Hoạt động khoa giáo
Diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết cần sự chung tay của hộ gia đình
- Được đăng: Thứ tư, 13 Tháng 6 2018 08:09
- Lượt xem: 2436
(TGAG)- Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh, nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay phòng bệnh là giải pháp hiệu quả nhất. Từ đó, để chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả trên địa bàn, hàng năm ngoài việc tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các buổi họp dân truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người của thị trấn An Châu (huyện Châu Thành) tổ chức từ 4 đến 5 đợt ra quân tuyên truyền nâng cao ý thức chủ động của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng tại các ấp để phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn. Với khẩu hiệu không lăng quăng, không có muỗi vằn, không có bệnh sốt xuất huyết.

Thả cá diệt lăng quăng ở hộ dân ấp Hòa Phú 3, thị trấn An Châu
Chủ động thực hiện các giải pháp phòng bệnh là vậy, nhưng trên thực tế mặc dù Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người và các ngành chức năng thị trấn đã triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, nhưng việc vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt chưa thật sự nhận được sự quan tâm tích cực của một số hộ dân trên địa bàn và cùng với thời điểm hiện nay ngay mùa mưa là điều điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết phát triển, nên tình hình bệnh sốt xuất huyết có chiếu hướng tăng số ca mắc bệnh. Ông Trần Thanh Hải- Trưởng trạm y tế- Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm thị trấn An Châu thông tin “Trong 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thị trấn đã phát hiện 16 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ổ dịch và đặc biệt là trong tháng 5 và đầu tháng 6 thì số ca mắc sốt xuất huyết tăng rất cao, trong 1 tuần đã có 7 ca mắc sốt xuất huyết, tập trung nhất là ở ấp Hòa Phú 1. Qua đó, đã xử lý ổ dịch và đạt yêu cầu của trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Qua tình hình dịch bệnh bùng phát như vậy thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của thị trấn An Châu đã triển khai thực hiện ra quân chiến dịch diệt lăng quăng đợt 2, để nhằm hạ nhiệt tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thị trấn”.

Đổ vật dụng chứa nước xung quanh nhà hộ dân ấp Hòa Phú 2 thị trấn An Châu
Có thể thấy, trước diễn biến có chiều hướng tăng số ca mắc sốt xuất huyết như lúc này thì việc thực hiện hiệu quả chiến dịch ra quân vệ sinh môi trường diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng là biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết khả quan nhất. Hiệu quả là vậy, nhưng trong quá trình thực hiện chiến dịch ra quân, các nhóm trực tiếp thực hiện vệ sinh môi trường diệt lăng quăng cũng gặp những khó khăn nhất định. Chia sẻ về những khó khăn này, ông Trần Thanh Hải- Trưởng trạm y tế cho biết “Còn một số hộ dân trên địa bàn chưa quan tâm hợp tác với các nhóm ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết; một số hộ dân ở từng địa bàn có nhiều vật dụng chứa nước có lăng quăng, mật độ cao gây khó khăn trong xử lý. Ngoài ra, còn một số hộ gia đình vắng nhà nên các nhóm thực hiện diệt lăng quăng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện việc kiểm tra các dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình”.
Từ những khó khăn, hạn chế trong việc thiếu quan tâm hợp tác của một số hộ dân trong quá trình thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng. Đã cho thấy, để đạt được hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết thì ngoài sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và vai trò của các ngành chức năng thì cần phải có ý thức chủ động phối hợp chặt chẽ của người dân trên địa bàn, thực hiện đồng bộ các biện pháp để cùng chung tay, góp sức với các ngành chức năng của địa phương khống chế tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở địa bàn.
Để góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết trong thời gian tới. Ông Trần Thanh Hải- Trưởng trạm y tế thị trấn khuyến cáo người dân trên địa bàn thị trấn cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả cao bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: “Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng và cọ rửa hàng tuần; Thả cá vào các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng, bọ gậy; Thu gom, hủy các vật dụng phế thải chứa nước trong và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ dừa, vỏ xe cũ và dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; Cho trẻ mặc quần áo dài tay và ngủ trong mùng kể cả ban ngày, đêm; không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích…và đặc biệt là khi trong gia đình nếu phát hiện trường hợp trẻ sốt kéo dài, cho uống thuốc hạ sốt không giảm thì nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị"./.

Thả cá diệt lăng quăng ở hộ dân ấp Hòa Phú 3, thị trấn An Châu
Chủ động thực hiện các giải pháp phòng bệnh là vậy, nhưng trên thực tế mặc dù Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người và các ngành chức năng thị trấn đã triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, nhưng việc vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt chưa thật sự nhận được sự quan tâm tích cực của một số hộ dân trên địa bàn và cùng với thời điểm hiện nay ngay mùa mưa là điều điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết phát triển, nên tình hình bệnh sốt xuất huyết có chiếu hướng tăng số ca mắc bệnh. Ông Trần Thanh Hải- Trưởng trạm y tế- Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm thị trấn An Châu thông tin “Trong 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thị trấn đã phát hiện 16 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ổ dịch và đặc biệt là trong tháng 5 và đầu tháng 6 thì số ca mắc sốt xuất huyết tăng rất cao, trong 1 tuần đã có 7 ca mắc sốt xuất huyết, tập trung nhất là ở ấp Hòa Phú 1. Qua đó, đã xử lý ổ dịch và đạt yêu cầu của trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Qua tình hình dịch bệnh bùng phát như vậy thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của thị trấn An Châu đã triển khai thực hiện ra quân chiến dịch diệt lăng quăng đợt 2, để nhằm hạ nhiệt tình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thị trấn”.

Đổ vật dụng chứa nước xung quanh nhà hộ dân ấp Hòa Phú 2 thị trấn An Châu
Có thể thấy, trước diễn biến có chiều hướng tăng số ca mắc sốt xuất huyết như lúc này thì việc thực hiện hiệu quả chiến dịch ra quân vệ sinh môi trường diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng là biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết khả quan nhất. Hiệu quả là vậy, nhưng trong quá trình thực hiện chiến dịch ra quân, các nhóm trực tiếp thực hiện vệ sinh môi trường diệt lăng quăng cũng gặp những khó khăn nhất định. Chia sẻ về những khó khăn này, ông Trần Thanh Hải- Trưởng trạm y tế cho biết “Còn một số hộ dân trên địa bàn chưa quan tâm hợp tác với các nhóm ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết; một số hộ dân ở từng địa bàn có nhiều vật dụng chứa nước có lăng quăng, mật độ cao gây khó khăn trong xử lý. Ngoài ra, còn một số hộ gia đình vắng nhà nên các nhóm thực hiện diệt lăng quăng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện việc kiểm tra các dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình”.
Từ những khó khăn, hạn chế trong việc thiếu quan tâm hợp tác của một số hộ dân trong quá trình thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng. Đã cho thấy, để đạt được hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết thì ngoài sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và vai trò của các ngành chức năng thì cần phải có ý thức chủ động phối hợp chặt chẽ của người dân trên địa bàn, thực hiện đồng bộ các biện pháp để cùng chung tay, góp sức với các ngành chức năng của địa phương khống chế tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở địa bàn.
Để góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết trong thời gian tới. Ông Trần Thanh Hải- Trưởng trạm y tế thị trấn khuyến cáo người dân trên địa bàn thị trấn cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả cao bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: “Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng và cọ rửa hàng tuần; Thả cá vào các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng, bọ gậy; Thu gom, hủy các vật dụng phế thải chứa nước trong và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, vỏ dừa, vỏ xe cũ và dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; Cho trẻ mặc quần áo dài tay và ngủ trong mùng kể cả ban ngày, đêm; không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích…và đặc biệt là khi trong gia đình nếu phát hiện trường hợp trẻ sốt kéo dài, cho uống thuốc hạ sốt không giảm thì nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị"./.
Minh Thiện