Sinh hoạt tư tưởng
Phải kiên quyết, kiên trì!
- Được đăng: Thứ hai, 15 Tháng 8 2016 07:42
- Lượt xem: 2807
(TGAG)- Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, suy đến cùng thì kinh tế là yếu tố đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, "chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế". Vì chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Muốn kinh tế phát triển, phải tạo dựng và giữ được môi trường chính trị ổn định, phải có một hệ thống chính trị vững mạnh.
Trong toàn bộ vấn đề này thì đối tượng cơ bản cần phải đề phòng, kiên quyết đấu tranh loại trừ là tình trạng quan liêu, tham nhũng. Từ thực tế quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ, Lê-nin đã chỉ ra: “Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu... Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”. Vì thế, Người nói: "phải trị ngay số cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng quá đáng từ nhỏ đến lớn (chú ý hàng ngũ trung, cao cấp) để củng cố sức mạnh của Đảng, tạo niềm tin cho dân và lấy đà xoay chuyển tình hình". Người phân tích: “... nếu còn có thể hối lộ được, thì cũng không thể nói đến chính trị được. Trong trường hợp này, thậm chí cũng không thể nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả”.
Bác Hồ chỉ dạy: “Quan liêu là bệnh của những người và những cơ quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, mất dân chủ. Các ông quan liêu khi được phân công phụ trách ở vùng nào, việc gì thì như một ông vua con, tha hồ hạch sách, hoạnh họe ở vùng ấy, lĩnh vực ấy. Đối với cấp trên thì xem thường, với cấp dưới cậy quyền lấn át, với quần chúng thì quan cách. Bệnh quan liêu để lại những hậu quả nặng nề đối với Đảng, Nhà nước và xã hội, trước hết là tham ô, lãng phí…”. Hiện nay, Đảng ta nhìn nhận: “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức…”. Từ đó: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”. Hồ Chí Minh khẳng định dứt khoát: “…phải tiêu diệt bệnh quan liêu”.
Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là phải: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với nó là phải: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược mà trước hết là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nắm vững tư tưởng chỉ đạo bao trùm là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới. Xử lý tốt các quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Riêng trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng phải nắm vững phương châm “kiên quyết, kiên trì”, “Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến được tình hình”. Phải luôn “giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ”.
Chống quan liêu, tham nhũng là nhiệm vụ rất khó khăn; đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị ở mức cao nhất; đòi hỏi các cấp lãnh đạo, từng đảng viên, cán bộ, từng công dân không được do dự, không chán nản “không sa vào tuyệt vọng” nhất là trong những bước ngoặt khó khăn, gay go, thậm chí nguy hiểm. Lê-nin chỉ dạy, chúng ta không cần những sự “hăm hở điên cuồng”, điều cần thiết cho chúng ta chính là bước đi nhịp nhàng của những đoàn quân vững như gang thép.
Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.
Trong toàn bộ vấn đề này thì đối tượng cơ bản cần phải đề phòng, kiên quyết đấu tranh loại trừ là tình trạng quan liêu, tham nhũng. Từ thực tế quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ, Lê-nin đã chỉ ra: “Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về tệ quan liêu... Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”. Vì thế, Người nói: "phải trị ngay số cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng quá đáng từ nhỏ đến lớn (chú ý hàng ngũ trung, cao cấp) để củng cố sức mạnh của Đảng, tạo niềm tin cho dân và lấy đà xoay chuyển tình hình". Người phân tích: “... nếu còn có thể hối lộ được, thì cũng không thể nói đến chính trị được. Trong trường hợp này, thậm chí cũng không thể nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả”.
Bác Hồ chỉ dạy: “Quan liêu là bệnh của những người và những cơ quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, mất dân chủ. Các ông quan liêu khi được phân công phụ trách ở vùng nào, việc gì thì như một ông vua con, tha hồ hạch sách, hoạnh họe ở vùng ấy, lĩnh vực ấy. Đối với cấp trên thì xem thường, với cấp dưới cậy quyền lấn át, với quần chúng thì quan cách. Bệnh quan liêu để lại những hậu quả nặng nề đối với Đảng, Nhà nước và xã hội, trước hết là tham ô, lãng phí…”. Hiện nay, Đảng ta nhìn nhận: “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức…”. Từ đó: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”. Hồ Chí Minh khẳng định dứt khoát: “…phải tiêu diệt bệnh quan liêu”.
Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là phải: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với nó là phải: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược mà trước hết là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nắm vững tư tưởng chỉ đạo bao trùm là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới. Xử lý tốt các quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Riêng trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng phải nắm vững phương châm “kiên quyết, kiên trì”, “Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến được tình hình”. Phải luôn “giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ”.
Chống quan liêu, tham nhũng là nhiệm vụ rất khó khăn; đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị ở mức cao nhất; đòi hỏi các cấp lãnh đạo, từng đảng viên, cán bộ, từng công dân không được do dự, không chán nản “không sa vào tuyệt vọng” nhất là trong những bước ngoặt khó khăn, gay go, thậm chí nguy hiểm. Lê-nin chỉ dạy, chúng ta không cần những sự “hăm hở điên cuồng”, điều cần thiết cho chúng ta chính là bước đi nhịp nhàng của những đoàn quân vững như gang thép.
Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.
Sự Thật.