Thực tiễn - kinh nghiệm
Tri Tôn chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng có mức sinh cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số
- Được đăng: Thứ tư, 22 Tháng 6 2022 14:05
- Lượt xem: 738
(TUAG)- Huyện Tri Tôn hiện có tổng dân số trên 117.600 người, tỷ suất sinh là 16,65%/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,03%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,5%. Để góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) năm 2022, UBND huyện Tri Tôn đã huy động các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGÐ tại xã có mức sinh cao, xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc.
Người dân đồng bào dân tộc Khmer dự lễ ra quân Chiến dịch
Chiến dịch truyền thông được thực hiện tại 5 xã: Núi Tô, Lê Trì, An Tức, Tân Tuyến và Lương An Trà, là những địa bàn có mức sinh cao, chưa ổn định, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên cao. Hoạt động truyền thông tập trung vào các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; cung cấp dịch vụ KHHGĐ…
Phát biểu tại lễ ra quân chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 tại UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang kêu gọi các cấp lãnh đạo từ huyện đến cơ sở phải hết sức quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với công tác dân số, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, theo dõi chặt chẽ số trẻ sinh, tỷ số giới tính khi sinh... Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ truyền thông cộng đồng, tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt mô hình gia đình nhỏ, sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt.
Trước đó, ngày 3/6, UBND xã Núi Tô (huyện Tri Tôn) phối hợp Trạm y tế xã tổ chức lễ ra quân Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc năm 2022. Tại lễ ra quân, đại diện lãnh đạo UBND xã Núi Tô đã tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ; chỉ sinh 1 hoặc 2 con để nuôi, dạy được chu đáo và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người dân.
Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô Neáng Sóc Runh cho biết: “Chúng ta đang triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đến xã có mức sinh cao, xã có đồng bào dân tộc. Quy mô dân số xã hiện nay 8.063, mức giảm sinh là 0,3%0, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,08%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2022 là 7,30%. Hiện, tỷ số giới tính của xã vẫn còn trong giới hạn bình thường 107 bé trai/100 bé gái nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, thoả mãn với kết quả đạt được. Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt mô hình gia đình nhỏ có từ 1 hoặc 2 con, con trai cũng như con gái. Các cấp lãnh đạo xã phải hết sức quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với ngành dân số, nhằm kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, sinh con thứ 3... trước mắt cũng như lâu dài”.
Chị Neáng Sa Dol (37 tuổi), ngụ ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn chia sẻ: “Tôi có 1 con gái 2 tuổi, đang sử dụng biện pháp tránh thai. Chồng làm thuê, tôi ở nhà nội trợ, kinh tế gia đình chưa ổn định nên chưa có kế hoạch sinh thêm con”. Bà Neáng Saly, cộng tác viên dân số xã Núi Tô cho biết: “Hiện trong đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng khá ít, bởi qua tuyên truyền họ biết được sinh 1-2 con là đủ và thực hiện áp dụng các biện pháp tránh thai”.
BS Mai Thị Nhàn, Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn cho biết: “Năm 2021 công tác DS-KHHGĐ huyện Tri Tôn đạt các chỉ tiêu, mô hình, đề án đã đề ra. Tỷ lệ giới tính huyện duy trì 108,63 trẻ em nam/100 trẻ em nữ. Sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dân số đã tạo nên những thành công và kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác DS-KHHGĐ”.
Cán bộ dân số phát tờ rơi tuyên truyền dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.
Xác định, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn còn nhiều khó khăn, thách thức và bất cập. Là huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tình hình sinh con thứ ba trở lên có xu hướng giảm chậm. Vì thế, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng dân số trở lại.
Trong năm 2022 ngành dân số huyện cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, phải thường xuyên cập nhật những thông tin, hướng dẫn từ cấp trên; tổ chức theo dõi, quản lý chặt chẽ số trẻ sinh cũng như tỷ số giới tính khi sinh. Bên cạnh đó, cần tăng cường mạnh mẽ công tác truyền thông tại cộng đồng cũng như công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể. Ở cơ sở, các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành; cán bộ chuyên trách cần tham mưu tích cực những giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn nữa; đội ngũ cộng tác viên thay vì chỉ tuyên truyền để giảm sinh thì cần chuyển trọng tâm sang tuyên truyền vận động đẻ con trai cũng như con gái.
Với quyết tâm cao của ngành, bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện, chắc chắn công tác DS-KHHGĐ thời gian tới sẽ gặt hái thành công, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.
Người dân đồng bào dân tộc Khmer dự lễ ra quân Chiến dịch
Chiến dịch truyền thông được thực hiện tại 5 xã: Núi Tô, Lê Trì, An Tức, Tân Tuyến và Lương An Trà, là những địa bàn có mức sinh cao, chưa ổn định, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên cao. Hoạt động truyền thông tập trung vào các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; cung cấp dịch vụ KHHGĐ…
Phát biểu tại lễ ra quân chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 tại UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang kêu gọi các cấp lãnh đạo từ huyện đến cơ sở phải hết sức quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với công tác dân số, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, theo dõi chặt chẽ số trẻ sinh, tỷ số giới tính khi sinh... Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ truyền thông cộng đồng, tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt mô hình gia đình nhỏ, sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt.
Trước đó, ngày 3/6, UBND xã Núi Tô (huyện Tri Tôn) phối hợp Trạm y tế xã tổ chức lễ ra quân Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc năm 2022. Tại lễ ra quân, đại diện lãnh đạo UBND xã Núi Tô đã tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ; chỉ sinh 1 hoặc 2 con để nuôi, dạy được chu đáo và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người dân.
Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô Neáng Sóc Runh cho biết: “Chúng ta đang triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đến xã có mức sinh cao, xã có đồng bào dân tộc. Quy mô dân số xã hiện nay 8.063, mức giảm sinh là 0,3%0, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,08%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2022 là 7,30%. Hiện, tỷ số giới tính của xã vẫn còn trong giới hạn bình thường 107 bé trai/100 bé gái nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, thoả mãn với kết quả đạt được. Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt mô hình gia đình nhỏ có từ 1 hoặc 2 con, con trai cũng như con gái. Các cấp lãnh đạo xã phải hết sức quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với ngành dân số, nhằm kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, sinh con thứ 3... trước mắt cũng như lâu dài”.
Chị Neáng Sa Dol (37 tuổi), ngụ ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn chia sẻ: “Tôi có 1 con gái 2 tuổi, đang sử dụng biện pháp tránh thai. Chồng làm thuê, tôi ở nhà nội trợ, kinh tế gia đình chưa ổn định nên chưa có kế hoạch sinh thêm con”. Bà Neáng Saly, cộng tác viên dân số xã Núi Tô cho biết: “Hiện trong đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng khá ít, bởi qua tuyên truyền họ biết được sinh 1-2 con là đủ và thực hiện áp dụng các biện pháp tránh thai”.
BS Mai Thị Nhàn, Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn cho biết: “Năm 2021 công tác DS-KHHGĐ huyện Tri Tôn đạt các chỉ tiêu, mô hình, đề án đã đề ra. Tỷ lệ giới tính huyện duy trì 108,63 trẻ em nam/100 trẻ em nữ. Sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dân số đã tạo nên những thành công và kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác DS-KHHGĐ”.
Cán bộ dân số phát tờ rơi tuyên truyền dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.
Xác định, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn còn nhiều khó khăn, thách thức và bất cập. Là huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tình hình sinh con thứ ba trở lên có xu hướng giảm chậm. Vì thế, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng dân số trở lại.
Trong năm 2022 ngành dân số huyện cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, phải thường xuyên cập nhật những thông tin, hướng dẫn từ cấp trên; tổ chức theo dõi, quản lý chặt chẽ số trẻ sinh cũng như tỷ số giới tính khi sinh. Bên cạnh đó, cần tăng cường mạnh mẽ công tác truyền thông tại cộng đồng cũng như công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể. Ở cơ sở, các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành; cán bộ chuyên trách cần tham mưu tích cực những giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn nữa; đội ngũ cộng tác viên thay vì chỉ tuyên truyền để giảm sinh thì cần chuyển trọng tâm sang tuyên truyền vận động đẻ con trai cũng như con gái.
Với quyết tâm cao của ngành, bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện, chắc chắn công tác DS-KHHGĐ thời gian tới sẽ gặt hái thành công, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh.
HẠNH CHÂU