Những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội An Giang năm 2018
- Được đăng: Thứ hai, 26 Tháng 2 2018 08:15
- Lượt xem: 4546
(TGAG)- Năm 2017, kinh tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng khá, trong đó, nhiều lĩnh vực vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và tạo nên những tiền đề quan trọng cho năm 2018. Song, cũng phải nhìn nhận, đánh giá lại những thách thức mà nền kinh tế An Giang gặp phải. Đó là tăng trưởng phải gắn tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương, đồng thời phát triển kinh tế phải mang tính bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hiện nay.
So với những năm trước đây, năm 2017 hội tụ những điều kiện thuận lợi hơn, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đặc biệt, với việc ban hành nhiều giải pháp của Chính phủ, sự năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 55.186 tỷ đồng, tăng 5,11% so với năm 2016. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 17.586 tỷ đồng, tăng 1,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng 8.022 tỷ đồng, tăng 7,02%; khu vực dịch vụ 28.683 tỷ đồng, tăng 7,22% so với cùng kỳ; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 34,79 triệu đồng/năm; thu Ngân sách nhà nước đạt 5.930 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán, tăng 13,06% so cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 30%, về vốn tăng 34%, dự án đầu tư tăng 30,3%, tổng vốn tăng 53,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD, tăng 17% so cùng kỳ; thu hút 7,3 triệu lượt khách tham quan, du lịch, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Những con số trên cho thấy, các ngành sản xuất, kinh doanh năm qua đều tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng ấy lại thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng chưa cao, cụ thể: sản xuất nông nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng do thiên tai, dịch bệnh nên một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra; thu hút một lượng lớn khách tham quan du lịch, nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch chưa tương xứng; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực phụ thuộc lớn vào thị trường. Lĩnh vực an sinh xã hội còn vấn đề bức xúc chưa giải quyết kịp thời...
Năm 2018, là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Theo kế hoạch phát triển kinh tế năm 2018, ngoài việc tập trung những khâu đột phá theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện những giải pháp trọng tâm ở các lĩnh vực:
* Lĩnh vực Nông nghiệp
Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Tiếp tục củng cố hợp tác xã, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới; từng bước hình thành tổ hợp nông nghiệp -công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao gắn với tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, mở rộng mô hình liên kết sản xuất với thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản.
* Thương mại - Dịch vụ
Tăng cường công tác dự báo, phổ biến kịp thời thông tin thị trường, nhu cầu hàng hóa, các rào cản kỹ thuật... để giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó. Bên cạnh, việc giữ vững, khai thác các thị trường truyền thống, tiếp tục tăng cường phối hợp các cơ quan thương vụ và tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ công tác xúc tiến và quảng bá hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ở những thị trường tiềm năng.
Tỉnh sẽ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; tổ chức chuỗi sự kiện năm 2018 để quảng bá hình ảnh du lịch của An Giang. Thành lập Trung tâm phát triển du lịch để thực hiện, quản lý về du lịch trên địa bàn tỉnh.
* Phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 gắn với sự kiện 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; triển khai Đề án tạo quỹ đất để mời gọi đầu tư; đưa Trung tâm hành chính công đi vào hoạt động tạo sự thông thoáng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Duy trì “Cà phê Doanh nhân” để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đối thoại và thảo luận những chính sách mới với doanh nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh; kịp thời kiến nghị Trung ương giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp.
Ngoài việc tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Trung ương, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành, UBND tỉnh tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy cụ thể hóa và triển khai thực hiện các Nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) như: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11- NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập... Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ quyết liệt hành động, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã đề ra.
VƯƠNG BÌNH THẠNH
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
So với những năm trước đây, năm 2017 hội tụ những điều kiện thuận lợi hơn, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đặc biệt, với việc ban hành nhiều giải pháp của Chính phủ, sự năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 55.186 tỷ đồng, tăng 5,11% so với năm 2016. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 17.586 tỷ đồng, tăng 1,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng 8.022 tỷ đồng, tăng 7,02%; khu vực dịch vụ 28.683 tỷ đồng, tăng 7,22% so với cùng kỳ; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 34,79 triệu đồng/năm; thu Ngân sách nhà nước đạt 5.930 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán, tăng 13,06% so cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 30%, về vốn tăng 34%, dự án đầu tư tăng 30,3%, tổng vốn tăng 53,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD, tăng 17% so cùng kỳ; thu hút 7,3 triệu lượt khách tham quan, du lịch, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Những con số trên cho thấy, các ngành sản xuất, kinh doanh năm qua đều tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng ấy lại thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng chưa cao, cụ thể: sản xuất nông nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng do thiên tai, dịch bệnh nên một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra; thu hút một lượng lớn khách tham quan du lịch, nhưng doanh thu từ hoạt động du lịch chưa tương xứng; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực phụ thuộc lớn vào thị trường. Lĩnh vực an sinh xã hội còn vấn đề bức xúc chưa giải quyết kịp thời...
Năm 2018, là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Theo kế hoạch phát triển kinh tế năm 2018, ngoài việc tập trung những khâu đột phá theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện những giải pháp trọng tâm ở các lĩnh vực:
* Lĩnh vực Nông nghiệp
Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Tiếp tục củng cố hợp tác xã, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới; từng bước hình thành tổ hợp nông nghiệp -công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao gắn với tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, mở rộng mô hình liên kết sản xuất với thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản.
* Thương mại - Dịch vụ
Tăng cường công tác dự báo, phổ biến kịp thời thông tin thị trường, nhu cầu hàng hóa, các rào cản kỹ thuật... để giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó. Bên cạnh, việc giữ vững, khai thác các thị trường truyền thống, tiếp tục tăng cường phối hợp các cơ quan thương vụ và tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ công tác xúc tiến và quảng bá hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ở những thị trường tiềm năng.
Tỉnh sẽ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; tổ chức chuỗi sự kiện năm 2018 để quảng bá hình ảnh du lịch của An Giang. Thành lập Trung tâm phát triển du lịch để thực hiện, quản lý về du lịch trên địa bàn tỉnh.
* Phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 377/CTr-UBND ngày 14/7/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 gắn với sự kiện 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; triển khai Đề án tạo quỹ đất để mời gọi đầu tư; đưa Trung tâm hành chính công đi vào hoạt động tạo sự thông thoáng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Duy trì “Cà phê Doanh nhân” để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đối thoại và thảo luận những chính sách mới với doanh nghiệp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh; kịp thời kiến nghị Trung ương giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp.
Ngoài việc tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Trung ương, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành, UBND tỉnh tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy cụ thể hóa và triển khai thực hiện các Nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) như: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11- NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập... Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ quyết liệt hành động, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã đề ra.
VƯƠNG BÌNH THẠNH
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh