Sinh hoạt tư tưởng
Tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa
- Được đăng: Thứ ba, 10 Tháng 1 2017 20:23
- Lượt xem: 3415
(TGAG)- Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là công cuộc đổi mới đất nước 30 năm qua đã chứng minh tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang xây dựng. Thế nhưng, các thế lực thù địch với động cơ chính trị đen tối, luôn tìm cách phủ nhận, bôi đen, xuyên tạc mục tiêu đó. Âm mưu thâm độc của chúng là, muốn thay đổi chế độ ở nước ta, hướng đất nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Các quan điểm sai trái, phản động đó không thể đứng vững trước của thực tiễn lịch sử Việt Nam. Bởi vì:
Thứ nhất, đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Suốt thời gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân ta đã thấy rõ bản chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Mọi con đường cứu nước trước đó đều thất bại, cho đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản. Do đó, đối với cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu khách quan, là khát vọng của nhân dân ta, là mục tiêu xuyên suốt đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; nhờ đó toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã lập nên bao kỳ tích, giành độc lập, thống nhất đất nước đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề quan trọng để nước ta đổi mới và phát triển toàn diện trên tất các lĩnh vực, đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự.
Thứ hai, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, mọi ngành, trên tất cả các lĩnh vực. Nhân dân làm chủ thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp. Tất cả mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì con người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ.
Thứ ba, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở việc thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế sở hữu toàn dân, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội c/hủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế, hình thức phân phối đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trước pháp luật, tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất mà nhân dân ta đang xây dựng là lực lượng sản xuất hiện đại với khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quan hệ sản xuất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, đó là yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế. Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế gây ấn tượng, được thế giới đánh giá cao, sức mạnh kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên. Sau 10 năm đổi mới đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; sau 25 năm đổi mới đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn vượt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, đồng bộ; nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Thứ tư, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát triển toàn diện.
Xây dựng nền văn hóa nước ta vừa tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, vừa kế thừa bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Nhờ sự kết hợp hài hòa những giá trị tiên tiến với những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển đất nước. Luôn chăm lo, phát triển con người, để nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Giải quyết hài hòa các lợi ích, bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính đáng của mỗi con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Trong 30 năm đổi mới, mỗi năm Nhà nước tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm mới để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 – 2%/ năm. Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hợp quốc công nhận và đánh giá cao.
Thứ năm, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng luôn gắn liền với việc xây dựng tình đoàn kết các dân tộc, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc hiện nay. Thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước 30 năm qua đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam.
Thứ sáu, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, của nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo.
Đó là Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Trong quan hệ với Nhà nước, Đảng lãnh đạo Nhà nước phát huy vai trò quản lý chứ không bao biện, làm thay Nhà nước. Đảng luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ bảy, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là đặc trưng nhất quán trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng ta từ năm 1991 đến nay. Điều đó còn thể hiện tính ưu việt của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước (trong đó xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương mại với 245 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng lên.
Tóm lại, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã và đang phát huy bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nó trên thực tế, đúng với nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở để Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta tiếp tục kiên định, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa./.
Thứ nhất, đối với cách mạng Việt Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Suốt thời gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân ta đã thấy rõ bản chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Mọi con đường cứu nước trước đó đều thất bại, cho đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản. Do đó, đối với cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu khách quan, là khát vọng của nhân dân ta, là mục tiêu xuyên suốt đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; nhờ đó toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã lập nên bao kỳ tích, giành độc lập, thống nhất đất nước đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề quan trọng để nước ta đổi mới và phát triển toàn diện trên tất các lĩnh vực, đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự.
Thứ hai, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, mọi ngành, trên tất cả các lĩnh vực. Nhân dân làm chủ thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp. Tất cả mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì con người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ.
Thứ ba, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở việc thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế sở hữu toàn dân, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội c/hủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế, hình thức phân phối đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trước pháp luật, tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất mà nhân dân ta đang xây dựng là lực lượng sản xuất hiện đại với khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quan hệ sản xuất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực hiện chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, đó là yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế. Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế gây ấn tượng, được thế giới đánh giá cao, sức mạnh kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên. Sau 10 năm đổi mới đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; sau 25 năm đổi mới đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn vượt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, đồng bộ; nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Thứ tư, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người phát triển toàn diện.
Xây dựng nền văn hóa nước ta vừa tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, vừa kế thừa bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Nhờ sự kết hợp hài hòa những giá trị tiên tiến với những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển đất nước. Luôn chăm lo, phát triển con người, để nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Giải quyết hài hòa các lợi ích, bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính đáng của mỗi con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Trong 30 năm đổi mới, mỗi năm Nhà nước tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm mới để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 – 2%/ năm. Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hợp quốc công nhận và đánh giá cao.
Thứ năm, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng luôn gắn liền với việc xây dựng tình đoàn kết các dân tộc, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc hiện nay. Thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước 30 năm qua đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam.
Thứ sáu, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, của nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo.
Đó là Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Trong quan hệ với Nhà nước, Đảng lãnh đạo Nhà nước phát huy vai trò quản lý chứ không bao biện, làm thay Nhà nước. Đảng luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ bảy, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là đặc trưng nhất quán trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng ta từ năm 1991 đến nay. Điều đó còn thể hiện tính ưu việt của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước (trong đó xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương mại với 245 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng lên.
Tóm lại, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã và đang phát huy bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nó trên thực tế, đúng với nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở để Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta tiếp tục kiên định, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa./.
TGAG