Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật An Giang, một nhiệm kỳ đột phá và thành công
- Được đăng: Thứ năm, 10 Tháng 9 2015 08:44
- Lượt xem: 7336
(TGAG)- Trong nhiệm kỳ VI (2011 - 2015), Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh An Giang tiếp tục phát huy những thành tựu mà nhiệm kỳ trước đã đạt, tiếp tục lập nhiều thành tích đáng tự hào: Hội đã được UBND tỉnh An Giang tặng 2 Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc nằm 2013, 2014; được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc 3 năm liền 2012, 2013, 2014…
1. Công tác tổ chức và phát triển hội viên
Sau Đại hội, Ban Thường trực Hội thực hiện đột phá trong công tác điều hành không bao biện làm thay các Phân hội chuyên ngành mà phân cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò chủ động của Ban Chấp hành các Phân hội từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động năm, đến việc sử dụng kinh phí; Ban Thường trực chỉ định hướng, giám sát, điều chỉnh hoạt động các Phân hội theo điều lệ và nguyên tắc tài chính đúng qui định. Đột phá thứ hai là tuy trước đây đã có một số địa phương thành lập các Chi hội VHNT, nhưng hoạt động tùy hứng, lúc nào có tiền thì cho tiền thực hiện công việc gì đó, không có thì thôi; Chi hội không có tư cách pháp nhân, không phòng làm việc, không có cán bộ chuyên trách v.v… Ban Thường trực quyết tâm vận dụng Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, vận động thành lập các Hội VHNT cấp huyện-thị-thành; sao cho các Hội huyện, thị, thành có đủ tư cách pháp nhân, có kinh phí hoạt động được phân bổ chính thức, có biên chế chuyên trách… là thành viên của Mặt trận Tổ quốc địa phương và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy địa phương. Hội Liên hiệp VHNT tỉnh chỉ định hướng hoạt động, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các Hội huyện, thị, thành…
Xác định tổ chức là khâu quan trọng, quyết định sự thành công của các hoạt động Hội, vì vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường trực Hội đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, các phân hội chuyên ngành và bộ phận trực thuộc; sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với từng công việc; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị và quản lý cho đội ngũ cán bộ; duy trì hội họp, sinh hoạt đúng định kỳ, thường xuyên tiến hành kiểm tra, nâng cao tính công khai minh bạch từ khâu phân bổ kinh phí, sử dụng kinh phí đến xét phát triển hội viên mới v,v… từ đó hiệu quả chất lượng công việc luôn được nâng cao, đảm bảo hoàn thành vượt các chỉ tiêu đã đề ra.
Hội Liên hiệp VHNT An Giang hiện có 8 chuyên ngành là các Phân hội: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu, Múa; Chi hội Văn nghệ dân gian và Hội Kiến trúc sư, và 03 bộ phận trực thuộc là: Văn phòng Hội, Ban biên tập tạp chí Thất Sơn, Hội Văn học nghệ thuật Châu Đốc. Hiện tại Hội có 450 hội viên, so với đầu nhiệm kỳ tăng 102 hội viên. Trong đó hội viên các Hội chuyên ngành Trung ương có 110 người, tăng 11 hội viên.
Thành công đáng kể là trong nhiệm kỳ VI này, Hội đã phối hợp với cấp ủy, UBND các huyện, thị, thành, thành lập được 11 Hội Văn học nghệ thuật có nhiệm vụ tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên địa bàn vào tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, sáng tạo nên tác phẩm văn học nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Nhằm nâng cao chất lượng hội viên và tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sáng tác ngày càng nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, trong nhiệm kỳ, Hội đã quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Trước tiên là Hội đã phục hồi cuộc thi Giải Văn chương Thủ Khoa nghĩa, thu hút học sinh, sinh viên tham gia sáng tác thơ văn. Vận động thành lập một số Câu lạc bộ Văn thơ ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Đại học An Giang; thành lập Câu lạc bộ Văn thơ trẻ, nhạc sĩ trẻ, họa sĩ trẻ… Lực lượng văn nghệ sĩ trẻ này tập hợp vào sinh hoạt trong Gia đình Áo Trắng An Giang hằng năm tổ chức họp mặt, giao lưu với các trường Đại học trong khu vực, đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh. Tạp chí Thất Sơn cũng đã dành một số trang để đăng tải tác phẩm của các tác giả trẻ, Hội cho in tuyển tập thơ văn trẻ… làm cơ sở để phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp hội viên mới, đào tạo lực lượng kế thừa.
- Hội phối hợp với các tỉnh trong khu vực, TP. Hồ Chí Minh, các hội chuyên ngành Trung ương và các địa phương trong tỉnh đăng cai mở các trại, lớp sáng tác như: lớp tập huấn nhiếp ảnh nghệ thuật, hội thảo nhiếp ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trại sáng tác mỹ thuật tranh, tượng, ký họa…
- Hàng năm, Ban Thường trực cử hội viên đi dự các trại, lớp do Ủy ban toàn quốc và các chuyên ngành Trung ương tổ chức, tổ chức cho hội viên đi dự trại tại các Nhà sáng tác của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch… Trong nhiệm kỳ, Hội đã tổ chức và cử người tham gia 55 trại, lớp, thực tế sáng tác, hội thảo, tọa đàm với hàng trăm lượt trại viên các chuyên ngành được tham dự trại; chất lượng hội viên từng bước được nâng cao, sáng tác ngày càng nhiều tác phẩm có chất lượng.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh các hoạt động phong trào ở các ngành, các địa phương, Hội đã tổ chức các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác ở các bộ môn: văn học, nhiếp ảnh, đờn ca tài tử, ký phóng sự cho các đối tượng mới tham gia và yêu thích sáng tác ở trường Đại học An Giang, hội viên các Hội huyện: Châu Phú, Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân.
Trong nhiệm kỳ, Hội luôn quan tâm phát hiện, tạo điều kiện bồi dưỡng cho những tác giả trẻ phát triển tài năng và bồi dưỡng để kết nạp vào Hội, từng lớp kế thừa nối tiếp nhau, từng thế hệ sáng tác chung tay nhau góp phần đưa phong trào văn học nghệ thuật tỉnh nhà luôn vươn lên, tạo nên nhiều sản phẩm tinh thần phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và người thưởng ngoạn cả nước. Hầu hết hội viên đều yêu nghề, hoạt động tích cực; nhiều hội viên thường xuyên có tác phẩm tốt, được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở tỉnh, khu vực, các thành phố lớn, trung ương và quốc tế; đồng thời đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.
3. Về các mặt hoạt động chuyên môn
+ Lĩnh vực xuất bản:
Tạp chí Thất Sơn mỗi năm phát hành 12 số với số lượng 1.000 bản/kỳ. Tạp chí được trình bày trang nhã thể hiện được tính chất của tạp chí văn học nghệ thuật. Nội dung phong phú và chất lượng được chú trọng, mỗi số chủ đề được thể hiện với những bài nòng cốt, tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương. Lực lượng cộng tác viên ngày càng đông, khắp các nơi trong nước, phát hành ổn định. Tạp chí đã liên kết thực hiện các số chuyên đề viết về lực lượng Biên Phòng An Giang, chuyên đề viết về Sư đoàn bộ binh 330, về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, về một số huyện thị như: Tịnh Biên, Tri Tôn, Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Thành…
Mỗi năm Hội xuất bản khoảng 12- 16 đầu sách (tùy độ dài, ngắn) có chất lượng tốt của hội viên với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, bút ký, truyện ký, tạp bút, truyện vừa, tiểu thuyết, tranh tượng, ảnh nghệ thuật, ca khúc, bài ca cổ, kịch bản sân khấu, sưu khảo... Nhiều tác phẩm xuất bản của Hội được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội chuyên ngành Trung ương.
Nhiệm kỳ qua, Hội đã xuất bản 80 đầu sách, đặc biệt quan tâm khích lệ tác phẩm đầu tay của các cây bút trẻ có triển vọng và hỗ trợ những tác phẩm của các hội viên lớn tuổi. Số lượng bản thảo gửi về Hội đăng ký xuất bản ngày càng nhiều, nhưng kinh phí có hạn, giá giấy mỗi năm mỗi tăng nên rất khó tăng thêm chỉ tiêu phấn đấu cho những năm tới.
+ Lĩnh vực mở trại sáng tác và thực tế sáng tác:
Trong nhiệm kỳ, Hội đã mở trại sáng tác bài ca cổ ở các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh An Giang; Trại Sáng tác Mỹ thuật ở Chợ Mới, trại sáng tác âm nhạc ở các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Châu Thành…
Hội đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh cho lực lượng hội viên như: Đến với các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, Sư đoàn Bộ binh 330; các khu di tích lịch sử văn hóa, xã anh hùng, các làng nghề, mô hình phát triển kinh tế, xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đi đến các tỉnh thành trong khu vực và cả nước. Trong nhiệm kỳ, đã có hàng trăm lượt hội viên được đi thực tế. Qua các chuyến đi, anh em đã sáng tác hàng ngàn tác phẩm có giá trị về quê hương, đất nước, con người An Giang và cả nước, tham gia các cuộc thi, in sách báo, tổ chức biểu diễn, triển lãm… được dư luận hoan nghênh. Hội thường xuyên phát động sáng tác phục vụ nhu cầu của nhân dân và các sự kiện chính trị như: mừng Đảng, mừng Xuân, mừng các ngày kỷ niệm lớn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… đã được dư luận đánh giá cao.
Bên cạnh các hoạt động sáng tác trong tỉnh, Hội còn đẩy mạnh các hoạt động liên kết sáng tác khu vực ĐBSCL, mỗi năm phát động hội viên tham gia ít nhất 04 cuộc thi khu vực của 04 chuyên ngành do 13 tỉnh, thành trong khu vực luân phiên đăng cai, trong đó đáng chú ý là An Giang đã đăng cai thành công cuộc thi truyện ngắn năm 2011. Ngoài ra, Hội còn phát động và đầu tư khuyến khích hội viên tích cực sáng tác tham gia các cuộc thi, giải thưởng cấp quốc gia và quốc tế v.v… Mỗi năm lượng hội viên của Hội đạt hàng chục giải thưởng từ cấp khu vực trở lên.
+ Công tác triển lãm và biểu diễn:
Trong nhiệm kỳ, Hội đã tổ chức và tham gia 32 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh với trên 2.000 tác phẩm được giới thiệu tới người thưởng ngoạn. Tổ chức 24 cuộc biểu diễn, sinh hoạt văn nghệ như: Giới thiệu ca khúc mới, tác phẩm mới (văn học), chương trình múa hiện đại, múa dân gian, đờn ca tài tử phục vụ nhân dân vào các dịp lễ lớn, cống hiến nhiều tác phẩm đặc sắc cho hàng chục ngàn người xem.
Bên cạnh tổ chức triển lãm trong tại Hội, các Hội VHNT huyện, thị, thành còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh, ảnh với hình thức đưa tác phẩm phục các sự kiện chính lớn, các lễ hội của địa phương. Đồng thời, các Hội huyện, thị, thành còn phối hợp với các ngành, biểu diễn giới thiệu tác phẩm mới của các hội viên âm nhạc, sân khấu tại các buổi sinh hoạt hát với nhau, giao lưu âm nhạc, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người An Giang với công chúng được dư luận hoan nghênh.
Hội đã phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình thực hiện chuyên mục Văn nghệ An Giang gồm: Thời sự văn nghệ, khoảng trời Văn nghệ sĩ, sách hay, phát mỗi quí 01 kỳ. Rất nhiều hội viên ở Đoàn ca múa nhạc tổng hợp, Trung tâm Văn hóa tỉnh, huyện, thị, thành… đã tham gia dàn dựng, biểu diễn nhiều tiết mục múa, ca khúc mới, bài ca cổ kịch ngắn… của hội viên lồng vào chương trình nghệ thuật tổng hợp chất lượng cao để phục vụ các sự kiện chính trị và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Nhiều Hội Văn học nghệ thuật các huyện, thị, thành đã thực hiện các đĩa CD ca nhạc, ca cổ với những tác phẩm viết về địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hội đã hỗ trợ và tổ chức 25 lớp tập huấn về nhiếp ảnh, đờn ca tài tử, kỹ năng viết ký, phóng sự cho các Hội huyện, thị, thành. Hội đã thực hiện 22 buổi tọa đàm, giao lưu, nói chuyện sách…
+ Công tác liên kết-phối hợp:
Ngoài sự đầu tư của Hội và tự thân hội viên lo sáng tác, Hội chủ động liên kết với một số ban ngành và địa phương tổ chức các cuộc thi, các trại sáng tác, các buổi biểu diễn, triển lãm theo chủ đề hoặc truyền thống hàng năm như: Liên kết với Sở VH-TT-DL tỉnh ở các chuyên ngành: Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc và Sân khấu; Liên kết với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Trại sáng tác bài ca cổ về chủ đề người lính; Liên kết với Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức bồi dưỡng nâng cao Câu lạc bộ Nhiếp ảnh nghệ thuật thiếu nhi, tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật thiếu nhi từ năm 2011 đến 2015, tham dự cuộc thi ảnh quốc tế thanh, thiếu niên năm 2014 tại Cộng hòa liên bang Đức; Liên kết với Trung tâm Văn hóa tỉnh và Bảo tàng An Giang tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu hàng năm; Liên kết với Trường Đại học An Giang tổ chức buổi biểu diễn Múa hiện đại, giới thiệu tác phẩm mới và triển lãm Mỹ thuật sinh viên, hội viên trẻ; Liên kết với các địa phương trong tỉnh tổ chức 15 trại sáng tác, thực tế sáng tác và các hoạt động Văn học nghệ thuật để đưa hội viên thâm nhập thực tế, có nhiều tác phẩm giới thiệu quê hương đất nước con người An Giang đến công chúng. Nhiều năm qua, từ phong trào sáng tác văn học nghệ thuật ở các huyện, thị, thành đã bổ sung nhiều hội viên triển vọng cho tỉnh.
Văn nghệ sĩ sinh hoạt văn nghệ cùng bộ đội
Tuy nhiên, qua một nhiệm kỳ hoạt động cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế. Đó là tiềm năng sáng tác của tỉnh ta khá dồi dào nhưng kinh phí hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phổ biến tác phẩm ngày càng nhiều của hội viên. Nhuận bút còn quá thấp so với mức chi nhuận bút các tạp chí văn nghệ của các tỉnh khác trong cả nước và với mặt bằng giá cả và công sức tác giả bỏ ra nên không khích lệ được tinh thần của người sáng tác gửi bài cho tạp chí của tỉnh.
4. Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020
Với sự phát triển toàn diện của phong trào, lực lượng văn nghệ sĩ của các Phân hội chuyên ngành trực thuộc Hội tỉnh trên 450 hội viên và gần 1.000 cộng tác viên là văn nghệ sĩ, nghệ nhân sinh hoạt ở các Hội VHNT huyện, thị, thành... thì “chiếc áo-Hội Liên hiệp” đã quá chật, cùng với sự xuất hiện của các Hội VHNT huyện, thị, thành... mô hình của Hội Liên hiệp VHNT không còn phù hợp, đòi hỏi phải được thay đổi. Chính vì vậy, mà trong Đại hội sắp tới, các Phân hội chuyên ngành cần phải phát triển, đổi tên thành Hội; cùng với các Hội VHNT huyện, thị, thành... trở thành các “hội thành viên” của “Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật An Giang”.
Mặt khác, để phù hợp với tình hình mới, Hội VHNT thành phố Châu Đốc trước kia trực thuộc Hội LH VHNT An Giang sẽ được tách ra và thành lập Hội VHNT thành phố Châu Đốc trực thuộc sự lãnh đạo của Cấp ủy và UBND thành phố Châu Đốc, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc thành phố Châu Đốc tương tự như các Hội VHNT huyện, thị, thành khác.
Trong nhiệm kỳ sắp tới, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật An Giang sẽ tiếp tục phát triển hội viên tận cơ sở, trong quần chúng và khai thác tiềm năng văn nghệ trong nhân dân để tăng cường sức mạnh và tác dụng của các bộ môn. Tạo điều kiện thuận lợi để các Hội Văn học nghệ thuật huyện thị thành nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò và năng lực của các Hội trên từng địa bàn.
Phát huy thành tích hoạt động của Hội Văn học nghệ thuật các huyện, thị, thành phố góp phần đưa phong trào Văn học nghệ thuật ở địa phương vào thành quả chung của toàn tỉnh. Nâng cao vai trò trách nhiệm bộ phận văn phòng Hội, thành lập Phòng Nghiệp vụ để phục vụ hiệu quả hơn cho Ban thường trực Hội và các Hội chuyên ngành và Hội huyện, thị, thành.
Tùy thuộc vào nguồn kinh phí của tỉnh cấp, và kinh phí của Trung ương hỗ trợ, Hội sẽ phân bổ vào các hoạt động cụ thể của từng năm trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài nguồn kinh phí được cấp, Hội cố gắng vận động, liên kết phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động Văn học nghệ thuật để tăng cường điều kiện hoạt động, tạo nên nhiều tác phẩm và phổ biến sâu rộng tác phẩm của hội viên tận cơ sở và cả nước. Tiếp tục nâng cao tính minh bạch bằng việc công khai khi thực hiện mọi chương trình xem xét lựa chọn tác giả, tác phẩm để đầu tư sáng tác, in ấn, biểu diễn, triển lãm trên cơ sở xây dựng các tiêu chí cụ thể của từng chuyên ngành.
Một nhiệm kỳ hoạt động, có thể nói Hội Liên hiệp VHNT An Giang đã có bước đột phá thành công khi xác định mục tiêu xây dựng phong trào hướng đến tận cơ sở, tất cả lợi ích hướng tới hội viên trên nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng... Thông qua đó, đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết trong Ban Thường trực, Ban Chấp hành và trong hội viên cùng thực hiện các hoạt động VHNT trên địa bàn tỉnh. Thành công rõ nhất là vai trò tích cực của các Phân hội chuyên ngành và các Hội VHNT huyện, thị, thành... Hoạt động Văn học nghệ thuật đã lan tỏa rộng khắp, hiệu quả góp phần nâng cao vị thế của Hội Liên hiệp VHNT An Giang, đưa văn học nghệ thuật đến gần gũi với công chúng ngày càng nhiều hơn, mà Bằng khen của UBND tỉnh An Giang dành cho Hội khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là một minh chứng...
1. Công tác tổ chức và phát triển hội viên
Sau Đại hội, Ban Thường trực Hội thực hiện đột phá trong công tác điều hành không bao biện làm thay các Phân hội chuyên ngành mà phân cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò chủ động của Ban Chấp hành các Phân hội từ khâu xây dựng kế hoạch hoạt động năm, đến việc sử dụng kinh phí; Ban Thường trực chỉ định hướng, giám sát, điều chỉnh hoạt động các Phân hội theo điều lệ và nguyên tắc tài chính đúng qui định. Đột phá thứ hai là tuy trước đây đã có một số địa phương thành lập các Chi hội VHNT, nhưng hoạt động tùy hứng, lúc nào có tiền thì cho tiền thực hiện công việc gì đó, không có thì thôi; Chi hội không có tư cách pháp nhân, không phòng làm việc, không có cán bộ chuyên trách v.v… Ban Thường trực quyết tâm vận dụng Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, vận động thành lập các Hội VHNT cấp huyện-thị-thành; sao cho các Hội huyện, thị, thành có đủ tư cách pháp nhân, có kinh phí hoạt động được phân bổ chính thức, có biên chế chuyên trách… là thành viên của Mặt trận Tổ quốc địa phương và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy địa phương. Hội Liên hiệp VHNT tỉnh chỉ định hướng hoạt động, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các Hội huyện, thị, thành…
Xác định tổ chức là khâu quan trọng, quyết định sự thành công của các hoạt động Hội, vì vậy ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường trực Hội đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, các phân hội chuyên ngành và bộ phận trực thuộc; sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với từng công việc; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị và quản lý cho đội ngũ cán bộ; duy trì hội họp, sinh hoạt đúng định kỳ, thường xuyên tiến hành kiểm tra, nâng cao tính công khai minh bạch từ khâu phân bổ kinh phí, sử dụng kinh phí đến xét phát triển hội viên mới v,v… từ đó hiệu quả chất lượng công việc luôn được nâng cao, đảm bảo hoàn thành vượt các chỉ tiêu đã đề ra.
Hội Liên hiệp VHNT An Giang hiện có 8 chuyên ngành là các Phân hội: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu, Múa; Chi hội Văn nghệ dân gian và Hội Kiến trúc sư, và 03 bộ phận trực thuộc là: Văn phòng Hội, Ban biên tập tạp chí Thất Sơn, Hội Văn học nghệ thuật Châu Đốc. Hiện tại Hội có 450 hội viên, so với đầu nhiệm kỳ tăng 102 hội viên. Trong đó hội viên các Hội chuyên ngành Trung ương có 110 người, tăng 11 hội viên.
Thành công đáng kể là trong nhiệm kỳ VI này, Hội đã phối hợp với cấp ủy, UBND các huyện, thị, thành, thành lập được 11 Hội Văn học nghệ thuật có nhiệm vụ tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên địa bàn vào tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, sáng tạo nên tác phẩm văn học nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước…
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Nhằm nâng cao chất lượng hội viên và tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sáng tác ngày càng nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, trong nhiệm kỳ, Hội đã quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Trước tiên là Hội đã phục hồi cuộc thi Giải Văn chương Thủ Khoa nghĩa, thu hút học sinh, sinh viên tham gia sáng tác thơ văn. Vận động thành lập một số Câu lạc bộ Văn thơ ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Đại học An Giang; thành lập Câu lạc bộ Văn thơ trẻ, nhạc sĩ trẻ, họa sĩ trẻ… Lực lượng văn nghệ sĩ trẻ này tập hợp vào sinh hoạt trong Gia đình Áo Trắng An Giang hằng năm tổ chức họp mặt, giao lưu với các trường Đại học trong khu vực, đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh. Tạp chí Thất Sơn cũng đã dành một số trang để đăng tải tác phẩm của các tác giả trẻ, Hội cho in tuyển tập thơ văn trẻ… làm cơ sở để phát hiện, bồi dưỡng và kết nạp hội viên mới, đào tạo lực lượng kế thừa.
- Hội phối hợp với các tỉnh trong khu vực, TP. Hồ Chí Minh, các hội chuyên ngành Trung ương và các địa phương trong tỉnh đăng cai mở các trại, lớp sáng tác như: lớp tập huấn nhiếp ảnh nghệ thuật, hội thảo nhiếp ảnh nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trại sáng tác mỹ thuật tranh, tượng, ký họa…
- Hàng năm, Ban Thường trực cử hội viên đi dự các trại, lớp do Ủy ban toàn quốc và các chuyên ngành Trung ương tổ chức, tổ chức cho hội viên đi dự trại tại các Nhà sáng tác của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch… Trong nhiệm kỳ, Hội đã tổ chức và cử người tham gia 55 trại, lớp, thực tế sáng tác, hội thảo, tọa đàm với hàng trăm lượt trại viên các chuyên ngành được tham dự trại; chất lượng hội viên từng bước được nâng cao, sáng tác ngày càng nhiều tác phẩm có chất lượng.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh các hoạt động phong trào ở các ngành, các địa phương, Hội đã tổ chức các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác ở các bộ môn: văn học, nhiếp ảnh, đờn ca tài tử, ký phóng sự cho các đối tượng mới tham gia và yêu thích sáng tác ở trường Đại học An Giang, hội viên các Hội huyện: Châu Phú, Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân.
Trong nhiệm kỳ, Hội luôn quan tâm phát hiện, tạo điều kiện bồi dưỡng cho những tác giả trẻ phát triển tài năng và bồi dưỡng để kết nạp vào Hội, từng lớp kế thừa nối tiếp nhau, từng thế hệ sáng tác chung tay nhau góp phần đưa phong trào văn học nghệ thuật tỉnh nhà luôn vươn lên, tạo nên nhiều sản phẩm tinh thần phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và người thưởng ngoạn cả nước. Hầu hết hội viên đều yêu nghề, hoạt động tích cực; nhiều hội viên thường xuyên có tác phẩm tốt, được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở tỉnh, khu vực, các thành phố lớn, trung ương và quốc tế; đồng thời đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.
3. Về các mặt hoạt động chuyên môn
+ Lĩnh vực xuất bản:
Tạp chí Thất Sơn mỗi năm phát hành 12 số với số lượng 1.000 bản/kỳ. Tạp chí được trình bày trang nhã thể hiện được tính chất của tạp chí văn học nghệ thuật. Nội dung phong phú và chất lượng được chú trọng, mỗi số chủ đề được thể hiện với những bài nòng cốt, tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương. Lực lượng cộng tác viên ngày càng đông, khắp các nơi trong nước, phát hành ổn định. Tạp chí đã liên kết thực hiện các số chuyên đề viết về lực lượng Biên Phòng An Giang, chuyên đề viết về Sư đoàn bộ binh 330, về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, về một số huyện thị như: Tịnh Biên, Tri Tôn, Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Thành…
Mỗi năm Hội xuất bản khoảng 12- 16 đầu sách (tùy độ dài, ngắn) có chất lượng tốt của hội viên với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, bút ký, truyện ký, tạp bút, truyện vừa, tiểu thuyết, tranh tượng, ảnh nghệ thuật, ca khúc, bài ca cổ, kịch bản sân khấu, sưu khảo... Nhiều tác phẩm xuất bản của Hội được giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội chuyên ngành Trung ương.
Nhiệm kỳ qua, Hội đã xuất bản 80 đầu sách, đặc biệt quan tâm khích lệ tác phẩm đầu tay của các cây bút trẻ có triển vọng và hỗ trợ những tác phẩm của các hội viên lớn tuổi. Số lượng bản thảo gửi về Hội đăng ký xuất bản ngày càng nhiều, nhưng kinh phí có hạn, giá giấy mỗi năm mỗi tăng nên rất khó tăng thêm chỉ tiêu phấn đấu cho những năm tới.
+ Lĩnh vực mở trại sáng tác và thực tế sáng tác:
Trong nhiệm kỳ, Hội đã mở trại sáng tác bài ca cổ ở các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh An Giang; Trại Sáng tác Mỹ thuật ở Chợ Mới, trại sáng tác âm nhạc ở các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Châu Thành…
Hội đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh cho lực lượng hội viên như: Đến với các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, Sư đoàn Bộ binh 330; các khu di tích lịch sử văn hóa, xã anh hùng, các làng nghề, mô hình phát triển kinh tế, xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đi đến các tỉnh thành trong khu vực và cả nước. Trong nhiệm kỳ, đã có hàng trăm lượt hội viên được đi thực tế. Qua các chuyến đi, anh em đã sáng tác hàng ngàn tác phẩm có giá trị về quê hương, đất nước, con người An Giang và cả nước, tham gia các cuộc thi, in sách báo, tổ chức biểu diễn, triển lãm… được dư luận hoan nghênh. Hội thường xuyên phát động sáng tác phục vụ nhu cầu của nhân dân và các sự kiện chính trị như: mừng Đảng, mừng Xuân, mừng các ngày kỷ niệm lớn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… đã được dư luận đánh giá cao.
Bên cạnh các hoạt động sáng tác trong tỉnh, Hội còn đẩy mạnh các hoạt động liên kết sáng tác khu vực ĐBSCL, mỗi năm phát động hội viên tham gia ít nhất 04 cuộc thi khu vực của 04 chuyên ngành do 13 tỉnh, thành trong khu vực luân phiên đăng cai, trong đó đáng chú ý là An Giang đã đăng cai thành công cuộc thi truyện ngắn năm 2011. Ngoài ra, Hội còn phát động và đầu tư khuyến khích hội viên tích cực sáng tác tham gia các cuộc thi, giải thưởng cấp quốc gia và quốc tế v.v… Mỗi năm lượng hội viên của Hội đạt hàng chục giải thưởng từ cấp khu vực trở lên.
+ Công tác triển lãm và biểu diễn:
Trong nhiệm kỳ, Hội đã tổ chức và tham gia 32 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh với trên 2.000 tác phẩm được giới thiệu tới người thưởng ngoạn. Tổ chức 24 cuộc biểu diễn, sinh hoạt văn nghệ như: Giới thiệu ca khúc mới, tác phẩm mới (văn học), chương trình múa hiện đại, múa dân gian, đờn ca tài tử phục vụ nhân dân vào các dịp lễ lớn, cống hiến nhiều tác phẩm đặc sắc cho hàng chục ngàn người xem.
Bên cạnh tổ chức triển lãm trong tại Hội, các Hội VHNT huyện, thị, thành còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh, ảnh với hình thức đưa tác phẩm phục các sự kiện chính lớn, các lễ hội của địa phương. Đồng thời, các Hội huyện, thị, thành còn phối hợp với các ngành, biểu diễn giới thiệu tác phẩm mới của các hội viên âm nhạc, sân khấu tại các buổi sinh hoạt hát với nhau, giao lưu âm nhạc, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người An Giang với công chúng được dư luận hoan nghênh.
Hội đã phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình thực hiện chuyên mục Văn nghệ An Giang gồm: Thời sự văn nghệ, khoảng trời Văn nghệ sĩ, sách hay, phát mỗi quí 01 kỳ. Rất nhiều hội viên ở Đoàn ca múa nhạc tổng hợp, Trung tâm Văn hóa tỉnh, huyện, thị, thành… đã tham gia dàn dựng, biểu diễn nhiều tiết mục múa, ca khúc mới, bài ca cổ kịch ngắn… của hội viên lồng vào chương trình nghệ thuật tổng hợp chất lượng cao để phục vụ các sự kiện chính trị và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Nhiều Hội Văn học nghệ thuật các huyện, thị, thành đã thực hiện các đĩa CD ca nhạc, ca cổ với những tác phẩm viết về địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hội đã hỗ trợ và tổ chức 25 lớp tập huấn về nhiếp ảnh, đờn ca tài tử, kỹ năng viết ký, phóng sự cho các Hội huyện, thị, thành. Hội đã thực hiện 22 buổi tọa đàm, giao lưu, nói chuyện sách…
+ Công tác liên kết-phối hợp:
Ngoài sự đầu tư của Hội và tự thân hội viên lo sáng tác, Hội chủ động liên kết với một số ban ngành và địa phương tổ chức các cuộc thi, các trại sáng tác, các buổi biểu diễn, triển lãm theo chủ đề hoặc truyền thống hàng năm như: Liên kết với Sở VH-TT-DL tỉnh ở các chuyên ngành: Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc và Sân khấu; Liên kết với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Trại sáng tác bài ca cổ về chủ đề người lính; Liên kết với Trung tâm văn hóa tỉnh tổ chức bồi dưỡng nâng cao Câu lạc bộ Nhiếp ảnh nghệ thuật thiếu nhi, tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật thiếu nhi từ năm 2011 đến 2015, tham dự cuộc thi ảnh quốc tế thanh, thiếu niên năm 2014 tại Cộng hòa liên bang Đức; Liên kết với Trung tâm Văn hóa tỉnh và Bảo tàng An Giang tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu hàng năm; Liên kết với Trường Đại học An Giang tổ chức buổi biểu diễn Múa hiện đại, giới thiệu tác phẩm mới và triển lãm Mỹ thuật sinh viên, hội viên trẻ; Liên kết với các địa phương trong tỉnh tổ chức 15 trại sáng tác, thực tế sáng tác và các hoạt động Văn học nghệ thuật để đưa hội viên thâm nhập thực tế, có nhiều tác phẩm giới thiệu quê hương đất nước con người An Giang đến công chúng. Nhiều năm qua, từ phong trào sáng tác văn học nghệ thuật ở các huyện, thị, thành đã bổ sung nhiều hội viên triển vọng cho tỉnh.
Văn nghệ sĩ sinh hoạt văn nghệ cùng bộ đội
Tuy nhiên, qua một nhiệm kỳ hoạt động cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế. Đó là tiềm năng sáng tác của tỉnh ta khá dồi dào nhưng kinh phí hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phổ biến tác phẩm ngày càng nhiều của hội viên. Nhuận bút còn quá thấp so với mức chi nhuận bút các tạp chí văn nghệ của các tỉnh khác trong cả nước và với mặt bằng giá cả và công sức tác giả bỏ ra nên không khích lệ được tinh thần của người sáng tác gửi bài cho tạp chí của tỉnh.
4. Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020
Với sự phát triển toàn diện của phong trào, lực lượng văn nghệ sĩ của các Phân hội chuyên ngành trực thuộc Hội tỉnh trên 450 hội viên và gần 1.000 cộng tác viên là văn nghệ sĩ, nghệ nhân sinh hoạt ở các Hội VHNT huyện, thị, thành... thì “chiếc áo-Hội Liên hiệp” đã quá chật, cùng với sự xuất hiện của các Hội VHNT huyện, thị, thành... mô hình của Hội Liên hiệp VHNT không còn phù hợp, đòi hỏi phải được thay đổi. Chính vì vậy, mà trong Đại hội sắp tới, các Phân hội chuyên ngành cần phải phát triển, đổi tên thành Hội; cùng với các Hội VHNT huyện, thị, thành... trở thành các “hội thành viên” của “Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật An Giang”.
Mặt khác, để phù hợp với tình hình mới, Hội VHNT thành phố Châu Đốc trước kia trực thuộc Hội LH VHNT An Giang sẽ được tách ra và thành lập Hội VHNT thành phố Châu Đốc trực thuộc sự lãnh đạo của Cấp ủy và UBND thành phố Châu Đốc, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc thành phố Châu Đốc tương tự như các Hội VHNT huyện, thị, thành khác.
Trong nhiệm kỳ sắp tới, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật An Giang sẽ tiếp tục phát triển hội viên tận cơ sở, trong quần chúng và khai thác tiềm năng văn nghệ trong nhân dân để tăng cường sức mạnh và tác dụng của các bộ môn. Tạo điều kiện thuận lợi để các Hội Văn học nghệ thuật huyện thị thành nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò và năng lực của các Hội trên từng địa bàn.
Phát huy thành tích hoạt động của Hội Văn học nghệ thuật các huyện, thị, thành phố góp phần đưa phong trào Văn học nghệ thuật ở địa phương vào thành quả chung của toàn tỉnh. Nâng cao vai trò trách nhiệm bộ phận văn phòng Hội, thành lập Phòng Nghiệp vụ để phục vụ hiệu quả hơn cho Ban thường trực Hội và các Hội chuyên ngành và Hội huyện, thị, thành.
Tùy thuộc vào nguồn kinh phí của tỉnh cấp, và kinh phí của Trung ương hỗ trợ, Hội sẽ phân bổ vào các hoạt động cụ thể của từng năm trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài nguồn kinh phí được cấp, Hội cố gắng vận động, liên kết phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động Văn học nghệ thuật để tăng cường điều kiện hoạt động, tạo nên nhiều tác phẩm và phổ biến sâu rộng tác phẩm của hội viên tận cơ sở và cả nước. Tiếp tục nâng cao tính minh bạch bằng việc công khai khi thực hiện mọi chương trình xem xét lựa chọn tác giả, tác phẩm để đầu tư sáng tác, in ấn, biểu diễn, triển lãm trên cơ sở xây dựng các tiêu chí cụ thể của từng chuyên ngành.
Một nhiệm kỳ hoạt động, có thể nói Hội Liên hiệp VHNT An Giang đã có bước đột phá thành công khi xác định mục tiêu xây dựng phong trào hướng đến tận cơ sở, tất cả lợi ích hướng tới hội viên trên nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng... Thông qua đó, đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết trong Ban Thường trực, Ban Chấp hành và trong hội viên cùng thực hiện các hoạt động VHNT trên địa bàn tỉnh. Thành công rõ nhất là vai trò tích cực của các Phân hội chuyên ngành và các Hội VHNT huyện, thị, thành... Hoạt động Văn học nghệ thuật đã lan tỏa rộng khắp, hiệu quả góp phần nâng cao vị thế của Hội Liên hiệp VHNT An Giang, đưa văn học nghệ thuật đến gần gũi với công chúng ngày càng nhiều hơn, mà Bằng khen của UBND tỉnh An Giang dành cho Hội khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là một minh chứng...
Nhà văn Mai Bửu Minh