kia; phối hợp phòng, chống khủng bố và các loại hình tội phạm; tăng cường hợp tác xử lý các vấn đề trên biển; thúc đẩy đàm phán Hiệp định Dẫn độ và Tương trợ tư pháp về hình sự.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU).
Về kết nối giữa hai nền kinh tế, hai bên nhất trí đẩy mạnh kết nối vận tải đa phương thức bao gồm cả đường bộ, đường biển và hàng không giữa hai nước và trong tiểu vùng như tuyến xe buýt nối Thái Lan – Lào – Việt Nam, tuyến vận tải ven biển giữa Thái Lan – Campuchia – Việt Nam; mở thêm các chặng bay mới kết nối Việt Nam và Thái Lan như chặng Quảng Bình – Chiang Mai.
Hai Thủ tướng cũng đạt nhất trí cao trong việc đề ra các biện pháp thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác như lao động, thương mại nông nghiệp, du lịch, khoa học kỹ thuật, văn hoá và giao lưu nhân dân. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn và đề nghị phía Thái Lan tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho Cộng đồng người Việt tại Thái Lan hội nhập, phát triển và đề nghị phía Thái Lan sớm cấp giấy thông hành cho các Việt kiều cao tuổi.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai Thủ tướng cũng trao đổi sâu rộng các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên chia sẻ tầm nhìn và cam kết tăng cường hợp tác song phương trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như tiểu vùng sông Mê Công, ACMECS, ASEAN, ACD, Hành lang Kinh tế Đông – Tây, APEC và LHQ. Nhân dịp này, Thủ tướng Chan-o-cha khẳng định sẽ tham dự HNCC APEC tháng 11/2017 tại Đà Nẵng và Thái Lan ủng hộ các sáng kiến của Việt Nam trong khuôn khổ APEC, trong đó có sáng kiến Tầm nhìn APEC.
Nhìn lại chặng đường 50 năm ASEAN, hai nhà lãnh đạo vui mừng trước sự trưởng thành và lớn mạnh của Cộng đồng, trở thành cơ chế hợp tác quan trọng đối với chính ASEAN và với các nước trong và ngoài khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thái Lan, một trong những nước sáng lập Hiệp hội luôn giữ vai trò tích cực đối với các vấn đề an ninh chiến lược và phát triển Cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Chan-o-cha nhấn mạnh vai trò ngày một năng động, chủ động, trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN và tin rằng quan hệ hai nước trong khuôn khổ Hiệp hội sẽ tiếp tục chặt chẽ và đóng góp vào thành công chung của ASEAN.
Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước ASEAN khác nhằm củng cố đoàn kết, giữ vững lập trường, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề thách thức đối với hòa bình và an ninh của khu vực.
Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định cũng như an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; nhấn mạnh các bên cần bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); xây dựng, duy trì và nâng cao lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; tôn trọng các nguyên tắc tự kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các Bên ở Biển Đông (COC).
Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các Bản ghi nhớ giữa các bộ ngành hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng; và các bản ghi nhớ khác giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng cơ mật hoàng gia Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự quan tâm của hoàng gia trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng cơ mật chia sẻ Hoàng gia và Chính phủ Thái Lan luôn coi trọng và ưu tiên quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực, thể hiện qua việc Việt Nam hiện là Đối tác chiến lược duy nhất của Thái Lan trong ASEAN.
Việt Nam và Thái Lan có khá nhiều nét tương đồng về văn hóa, gần gũi với nhau về mặt địa lý. Thực tế hơn 40 năm quan hệ hợp tác đã minh chứng, Việt Nam và Thái Lan là những đối tác quan trọng, giàu tiềm năng của nhau. Cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái lan./.
Nhìn lại hơn 40 năm qua, có thể khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước liên tục được duy trì và phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực: Quan hệ chính trị được duy trì tốt đẹp, hai bên đã thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp. Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng đạt hiệu quả cao…
Trong lĩnh vực thương mại-đầu tư, Thái Lan là một đối tác quan trọng của Việt Nam cũng như Việt Nam là một trong các đối tác thương mại chủ yếu của Thái Lan ở châu Á. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan trong nhiều năm qua không ngừng gia tăng, từ 5,78 tỷ USD (năm 2009) tăng lên 9,41 tỷ USD (năm 2013). Năm 2014 đạt 10,59 tỷ USD (tăng 12,5% so với năm 2013), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,11 tỷ USD; năm 2015 đạt 11,5 tỷ USD (tăng 8,6% so với năm 2014), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 8,3 tỷ USD. Năm 2016 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 8,9% so năm 2015; trong sáu tháng đầu năm 2017 đạt gần bảy tỷ USD, tăng 22,5% so cùng kỳ năm 2016.
Thái-lan hiện là nước đầu tư đứng thứ 10 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 458 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực, có tổng số vốn đăng ký đạt gần 8,2 tỷ USD.
Hợp tác an ninh - quốc phòng song phương không ngừng được thúc đẩy, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; hợp tác trao đổi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra chung trên biển, các chuyến thăm của các đoàn quân sự, an ninh hai nước diễn ra thường kỳ và ngày càng đạt hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực văn hóa, sự tương đồng về văn hóa, xã hội là cơ sở thuận lợi để Việt Nam và Thái Lan tăng cường xây dựng mối quan hệ giao lưu giữa nhân dân hai nước. Trong những năm gần đây, hai bên tích cực mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, như các hoạt động giao lưu nghệ thuật biểu diễn, trại sáng tác mỹ thuật, trưng bày triển lãm, tham gia các hội thảo về văn hóa nghệ thuật tại mỗi nước. Hằng năm, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ “Ngày Thái Lan tại Việt Nam” và “Hội chợ triển lãm thương mại Thái Lan tại Việt Nam”. Thái Lan cũng triển khai, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng, quản lý, phát huy hiệu quả Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh U-đông Tha-ni và tỉnh Na-khon Pha-nom. Hai bên cũng tích cực ủng hỗ lẫn nhau trong các hoạt động, dự án hợp tác văn hóa, nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác đa phương của Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN.
Đặc biệt, ngày 19-5-2016, Việt Nam và Thái Lan đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Na-khom Pha-nom. Công trình được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 3 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giao lưu nhân dân, hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai nước.
Hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan thời gian qua được chú trọng trong cả khuôn khổ song phương và đa phương. Với nhiều lợi thế, như miễn thị thực song phương, vị trí địa lý gần, đường bay thuận tiện, Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 12 thị trường gửi khách hàng đầu của nhau. Lượng khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam đứng thứ 10 trong số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và đứng thứ 4 trong nhóm các nước ASEAN. Khách du lịch Việt Nam cũng chọn Thái Lan là một trong những điểm đến ưa thích. Hằng năm, cơ quan du lịch quốc gia và doanh nghiệp hai nước thường xuyên tham gia các hội chợ, hội thảo, sự kiện, được tổ chức tại hai nước nhằm thúc đẩy lượng khách trao đổi...
Về khoa học - công nghệ, Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ hợp tác khoa học - công nghệ từ năm 1997 thông qua việc ký kết Hiệp định hợp tác về khoa học - công nghệ giữa Chính phủ hai nước. Trên cơ sở Hiệp định, hai bên tiến hành các khóa họp thường niên hai năm một lần ở cấp bộ trưởng, và đến nay đã tổ chức được 6 khóa họp luân phiên ở hai nước. Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường xây dựng và triển khai nhiều dự án hợp tác nghiên cứu chung có sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ hai nước; trao đổi chuyên gia, các nhà khoa học để nghiên cứu, khảo sát, đào tạo về một số lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực hiện đang là thế mạnh của Thái Lan, như công nghệ sinh học, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sau thu hoạch... Hiện hai nước đang chuẩn bị ký kết Thỏa thuận hợp tác về khoa học - công nghệ để phù hợp với điều kiện tình hình mới.
Về hợp tác giáo dục - đào tạo, hằng năm, Chính phủ Thái Lan cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục của Thái Lan cũng cấp một số chương trình học bổng ngắn hạn cho các sinh viên Việt Nam. Song song với đó, Chính phủ Thái Lan hiện đang hỗ trợ dạy tiếng Thái cho 5 trường đại học của Việt Nam, nhằm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu học tiếng Thái của học sinh, sinh viên Việt Nam và góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, công ty của Thái Lan muốn triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và ngược lại. Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước cũng thống nhất mở các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Thái Lan và người Việt Nam đang dạy tiếng Việt trong các trường học ở Thái Lan hoặc trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác tổ chức Chương trình giao lưu thanh niên luân phiên tại Thái Lan và Việt Nam từ năm 2009 đến nay. Đặc biệt, ngày 8-6-2012, Việt Nam đã phê chuẩn Hiến chương AIT do Viện Công nghệ châu Á (AIT) của Thái Lan khởi xướng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan cũng như với các nước tham gia Hiến chương.
Về hợp tác nông nghiệp, Việt Nam và Thái Lan đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác về thủy hải sản. Theo thỏa thuận này, hai bên nhất trí hợp tác ngăn chặn và giải quyết tình trạng tàu cá hai nước vi phạm lãnh hải của nhau, tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm về nuôi trồng, phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh thủy sản, quản lý chất lượng hàng thủy sản và thúc đẩy thương mại thủy sản giữa hai nước. Hai bên cũng nhất trí xúc tiến công tác chuẩn bị và đi tới ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRA) về công tác kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh hàng hóa thủy sản; thúc đẩy đầu tư liên doanh, hợp tác trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản; tăng cường hợp tác nghiên cứu, giáo dục đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý trong lĩnh vực này; thúc đẩy đàm phán với các đối tác khác trong ASEAN về quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản trong khu vực. Bên cạnh đó, hai nước tiếp tục thực hiện thỏa thuận ngày 15-5-2009 về hợp tác gạo, mở rộng hợp tác giữa 5 nước thành viên của ACMECS (Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Công); thiết lập “đường dây nóng” để giải quyết kịp thời các vướng mắc....
Về giao thông vận tải, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam và Thái Lan đều tích cực tham gia xây dựng, ký kết và phê duyệt 3 Hiệp định Đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng hóa, tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng không cùng các nghị định thư thực hiện. Như vậy, cho đến nay thị trường vận tải hàng không Việt Nam - Thái Lan đã tự do hóa toàn bộ (cả trên cơ sở thỏa thuận song phương và trong khuôn khổ ASEAN). Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đường bộ hiện nằm trong khuôn khổ hợp tác khu vực ASEAN, GMS và Hiệp định liên chính phủ về đường bộ châu Á.
Ngày 17/08/2017, nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Thái-lan.
Thủ tướng Chan-o-cha bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên thăm chính thức Thái Lan trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhấn mạnh sự gắn bó, thông hiểu và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ định hướng quan hệ hợp tác hai bên phát triển tốt đẹp.
Thủ tướng hai nước hài lòng về những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong hơn 40 năm qua; ghi nhận mối quan hệ ngày càng đi vào ổn định, phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt kể từ khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2013.
Để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế song phương và nhất trí thúc đẩy sớm tổ chức các cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Song phương lần thứ 3, Họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3, Ủy ban hợp tác thương mại lần thứ 3 và đặc biệt là Cuộc họp Chính phủ chung lần thứ 4.
Về kinh tế, hai bên khẳng định nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ đô la Mỹ trước năm 2020; hỗ trợ nhau trở thành trung tâm thu hút đầu tư thương mại của khu vực; nhất trí tạo điều kiện cho hàng hóa mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau; thúc đẩy hợp tác về gạo.
Thủ tướng Chan-o-cha khẳng định khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thiết yếu cho phát triển của Việt Nam như du lịch, công nghiệp phụ trợ, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, nông thuỷ sản.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác an ninh-quốc phòng là một trong các trụ cột của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan; nhất trí tăng cường trao đổi quan điểm, chính sách quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác thực tế giữa các quân, binh chủng.
Hai bên cũng tái khẳng định cam kết không cho phép cá nhân hay tổ chức lợi dụng lãnh thổ nước này để tiến hành các hoạt động chống phá nước kia; phối hợp phòng, chống khủng bố và các loại hình tội phạm; tăng cường hợp tác xử lý các vấn đề trên biển; thúc đẩy đàm phán Hiệp định Dẫn độ và Tương trợ tư pháp về hình sự.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU).
Về kết nối giữa hai nền kinh tế, hai bên nhất trí đẩy mạnh kết nối vận tải đa phương thức bao gồm cả đường bộ, đường biển và hàng không giữa hai nước và trong tiểu vùng như tuyến xe buýt nối Thái Lan – Lào – Việt Nam, tuyến vận tải ven biển giữa Thái Lan – Campuchia – Việt Nam; mở thêm các chặng bay mới kết nối Việt Nam và Thái Lan như chặng Quảng Bình – Chiang Mai.
Hai Thủ tướng cũng đạt nhất trí cao trong việc đề ra các biện pháp thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác như lao động, thương mại nông nghiệp, du lịch, khoa học kỹ thuật, văn hoá và giao lưu nhân dân. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn và đề nghị phía Thái Lan tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho Cộng đồng người Việt tại Thái Lan hội nhập, phát triển và đề nghị phía Thái Lan sớm cấp giấy thông hành cho các Việt kiều cao tuổi.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai Thủ tướng cũng trao đổi sâu rộng các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên chia sẻ tầm nhìn và cam kết tăng cường hợp tác song phương trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như tiểu vùng sông Mê Công, ACMECS, ASEAN, ACD, Hành lang Kinh tế Đông – Tây, APEC và LHQ. Nhân dịp này, Thủ tướng Chan-o-cha khẳng định sẽ tham dự HNCC APEC tháng 11/2017 tại Đà Nẵng và Thái Lan ủng hộ các sáng kiến của Việt Nam trong khuôn khổ APEC, trong đó có sáng kiến Tầm nhìn APEC.
Nhìn lại chặng đường 50 năm ASEAN, hai nhà lãnh đạo vui mừng trước sự trưởng thành và lớn mạnh của Cộng đồng, trở thành cơ chế hợp tác quan trọng đối với chính ASEAN và với các nước trong và ngoài khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thái Lan, một trong những nước sáng lập Hiệp hội luôn giữ vai trò tích cực đối với các vấn đề an ninh chiến lược và phát triển Cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Chan-o-cha nhấn mạnh vai trò ngày một năng động, chủ động, trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN và tin rằng quan hệ hai nước trong khuôn khổ Hiệp hội sẽ tiếp tục chặt chẽ và đóng góp vào thành công chung của ASEAN.
Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước ASEAN khác nhằm củng cố đoàn kết, giữ vững lập trường, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề thách thức đối với hòa bình và an ninh của khu vực.
Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định cũng như an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; nhấn mạnh các bên cần bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); xây dựng, duy trì và nâng cao lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; tôn trọng các nguyên tắc tự kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các Bên ở Biển Đông (COC).
Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các Bản ghi nhớ giữa các bộ ngành hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng; và các bản ghi nhớ khác giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng cơ mật hoàng gia Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự quan tâm của hoàng gia trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng cơ mật chia sẻ Hoàng gia và Chính phủ Thái Lan luôn coi trọng và ưu tiên quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực, thể hiện qua việc Việt Nam hiện là Đối tác chiến lược duy nhất của Thái Lan trong ASEAN.
Việt Nam và Thái Lan có khá nhiều nét tương đồng về văn hóa, gần gũi với nhau về mặt địa lý. Thực tế hơn 40 năm quan hệ hợp tác đã minh chứng, Việt Nam và Thái Lan là những đối tác quan trọng, giàu tiềm năng của nhau. Cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái lan./.
TRUNG DŨNG (tổng hợp)