Giữ gìn và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam
- Được đăng: Thứ ba, 26 Tháng 7 2022 14:09
- Lượt xem: 13397
(TUAG)- Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) bắt nguồn từ những giá trị truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Truyền thống quý báu này đã được phát triển lên một tầm cao mới khi được kết hợp với những giá trị hiện đại trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trong lịch sử, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” được biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì nghĩa lớn của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” tiếp tục được giữ vững và phát triển lên một tầm cao mới, biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong điều kiện kháng chiến cũng như hòa bình, dù đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta vẫn giành sự quan tâm đặc biệt đối với thương binh và gia đình liệt sĩ. Nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với thương binh, liệt sĩ được ban hành. Ngày 27/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 142/TTg về “Thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương”. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về “Chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”. Ngày 12/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số: 99/2018/NĐ-CP “Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng”,v.v..
Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Nét văn hóa đặc sắc ấy sớm được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm giữ gìn và phát huy. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã lập ra nhiều đền thờ, miếu thờ, phong thần từ Thành hoàng làng đến đức thánh, tổ chức nhiều lễ hội để tưởng nhớ công ơn của những anh hùng vì dân, vì nước. Đền Hùng và Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của các đời Vua Hùng. Đền Gióng và Lễ hội Gióng Sóc Sơn thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc Ân để cứu nước. Đền thờ và Lễ hội Đền Kiếp Bạc thờ phụng và tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Trần - Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội Đống Đa tưởng nhớ người Anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ,v.v.. Qua nhiều thế hệ, những chính sách và việc làm ý nghĩa này đã trở thành truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình mới hiện nay, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta tiếp tục có những hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.
Quán triệt quan điểm Đại hội XIII của Đảng, kết hợp giữa giá trị truyền thống và hiện đại, các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau nguyện giữ vững và phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, gắn kết những giá trị truyền thống với giá trị hiện đại để luôn luôn ghi nhớ những người đã cống hiến, hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Nhân dân ta đã nhiệt tình, sôi nổi tham tham gia phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có ngày càng nhiều hành động thiết thực như đỡ đầu con liệt sĩ, bố trí việc làm cho con thương binh, bệnh binh nặng; hỗ trợ các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh; thăm hỏi, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng. Đã có hàng vạn “Nhà tình nghĩa”, “Nhà nghĩa tình đồng đội” được xây dựng trong cả nước đến tay những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, quân nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc được chăm sóc, tu sửa, tôn tạo, xây mới. Nhiều thương binh được giúp đỡ vượt khó, vươn lên hòa mình vào cuộc sống của đất nước, trở thành những người công dân kiểu mẫu,v.v..
Hiện nay, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, khoa học và công nghệ đạt được nhiều thành tựu đột phá, nhiều vấn đề toàn cầu nổi lên gay gắt, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, v.v.. Để đứng vững và phát triển, đòi hỏi Việt Nam vừa phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống trong đó có đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là cầu nối gắn kết lịch sử - hiện tại - tương lai, tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thăng trầm, biến cố của lịch sử, vững bước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới, hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần phải căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực trạng hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” ở từng địa phương để có chủ trương, chính sách phù hợp tôn vinh, động viên đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Cần phải thường xuyên khơi dậy và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, kiên quyết chống những nhận thức và hành động lệch lạc, lợi dụng, trục lợi chính sách để xuyên tạc, phá hoại giá trị truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam tri ân, tưởng nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hành động tốt đẹp này là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, là một chủ trương lớn được Đại hội XIII của Đảng đề cập tới trong xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam hiện nay: “Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”.
Hòa Bình
Trong lịch sử, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” được biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì nghĩa lớn của các triều đại phong kiến Việt Nam. Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” tiếp tục được giữ vững và phát triển lên một tầm cao mới, biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong điều kiện kháng chiến cũng như hòa bình, dù đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta vẫn giành sự quan tâm đặc biệt đối với thương binh và gia đình liệt sĩ. Nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với thương binh, liệt sĩ được ban hành. Ngày 27/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 142/TTg về “Thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương”. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg về “Chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”. Ngày 12/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số: 99/2018/NĐ-CP “Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng”,v.v..
Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Nét văn hóa đặc sắc ấy sớm được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta quan tâm giữ gìn và phát huy. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã lập ra nhiều đền thờ, miếu thờ, phong thần từ Thành hoàng làng đến đức thánh, tổ chức nhiều lễ hội để tưởng nhớ công ơn của những anh hùng vì dân, vì nước. Đền Hùng và Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của các đời Vua Hùng. Đền Gióng và Lễ hội Gióng Sóc Sơn thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc Ân để cứu nước. Đền thờ và Lễ hội Đền Kiếp Bạc thờ phụng và tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Trần - Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội Đống Đa tưởng nhớ người Anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ,v.v.. Qua nhiều thế hệ, những chính sách và việc làm ý nghĩa này đã trở thành truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình mới hiện nay, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta tiếp tục có những hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.
Quán triệt quan điểm Đại hội XIII của Đảng, kết hợp giữa giá trị truyền thống và hiện đại, các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau nguyện giữ vững và phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, gắn kết những giá trị truyền thống với giá trị hiện đại để luôn luôn ghi nhớ những người đã cống hiến, hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Nhân dân ta đã nhiệt tình, sôi nổi tham tham gia phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có ngày càng nhiều hành động thiết thực như đỡ đầu con liệt sĩ, bố trí việc làm cho con thương binh, bệnh binh nặng; hỗ trợ các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh; thăm hỏi, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng. Đã có hàng vạn “Nhà tình nghĩa”, “Nhà nghĩa tình đồng đội” được xây dựng trong cả nước đến tay những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, quân nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc được chăm sóc, tu sửa, tôn tạo, xây mới. Nhiều thương binh được giúp đỡ vượt khó, vươn lên hòa mình vào cuộc sống của đất nước, trở thành những người công dân kiểu mẫu,v.v..
Hiện nay, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, khoa học và công nghệ đạt được nhiều thành tựu đột phá, nhiều vấn đề toàn cầu nổi lên gay gắt, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, v.v.. Để đứng vững và phát triển, đòi hỏi Việt Nam vừa phải tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống trong đó có đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là cầu nối gắn kết lịch sử - hiện tại - tương lai, tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thăng trầm, biến cố của lịch sử, vững bước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới, hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần phải căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực trạng hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” ở từng địa phương để có chủ trương, chính sách phù hợp tôn vinh, động viên đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Cần phải thường xuyên khơi dậy và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, kiên quyết chống những nhận thức và hành động lệch lạc, lợi dụng, trục lợi chính sách để xuyên tạc, phá hoại giá trị truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam tri ân, tưởng nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hành động tốt đẹp này là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, là một chủ trương lớn được Đại hội XIII của Đảng đề cập tới trong xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam hiện nay: “Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”.
Hòa Bình