Sinh hoạt tư tưởng
Xử lý thông tin trong “chợ trời thông tin”
- Được đăng: Thứ hai, 03 Tháng 10 2016 19:18
- Lượt xem: 2952
Internet và mạng xã hội đã giúp chúng ta tiếp cận khối lượng thông tin đồ sộ và nhanh chóng cập nhật từng giờ, từng phút. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hội internet Việt Nam gọi “internet là cái chợ trời thông tin”. Trong cái “chợ trời thông tin” hỗn độn ấy, có không ít thông tin giả, thông tin sai sự thật cùng những chiêu trò tung hỏa mù nguy hiểm. Học cách hành xử trước hỏa mù thông tin là kỹ năng cần thiết với mỗi công dân mạng ngày nay.
Cần cái nhìn khách quan, toàn diện
Cách đây ít lâu, mạng xã hội lan truyền những bài viết lên án chính quyền tạm giam một “người nổi tiếng” trong chống tham nhũng ở Tây Nguyên. Nhiều người dẫu chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện nhưng cũng tham gia bình luận, phê phán gay gắt, thậm chí nói xấu chính quyền. Một số đài báo nước ngoài thì gán ghép để phê phán Đảng, Nhà nước ta “lỗi hệ thống”, không có cơ chế bảo vệ người dân chống tham nhũng.
Sự thật có phải như vậy không?
Ở góc độ một nhà báo điều tra có kinh nghiệm và cũng từng mắc lỗi trong tác nghiệp, nhà báo Hoài Nam (TP Hồ Chí Minh) đã viết trên mạng xã hội rằng, dẫu chia sẻ và đánh giá cao nhiệt huyết chống tham nhũng của người bị tạm giam nhưng anh cũng cảnh báo việc thiếu hiểu biết pháp luật, thu thập chứng cứ tham nhũng bằng cách dàn dựng, gài bẫy, đưa tiền cho người nhận hối lộ sẽ rất dễ bị xử lý hình sự về hành vi đưa hối lộ.
Kết luận điều tra của cơ quan chức năng mới đây đã cho thấy sự việc hoàn toàn khác so với những bài viết chủ quan phê phán trước đây. Sau khi cơ quan chức năng công bố kết luận, không còn thấy những bài viết phản biện vô căn cứ vì có lẽ chính tác giả của nó đã thấy mình “việt vị” trước sự thật.
Ở một sự việc khác, hình ảnh người đàn bà tốt bụng, nhân hậu đang tổ chức chia quà, phát gạo, mì chính… cho những người dân nghèo khổ, lam lũ được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây xúc động cho nhiều người. Thế nên, trong một clip khác, việc phụ nữ này bị cán bộ công an cưỡng chế, đuổi khỏi trụ sở tiếp công dân đã khiến nhiều người bức xúc, bình luận, sẻ chia. Nhưng nếu tìm hiểu sâu về câu chuyện, không ít người đã thấy mình “khéo dư nước mắt” đồng cảm cho kẻ không xứng đáng khi biết, người đàn bà "tốt bụng" đó thực chất là Cấn Thị Thêu, một đối tượng chuyên lôi kéo, tụ tập khiếu kiện chây ỳ ở các địa phương, lưu trú tại khu vực Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương, kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Sau cuộc tụ tập “tuần hành vì môi trường” tại TP Hồ Chí Minh ngày 8-5-2016, người ta đã tung lên hình ảnh và clip ngắn một phụ nữ ôm đứa con gái nhỏ gào thét giữa đám đông vì bị đánh “dã man”. Hình ảnh trên đã được không ít người đồng cảm, sẻ chia, thậm chí một MC nổi tiếng còn viết trên trang cá nhân suy tôn chị này là biểu tượng “Ngày của Mẹ”. Ít ai biết, người phụ nữ này từng được tổ chức phản động Voice ở hải ngoại cho đi “du học” đào tạo phương pháp “đấu tranh bất bạo động”. Người ta lên tiếng xót xa cho hai mẹ con bị công an “đánh đập” mà quên mất sự thật trong cuộc tuần hành, do đông người chen lấn, xô đẩy nên hai mẹ con bị đẩy ngã. MC nổi tiếng nọ cũng bị phê phán vì bị cảm xúc cá nhân lấn át, nhìn nhận vấn đề chỉ thông qua bức ảnh, không kiểm chứng thông tin.
Bài học từ các cuộc tuần hành, gây rối xảy ra ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), khu công nghiệp ở Bình Dương năm 2014 đã cho thấy tính chất phức tạp và nguy cơ bạo lực, thậm chí đã dẫn đến chết người. Những kẻ xấu muốn gây bất ổn chính trị sẽ trà trộn vào đoàn người để “ném đá giấu tay” sau đó quay sang kích động bạo loạn như đã xảy ra ở Ki-ép (U-crai-na). Dùng trẻ em làm "lá chắn" là "chiêu bài" mà nhiều đối tượng từng sử dụng như Trần Thị Nga (trùm “dân oan” Hà Nam), hay Maria Thúy Nguyễn (trùm “dân oan” Hải Phòng) đưa những đứa con thơ của mình theo mỗi cuộc tuần hành. Họ dạy trẻ em biết chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng, biến những ngày cuối tuần vui chơi của trẻ em cho những hoạt động phá hoại đất nước núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”. Việc làm của họ gây nguy hiểm cả về sức khỏe lẫn nhận thức cho trẻ nhỏ. Đem trẻ em phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối là việc đáng bị lên án chứ không thể cảm thông một cách mù quáng.
Qua các sự việc trên cho thấy, tiếp cận thông tin trên internet và mạng xã hội cần phải có cái nhìn khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Các sự việc từ thông tin trên mạng xã hội và internet thường được đưa nhanh nhưng chưa đầy đủ, nhiều sự việc cần sự xác minh, kết luận của các cơ quan chức năng mới có thể rõ ràng bản chất. Không nên vội vàng bình luận hay chia sẻ theo tâm lý đám đông, rất có thể sẽ bị “việt vị”, hiểu sai, thậm chí gây ra những hậu quả khó lường…
“Chợ trời thông tin” và nguồn tin chính thống
Đã có quá nhiều bài học cho thấy, internet và mạng xã hội dù là cái kho tin đồ sộ, dù mạng xã hội sản sinh ra nhiều cái gọi là “nhà báo công dân” nhưng thông tin mạng không thể thay thế thông tin báo chí chính thống.
Dư luận hẳn chưa quên những thông tin bịa đặt, lan tràn liên quan đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trước Đại hội XII của Đảng. Ban đầu có nhiều thông tin nghe có vẻ hấp dẫn và có vẻ đúng vì có hình ảnh cụ thể. Nhưng sau khi sự việc đi qua, mọi người đều cảm nhận các thông tin ấy hầu hết là “tin vịt”. Rồi các làn “gió độc” thông tin rộ lên với các trang “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, các thể loại trang tin hậu kỳ chính trị khiến một số người ngộ nhận “thời của báo blog”, “báo facebook” đã thay thế cho báo chí chính thống. Nhưng thực tiễn đã chứng minh, chỉ sự thật mới góp phần cải tạo thế giới và mới là cái mà công chúng có nhu cầu đón đợi. Cũng giống như sự xâm nhập của cái gọi là phim kiếm hiệp, phim não tình, phim người lớn, truyện ngôn tình… gây sốt một thời gian khiến dư luận lo ngại chúng có thể tạo ra những hội chứng dai dẳng làm băng hoại nền tảng văn hóa và đạo đức xã hội. Thế nhưng, qua một thời gian, công chúng đủ thông minh để biết họ cần gì và những loại “rác văn hóa” đã nhanh chóng bị ném vào sọt rác.
Thực tiễn ấy cũng để lại cho chúng ta bài học trong xử lý các nguồn thông tin trôi nổi từ mạng xã hội. Công chúng tin tưởng báo chí hơn mạng xã hội thì báo chí càng phải làm tốt hơn chức năng định hướng thông tin chính xác, kịp thời, khắc phục được hạn chế của thông tin mạng. Trong một hội thảo gần đây, PGS, TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo cho biết, đã có không ít cơ quan báo chí và nhà báo mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt vì thiếu cẩn trọng trong xử lý thông tin từ mạng xã hội và internet. Chẳng hạn, trong câu chuyện cảm động về em bé 9 tuổi Haruo Soma trong vụ động đất, sóng thần, khi thông tin này được đăng tải trên báo chí ở Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, thông tin về em bé 9 tuổi Haruo Soma do “viên cảnh sát gốc Việt” Hà Minh Thành kể là bịa đặt. Hay thông tin Đại tướng Kim Jong Un bị ám sát trên mạng xã hội được phóng viên “xào xáo” thành bài... Cố nhà báo Hữu Thọ cũng từng phát biểu: Rất nhiều nhà báo lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt. Song cũng có nhiều bất cập bởi mạng xã hội thông tin rất nhiều nhưng rất nhiễu. Nếu không kiểm chứng, việc sai sót tất sẽ xuất hiện. Theo nhà báo Hữu Thọ, dẫu hoàn toàn có thể coi mạng xã hội là một kênh tham khảo, báo chí cần phải sống chung với thông tin trên mạng song bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức, tinh thần tôn trọng sự thật sẽ phải là kim chỉ nam dẫn đường đối với nhà báo.
Mạng xã hội có thể là nguồn thông tin phong phú nhưng báo chí với thiên chức của mình phải làm tốt vai trò kiểm chứng, xác minh sự thật để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thông tin nhanh, nhạy, chính xác, định hướng kịp thời cho Nhân dân.
CÔNG MINH/QĐND
Cần cái nhìn khách quan, toàn diện
Cách đây ít lâu, mạng xã hội lan truyền những bài viết lên án chính quyền tạm giam một “người nổi tiếng” trong chống tham nhũng ở Tây Nguyên. Nhiều người dẫu chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện nhưng cũng tham gia bình luận, phê phán gay gắt, thậm chí nói xấu chính quyền. Một số đài báo nước ngoài thì gán ghép để phê phán Đảng, Nhà nước ta “lỗi hệ thống”, không có cơ chế bảo vệ người dân chống tham nhũng.
Sự thật có phải như vậy không?
Ở góc độ một nhà báo điều tra có kinh nghiệm và cũng từng mắc lỗi trong tác nghiệp, nhà báo Hoài Nam (TP Hồ Chí Minh) đã viết trên mạng xã hội rằng, dẫu chia sẻ và đánh giá cao nhiệt huyết chống tham nhũng của người bị tạm giam nhưng anh cũng cảnh báo việc thiếu hiểu biết pháp luật, thu thập chứng cứ tham nhũng bằng cách dàn dựng, gài bẫy, đưa tiền cho người nhận hối lộ sẽ rất dễ bị xử lý hình sự về hành vi đưa hối lộ.
Kết luận điều tra của cơ quan chức năng mới đây đã cho thấy sự việc hoàn toàn khác so với những bài viết chủ quan phê phán trước đây. Sau khi cơ quan chức năng công bố kết luận, không còn thấy những bài viết phản biện vô căn cứ vì có lẽ chính tác giả của nó đã thấy mình “việt vị” trước sự thật.
Ở một sự việc khác, hình ảnh người đàn bà tốt bụng, nhân hậu đang tổ chức chia quà, phát gạo, mì chính… cho những người dân nghèo khổ, lam lũ được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây xúc động cho nhiều người. Thế nên, trong một clip khác, việc phụ nữ này bị cán bộ công an cưỡng chế, đuổi khỏi trụ sở tiếp công dân đã khiến nhiều người bức xúc, bình luận, sẻ chia. Nhưng nếu tìm hiểu sâu về câu chuyện, không ít người đã thấy mình “khéo dư nước mắt” đồng cảm cho kẻ không xứng đáng khi biết, người đàn bà "tốt bụng" đó thực chất là Cấn Thị Thêu, một đối tượng chuyên lôi kéo, tụ tập khiếu kiện chây ỳ ở các địa phương, lưu trú tại khu vực Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương, kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Sau cuộc tụ tập “tuần hành vì môi trường” tại TP Hồ Chí Minh ngày 8-5-2016, người ta đã tung lên hình ảnh và clip ngắn một phụ nữ ôm đứa con gái nhỏ gào thét giữa đám đông vì bị đánh “dã man”. Hình ảnh trên đã được không ít người đồng cảm, sẻ chia, thậm chí một MC nổi tiếng còn viết trên trang cá nhân suy tôn chị này là biểu tượng “Ngày của Mẹ”. Ít ai biết, người phụ nữ này từng được tổ chức phản động Voice ở hải ngoại cho đi “du học” đào tạo phương pháp “đấu tranh bất bạo động”. Người ta lên tiếng xót xa cho hai mẹ con bị công an “đánh đập” mà quên mất sự thật trong cuộc tuần hành, do đông người chen lấn, xô đẩy nên hai mẹ con bị đẩy ngã. MC nổi tiếng nọ cũng bị phê phán vì bị cảm xúc cá nhân lấn át, nhìn nhận vấn đề chỉ thông qua bức ảnh, không kiểm chứng thông tin.
Bài học từ các cuộc tuần hành, gây rối xảy ra ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), khu công nghiệp ở Bình Dương năm 2014 đã cho thấy tính chất phức tạp và nguy cơ bạo lực, thậm chí đã dẫn đến chết người. Những kẻ xấu muốn gây bất ổn chính trị sẽ trà trộn vào đoàn người để “ném đá giấu tay” sau đó quay sang kích động bạo loạn như đã xảy ra ở Ki-ép (U-crai-na). Dùng trẻ em làm "lá chắn" là "chiêu bài" mà nhiều đối tượng từng sử dụng như Trần Thị Nga (trùm “dân oan” Hà Nam), hay Maria Thúy Nguyễn (trùm “dân oan” Hải Phòng) đưa những đứa con thơ của mình theo mỗi cuộc tuần hành. Họ dạy trẻ em biết chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng, biến những ngày cuối tuần vui chơi của trẻ em cho những hoạt động phá hoại đất nước núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”. Việc làm của họ gây nguy hiểm cả về sức khỏe lẫn nhận thức cho trẻ nhỏ. Đem trẻ em phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối là việc đáng bị lên án chứ không thể cảm thông một cách mù quáng.
Qua các sự việc trên cho thấy, tiếp cận thông tin trên internet và mạng xã hội cần phải có cái nhìn khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Các sự việc từ thông tin trên mạng xã hội và internet thường được đưa nhanh nhưng chưa đầy đủ, nhiều sự việc cần sự xác minh, kết luận của các cơ quan chức năng mới có thể rõ ràng bản chất. Không nên vội vàng bình luận hay chia sẻ theo tâm lý đám đông, rất có thể sẽ bị “việt vị”, hiểu sai, thậm chí gây ra những hậu quả khó lường…
“Chợ trời thông tin” và nguồn tin chính thống
Đã có quá nhiều bài học cho thấy, internet và mạng xã hội dù là cái kho tin đồ sộ, dù mạng xã hội sản sinh ra nhiều cái gọi là “nhà báo công dân” nhưng thông tin mạng không thể thay thế thông tin báo chí chính thống.
Dư luận hẳn chưa quên những thông tin bịa đặt, lan tràn liên quan đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trước Đại hội XII của Đảng. Ban đầu có nhiều thông tin nghe có vẻ hấp dẫn và có vẻ đúng vì có hình ảnh cụ thể. Nhưng sau khi sự việc đi qua, mọi người đều cảm nhận các thông tin ấy hầu hết là “tin vịt”. Rồi các làn “gió độc” thông tin rộ lên với các trang “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, các thể loại trang tin hậu kỳ chính trị khiến một số người ngộ nhận “thời của báo blog”, “báo facebook” đã thay thế cho báo chí chính thống. Nhưng thực tiễn đã chứng minh, chỉ sự thật mới góp phần cải tạo thế giới và mới là cái mà công chúng có nhu cầu đón đợi. Cũng giống như sự xâm nhập của cái gọi là phim kiếm hiệp, phim não tình, phim người lớn, truyện ngôn tình… gây sốt một thời gian khiến dư luận lo ngại chúng có thể tạo ra những hội chứng dai dẳng làm băng hoại nền tảng văn hóa và đạo đức xã hội. Thế nhưng, qua một thời gian, công chúng đủ thông minh để biết họ cần gì và những loại “rác văn hóa” đã nhanh chóng bị ném vào sọt rác.
Thực tiễn ấy cũng để lại cho chúng ta bài học trong xử lý các nguồn thông tin trôi nổi từ mạng xã hội. Công chúng tin tưởng báo chí hơn mạng xã hội thì báo chí càng phải làm tốt hơn chức năng định hướng thông tin chính xác, kịp thời, khắc phục được hạn chế của thông tin mạng. Trong một hội thảo gần đây, PGS, TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo cho biết, đã có không ít cơ quan báo chí và nhà báo mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt vì thiếu cẩn trọng trong xử lý thông tin từ mạng xã hội và internet. Chẳng hạn, trong câu chuyện cảm động về em bé 9 tuổi Haruo Soma trong vụ động đất, sóng thần, khi thông tin này được đăng tải trên báo chí ở Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, thông tin về em bé 9 tuổi Haruo Soma do “viên cảnh sát gốc Việt” Hà Minh Thành kể là bịa đặt. Hay thông tin Đại tướng Kim Jong Un bị ám sát trên mạng xã hội được phóng viên “xào xáo” thành bài... Cố nhà báo Hữu Thọ cũng từng phát biểu: Rất nhiều nhà báo lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt. Song cũng có nhiều bất cập bởi mạng xã hội thông tin rất nhiều nhưng rất nhiễu. Nếu không kiểm chứng, việc sai sót tất sẽ xuất hiện. Theo nhà báo Hữu Thọ, dẫu hoàn toàn có thể coi mạng xã hội là một kênh tham khảo, báo chí cần phải sống chung với thông tin trên mạng song bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức, tinh thần tôn trọng sự thật sẽ phải là kim chỉ nam dẫn đường đối với nhà báo.
Mạng xã hội có thể là nguồn thông tin phong phú nhưng báo chí với thiên chức của mình phải làm tốt vai trò kiểm chứng, xác minh sự thật để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thông tin nhanh, nhạy, chính xác, định hướng kịp thời cho Nhân dân.
CÔNG MINH/QĐND