Hoạt động khoa giáo
Sự cần thiết tham gia Bảo hiểm y tế của mỗi gia đình
- Được đăng: Thứ hai, 22 Tháng 6 2015 15:57
- Lượt xem: 2376
(TGAG)- Ốm đau, bệnh tật không loại trừ bất cứ ai, luôn là nỗi sợ hãi của con người. Bên cạnh nỗi lo cho bệnh tật, người bệnh còn nơm nớp lo về mặt tài chính. Lúc đó, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được xem như chiếc “phao cứu sinh” để giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho gia đình khi chẳng may bị ốm đau, bệnh tật. Và có lẽ chỉ khi những gia đình có người thân đau ốm thì chúng ta mới thấy hết sự cần thiết của BHYT. Nói thẻ BHYT là “phao cứu sinh” không bao giờ là quá lời.
Có những người lúc khỏe mạnh không bao giờ nghĩ đến việc tham gia BHYT, nhưng khi bị bệnh tật phải điều trị với số tiền lớn, thì mới biết giá trị của thẻ BHYT. Chính vì không có thẻ BHYT, nhiều gia đình rơi vào bẫy “nghèo đói” và nhiều người phải thốt lên lời nuối tiếc “Giá như có thẻ BHYT”. Đối với những gia đình có điều kiện, khi phải thanh toán một khoản viện phí lớn đôi khi còn cảm thấy hối tiếc vì lỡ bỏ qua việc tham gia BHYT, huống chi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thì đó lại càng là một gánh nặng.
Đã có nhiều trường hợp người bệnh vừa thoát được bệnh tật lại lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì viện phí. Cá biệt, một số gia đình vì không có tiền tiếp tục chữa trị cho người thân phải “năn nỉ” bác sĩ cho bệnh nhân về nhà. Do vậy, ngoài việc Nhà nước cấp phát miễn phí thẻ BHYT cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, hay việc hỗ trợ một phần kinh phí cho các đối tượng cận nghèo… người dân cũng cần tự nguyện tham gia mua BHYT để bảo đảm tài chính cho mình, cho gia đình mình khi chẳng may gặp ốm đau, bệnh tật, ngoài ra còn là sự chia sẻ với cộng đồng trên nguyên tắc lấy số đông bù đắp cho số ít, cùng chia sẻ rủi ro, điều này cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc và truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta. Diện bao phủ BHYT càng mở rộng thì khả năng, mức độ bù đắp những rủi ro, tổn thất về vật chất và tinh thần do bệnh tật càng được nâng cao.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế quy định tham gia BHYT cả hộ gia đình theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay chỉ bằng 4,5% mức lương cơ sở bằng 612.000 đồng/người/năm, người thứ hai tham gia BHYT trong hộ gia đình chỉ đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất bằng 434.700 đồng; người thứ ba bằng 60% bằng 372.600 đồng; người thứ tư bằng 50% bằng 310.500 đồng; từ người thứ năm bằng 40% bằng 248.400 đồng. Bên cạnh có thể đóng BHYT chia ra làm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hay cả năm là tùy theo khả năng tài chính gia đình.
Về mức hưởng chi phí khám, chữa bệnh BHYT, khi đi khám, chữa bệnh đúng quy định (đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, cấp cứu, hoặc được chuyển tuyến) thì được thanh toán: 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 175.500 đồng và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp khác.
Từ con số trên cho thấy rõ ràng tham gia BHYT không phải là quá sức với mỗi gia đình, và nó rất cần thiết để chúng ta cùng chi trả viện phí khi ốm đau, bệnh tật và lại càng cần thiết đối với người không may mắc bệnh hiểm nghèo phải chi trả viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Quyền lợi là như vậy, nhưng hiện nay vẫn còn số đông người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia BHYT, cứ nghĩ là luôn khỏe mạnh nên một năm chi ra vài trăm nghìn mua thẻ BHYT không dùng đến thì xót của. Tuy nhiên, sức khỏe là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể biết trước nay ốm mai đau, có BHYT người dân sẽ an tâm hơn, giảm bớt một phần rủi ro trong cuộc sống. Do đó, người dân cần phải nhận thức rõ quyền và lợi ích của việc tham gia BHYT để hạn chế rủi ro về tài chính cho chính mình, chính gia đình mình, đồng thời chia sẻ một phần khó khăn cho cộng đồng nếu chẳng may một ai đó mắc bệnh tật./.
Có những người lúc khỏe mạnh không bao giờ nghĩ đến việc tham gia BHYT, nhưng khi bị bệnh tật phải điều trị với số tiền lớn, thì mới biết giá trị của thẻ BHYT. Chính vì không có thẻ BHYT, nhiều gia đình rơi vào bẫy “nghèo đói” và nhiều người phải thốt lên lời nuối tiếc “Giá như có thẻ BHYT”. Đối với những gia đình có điều kiện, khi phải thanh toán một khoản viện phí lớn đôi khi còn cảm thấy hối tiếc vì lỡ bỏ qua việc tham gia BHYT, huống chi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thì đó lại càng là một gánh nặng.
Đã có nhiều trường hợp người bệnh vừa thoát được bệnh tật lại lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì viện phí. Cá biệt, một số gia đình vì không có tiền tiếp tục chữa trị cho người thân phải “năn nỉ” bác sĩ cho bệnh nhân về nhà. Do vậy, ngoài việc Nhà nước cấp phát miễn phí thẻ BHYT cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, hay việc hỗ trợ một phần kinh phí cho các đối tượng cận nghèo… người dân cũng cần tự nguyện tham gia mua BHYT để bảo đảm tài chính cho mình, cho gia đình mình khi chẳng may gặp ốm đau, bệnh tật, ngoài ra còn là sự chia sẻ với cộng đồng trên nguyên tắc lấy số đông bù đắp cho số ít, cùng chia sẻ rủi ro, điều này cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc và truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta. Diện bao phủ BHYT càng mở rộng thì khả năng, mức độ bù đắp những rủi ro, tổn thất về vật chất và tinh thần do bệnh tật càng được nâng cao.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế quy định tham gia BHYT cả hộ gia đình theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay chỉ bằng 4,5% mức lương cơ sở bằng 612.000 đồng/người/năm, người thứ hai tham gia BHYT trong hộ gia đình chỉ đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất bằng 434.700 đồng; người thứ ba bằng 60% bằng 372.600 đồng; người thứ tư bằng 50% bằng 310.500 đồng; từ người thứ năm bằng 40% bằng 248.400 đồng. Bên cạnh có thể đóng BHYT chia ra làm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hay cả năm là tùy theo khả năng tài chính gia đình.
Về mức hưởng chi phí khám, chữa bệnh BHYT, khi đi khám, chữa bệnh đúng quy định (đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, cấp cứu, hoặc được chuyển tuyến) thì được thanh toán: 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 175.500 đồng và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp khác.
Từ con số trên cho thấy rõ ràng tham gia BHYT không phải là quá sức với mỗi gia đình, và nó rất cần thiết để chúng ta cùng chi trả viện phí khi ốm đau, bệnh tật và lại càng cần thiết đối với người không may mắc bệnh hiểm nghèo phải chi trả viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Quyền lợi là như vậy, nhưng hiện nay vẫn còn số đông người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia BHYT, cứ nghĩ là luôn khỏe mạnh nên một năm chi ra vài trăm nghìn mua thẻ BHYT không dùng đến thì xót của. Tuy nhiên, sức khỏe là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể biết trước nay ốm mai đau, có BHYT người dân sẽ an tâm hơn, giảm bớt một phần rủi ro trong cuộc sống. Do đó, người dân cần phải nhận thức rõ quyền và lợi ích của việc tham gia BHYT để hạn chế rủi ro về tài chính cho chính mình, chính gia đình mình, đồng thời chia sẻ một phần khó khăn cho cộng đồng nếu chẳng may một ai đó mắc bệnh tật./.
Ngọc Hân