Truy cập hiện tại

Đang có 37 khách và không thành viên đang online

Sinh hoạt tư tưởng

Thế nào là dân chủ

(TGAG)- Trong một thời gian dài, một số cá nhân tự xưng là "nhà dân chủ", đã ra sức công kích, vu khống Ðảng và Nhà nước ta trong vấn đề dân chủ. Tập trung nhất là yêu cầu loại bỏ Ðiều 4 trong Hiến pháp. Họ rêu rao "đa nguyên chính trị", "đa đảng đối lập" là "khuôn vàng, thước ngọc". Họ nói “giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc”, "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ"…

Gần đây, có người giả vờ vô tư - khách quan, khoác cái vỏ "vì nước, vì dân"; đưa ra các “kiến nghị” với giọng điệu: Mở cửa kinh tế gần 30 năm, Việt Nam đã trở thành một con "rồng nhỏ", song do chưa có sự thay đổi tương ứng về chính trị khiến "rồng" chưa thể bay cao. Phải phá thế bế tắc đó bằng cách thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bởi kinh tế thị trường chỉ thật sự phát huy cùng với dân chủ - đa nguyên!

Trên đây là một kiểu ngụy biện vô cùng nguy hiểm, dể tạo nên sự ngộ nhận: ngỡ rằng đất nước sẽ phát triển hơn nếu thực hiện đa nguyên - đa đảng (!)

Bài học lịch sử của Liên Xô còn nguyên đó: Công khai, dân chủ,v.v... chỉ là cái cớ của bọn đầu cơ chính trị thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”! Cải tổ để có nhiều dân chủ hơn thực chất là khẩu hiệu mỵ dân - hữu khuynh - cơ hội - vô nguyên tắc và cuối cùng là đầu hàng, phản bội.

Cái gọi là các"nhà dân chủ" còn cho rằng, thực hiện "đa đảng" sẽ có nhiều đảng cạnh tranh nên sẽ dân chủ hơn, tốt hơn là một đảng. Có đúng như vậy không? Lịch sử trả lời dứt khoát là không! Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền. Lý tưởng và bản chất ấy được đánh giá là tiến bộ, tốt đẹp khi cùng với việc quan tâm tới lợi ích của giai cấp sinh ra mình, đồng thời nó còn phải quan tâm tới lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp khác. Gốc gác của vấn đề là lợi ích- Nhất thiết phải có sự phù hợp cơ bản! nhất thiết không có đối kháng!

Nhiều người biết, Hoa Kỳ có hình thái chính trị đa đảng, nhưng xưa nay chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau chấp chính. Thoạt nhìn thì giữa hai đảng có vẻ đối lập, nhưng thực chất cả hai đều đại biểu cho các tập đoàn tư bản. Trong 435 thành viên Quốc hội Mỹ thì có hơn một trăm người là triệu phú, riêng tại Thượng viện con số đó là 1/3. Chính người Mỹ đã nói về nền dân chủ kiểu Mỹ như sau: "lợi ích của các tập đoàn kinh tế đã và đang được ngụy trang phục vụ trong bối cảnh đa nguyên đa đảng", "Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ".

Bà Ta-ma-ra E-xơ (Tamara Ehs), nhà chính trị học làm việc ở Học viện khoa học và nghệ thuật Viên (Cộng hòa Áo) đã viết: "Hệ thống chính trị của chúng ta đã mất tính chính trị… Đi bầu cử không còn ý nghĩa là thay đổi đường lối. Chúng ta thật sự không có một sự lựa chọn nào, vì thực chất tất cả các đảng đều có một lời hứa như nhau và cuối cùng đều hành động như nhau”. Nhà chính trị học người Anh là Cô-lin Cờ-rao (Colin Crouch) cho rằng: “ bầu cử vẫn được tiến hành…song những người vận động hành lang (Lobbys) thì định đoạt, trong khi nhân dân ngày càng im lặng". Kết quả là từ những năm 60 của thế kỷ trước ở phương Tây đã xuất hiện tình trạng “khủng hoảng dân chủ” và theo đó xuất hiện thuật ngữ “sự chán chường chính trị”!

Tiến trình thực hiện dân chủ luôn bao hàm nhiều thách thức ở tất cả các quốc gia. Từ khi đất nước ta giành được độc lập, Nhân dân giành được tự do...tiến trình dân chủ được thực hiện ngày càng tốt... Tuy nhiên, Đảng ta cũng nghiêm túc thừa nhận: “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm”

Vì thế, chúng ta luôn ra sức xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức.

Dân chủ là bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân!
(Sự thật)

Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40010478