Sinh hoạt tư tưởng
Chống xuyên tạc tình hình phát triển đất nước
- Được đăng: Thứ ba, 27 Tháng 9 2016 09:39
- Lượt xem: 3037
(TGAG)- Xuyên tạc tình hình Việt Nam, các thế lực thù địch đã quy kết: “Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo đất nước lâu nay làm dân nghèo khổ, đất nước suy kiệt, tụt hậu mọi mặt. Nếu tiếp tục thì dân tộc ta ngày càng suy đồi, càng tụt hậu và cùng cực”. Họ còn bịa ra các số liệu khi nói: Theo chỉ số phát triển con người, Việt Nam đứng hàng ‘‘dưới trung bình’’(Sự thật năm 2015 Việt Nam đứng thứ 116/188 nước, là mức trung bình cao cùng với Nam Phi 0,666 điểm; hạng trung bình là: Campuchia là 0,555, Bangladesh 0,570, Lào 0,575, Syria 0,594, cuối bảng là Niger 0,348). Còn Theo Chỉ số chất lượng sống, họ xuyên tạc nói Việt Nam đứng “gần chót bảng”. Sự thật Việt Nam được xếp hạng 113, 114 là Ma-rốc, 119 là Ấn Độ, Lào 122, Campuchia hạng 124/169 nước được xếp hạng…
Họ còn rất ấu trĩ khi cho rằng Đảng ta: “Đối địch và không chịu nghe Phe tư Bản đúng đắn trên thế giới, bế quan tọa cảng, ngăn cấm thông tin, không chịu và không biết học hỏi cái hay trên thế giới vì vậy ngày càng lún sâu vào sai lầm làm cho đất nước tụt hậu, người dân lầm than”. Ai cũng biết chưa bao giờ nước ta có được vị thế cao như hiện nay, là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn; quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới… Kinh tế Việt Nam cũng hội nhập quốc tế ngày càng chặt chẽ, đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường khắp các châu lục; tham gia vào hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; thu hút gần 260 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng trưởng GDP của năm 2015 đạt khoảng 6,68%, cao nhất trong 5 năm qua, bình quân 5 năm đạt khoảng 5,88%/năm. Quy mô của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 2.180 USD.
Trong năm 2015, nhiều chuyến thăm của Tổng Bí Thư Đảng ta tới các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, được đón tiếp rất trọng thị với nghi thức ngoại giao cao nhất. Các chuyến thăm đã góp phần đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả, củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam; tạo thế và lực cho quan hệ của ta với các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn. Đặc biệt, nó cho thấy các nước ngày càng tôn trọng hơn thể chế và sự lựa chọn chế độ chính trị của Nhân dân ta, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam cũng đang tiếp tục phát huy tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018; tích cực chuẩn bị đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2017; vận động ứng cử là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021...
Gần đây dư luận quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam. Báo “Les Echos” của Pháp đã có bài viết cho biết Đại hội XII xem xét, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho Việt Nam trong 5 năm tới, với lộ trình gồm nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 3.200 – 3.500 USD/năm vào năm 2020... Ông Christian Lewis (Cri-xti-an Le-uýt), chuyên gia về Việt Nam thuộc nhóm cố vấn Á – Âu có trụ sở tại New York (Mỹ), nhận định: Sau Đại hội Đảng XII, Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế và chính sách thương mại hiện nay. Đặc biệt, ban lãnh đạo mới sẽ duy trì cam kết thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các thỏa thuận thương mại chủ chốt khác, trong đó có thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Báo “Japan Times” (Nhật Bản) cho rằng dự thảo mới nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, kêu gọi đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và bài trừ tham nhũng.
Chuyên gia Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định sau Đại hội Đảng XII, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vấn đề: Tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng quốc phòng. Theo ông Thayer, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nếu đạt được các mục tiêu về GDP bình quân đầu người và tăng trưởng GDP đạt 7%/năm trong giai đoạn 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thực tế là như vậy! Cần vạch mặt, phê phán nghiêm khắc bọn xuyên tạc tình hình phát triển của đất nước./.
Họ còn rất ấu trĩ khi cho rằng Đảng ta: “Đối địch và không chịu nghe Phe tư Bản đúng đắn trên thế giới, bế quan tọa cảng, ngăn cấm thông tin, không chịu và không biết học hỏi cái hay trên thế giới vì vậy ngày càng lún sâu vào sai lầm làm cho đất nước tụt hậu, người dân lầm than”. Ai cũng biết chưa bao giờ nước ta có được vị thế cao như hiện nay, là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn; quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới… Kinh tế Việt Nam cũng hội nhập quốc tế ngày càng chặt chẽ, đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường khắp các châu lục; tham gia vào hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; thu hút gần 260 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng trưởng GDP của năm 2015 đạt khoảng 6,68%, cao nhất trong 5 năm qua, bình quân 5 năm đạt khoảng 5,88%/năm. Quy mô của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 2.180 USD.
Trong năm 2015, nhiều chuyến thăm của Tổng Bí Thư Đảng ta tới các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, được đón tiếp rất trọng thị với nghi thức ngoại giao cao nhất. Các chuyến thăm đã góp phần đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả, củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam; tạo thế và lực cho quan hệ của ta với các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn. Đặc biệt, nó cho thấy các nước ngày càng tôn trọng hơn thể chế và sự lựa chọn chế độ chính trị của Nhân dân ta, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam cũng đang tiếp tục phát huy tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018; tích cực chuẩn bị đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2017; vận động ứng cử là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021...
Gần đây dư luận quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam. Báo “Les Echos” của Pháp đã có bài viết cho biết Đại hội XII xem xét, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho Việt Nam trong 5 năm tới, với lộ trình gồm nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 3.200 – 3.500 USD/năm vào năm 2020... Ông Christian Lewis (Cri-xti-an Le-uýt), chuyên gia về Việt Nam thuộc nhóm cố vấn Á – Âu có trụ sở tại New York (Mỹ), nhận định: Sau Đại hội Đảng XII, Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi những cải cách kinh tế và chính sách thương mại hiện nay. Đặc biệt, ban lãnh đạo mới sẽ duy trì cam kết thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các thỏa thuận thương mại chủ chốt khác, trong đó có thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Báo “Japan Times” (Nhật Bản) cho rằng dự thảo mới nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, kêu gọi đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và bài trừ tham nhũng.
Chuyên gia Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định sau Đại hội Đảng XII, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vấn đề: Tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng quốc phòng. Theo ông Thayer, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, trong đó hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nếu đạt được các mục tiêu về GDP bình quân đầu người và tăng trưởng GDP đạt 7%/năm trong giai đoạn 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thực tế là như vậy! Cần vạch mặt, phê phán nghiêm khắc bọn xuyên tạc tình hình phát triển của đất nước./.
Sự Thật