Sinh hoạt tư tưởng
Phải tẩy sạch bệnh quan liêu
- Được đăng: Thứ năm, 18 Tháng 2 2021 10:00
- Lượt xem: 3347
(TUAG)- Là tên một bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên Báo Cứu Quốc với bút danh XYZ. Bác viết: Nhiệm vụ của Chính quyền ta và Đoàn thể ta là phụng sự Nhân dân. Nghĩa là làm đày tớ cho Dân. Đã phụng sự Nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho Dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho Dân, thì phải hết sức tránh.
Điều mấu chốt là “phải hiểu và làm cho Dân hiểu: Lợi ích tạm thời và lợi ích riêng, phải phục tòng lợi ích lâu dài và lợi ích chung. Lợi ích địa phương phải phục tòng lợi ích toàn quốc, toàn dân tộc”.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong đời sống của con người, lợi ích - nhất là lợi ích vật chất luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngay từ thời cổ đại, nhà triết học Hàn Phi cho rằng, nó là cơ sở cho mọi hành vi của con người. Trong Hàn Phi tử, Thiên thứ X “Thập quá” (Mười điều quấy) Ông quả quyết: “ham lợi nhỏ tức là hại đến lợi lớn”…, “… là cái gốc của việc thân chết nước mất”. Lịch sử nước ta cũng chỉ ra không ít trường hợp chỉ vì lòng ích kỷ đã cam tâm “mãi quốc cầu vinh”, “cõng rắn cắn gà nhà”… Nghìn năm thân bại, danh liệt!
Từ thời dựng Đảng, Bác đã khuyên người cách mạng phải: “Bớt lòng ham muốn vật chất”. Từ khi Đảng cầm quyền, Người thường răn dạy đảng viên và cán bộ phải biết “đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình”. Nhưng cần hiểu đúng là coi trọng lợi ích chung, chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Bởi “Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”.
Theo Người: Tham ô và quan liêu có mối quan hệ khăng khít, trong đó quan liêu nhất định dẫn đến tham ô. Quan liêu là do đảng viên và cán bộ “xa cách quần chúng, không hiểu biết dân chúng, không học hỏi dân chúng, sợ dân chúng phê bình”. Những cán bộ ấy: cả đời chỉ loanh quanh trong trụ sở, bao giờ “sấm ra đá kêu” mới gặp dân chúng một lần… Những ông quan liêu ấy:
“Đối với người”: (Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với Nhân dân, quân quan đối với binh sĩ, bộ đội đối với dân chúng) chỉ biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác và tự động. Trước mặt dân chúng thì lên mặt "quan cách mạng".
Đối với việc: Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra.
Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến Nhân dân, đến đồng chí. Chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự Nhân dân, mà còn muốn Nhân dân phụng sự mình. Vì thế rơi vào vũng bùn “Tham ô, hủ hóa”.
Vì thế Bác khuyên đảng viên và cán bộ cần phải:
- Luôn luôn gần gũi Nhân dân.
- Ra sức nghe ngóng và hiểu biết Nhân dân.
- Học hỏi Nhân dân.
- Lãnh đạo Nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức Nhân dân, dựa vào Nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Bốn điều ấy cần phải đi song song với nhau. Vì không gần gũi Dân thì không hiểu biết Dân. Không hiểu biết Dân thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng kiến của Dân. Không học hỏi Dân thì không lãnh đạo được Dân. Bác nhấn mạnh: “Có biết làm học trò Dân, mới làm được thầy học Dân”.
Bác nhận xét: Nhiều cán bộ ta đã hiểu và đã thực hành như thế. Nhưng còn nhiều cán bộ chưa hiểu và không thực hành như thế, vì họ mắc phải bệnh quan liêu quá nặng. Từ đó, Người chỉ ra Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:
- Phải đặt lợi ích Dân chúng lên trên hết, trước hết.
- Phải gần gũi Dân, hiểu biết Dân, học hỏi Dân.
- Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
- Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của Nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức. Vì vậy phải tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bác Hồ mong muốn toàn thể cán bộ, ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải./.
Điều mấu chốt là “phải hiểu và làm cho Dân hiểu: Lợi ích tạm thời và lợi ích riêng, phải phục tòng lợi ích lâu dài và lợi ích chung. Lợi ích địa phương phải phục tòng lợi ích toàn quốc, toàn dân tộc”.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong đời sống của con người, lợi ích - nhất là lợi ích vật chất luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngay từ thời cổ đại, nhà triết học Hàn Phi cho rằng, nó là cơ sở cho mọi hành vi của con người. Trong Hàn Phi tử, Thiên thứ X “Thập quá” (Mười điều quấy) Ông quả quyết: “ham lợi nhỏ tức là hại đến lợi lớn”…, “… là cái gốc của việc thân chết nước mất”. Lịch sử nước ta cũng chỉ ra không ít trường hợp chỉ vì lòng ích kỷ đã cam tâm “mãi quốc cầu vinh”, “cõng rắn cắn gà nhà”… Nghìn năm thân bại, danh liệt!
Từ thời dựng Đảng, Bác đã khuyên người cách mạng phải: “Bớt lòng ham muốn vật chất”. Từ khi Đảng cầm quyền, Người thường răn dạy đảng viên và cán bộ phải biết “đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình”. Nhưng cần hiểu đúng là coi trọng lợi ích chung, chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Bởi “Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”.
Theo Người: Tham ô và quan liêu có mối quan hệ khăng khít, trong đó quan liêu nhất định dẫn đến tham ô. Quan liêu là do đảng viên và cán bộ “xa cách quần chúng, không hiểu biết dân chúng, không học hỏi dân chúng, sợ dân chúng phê bình”. Những cán bộ ấy: cả đời chỉ loanh quanh trong trụ sở, bao giờ “sấm ra đá kêu” mới gặp dân chúng một lần… Những ông quan liêu ấy:
“Đối với người”: (Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với Nhân dân, quân quan đối với binh sĩ, bộ đội đối với dân chúng) chỉ biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác và tự động. Trước mặt dân chúng thì lên mặt "quan cách mạng".
Đối với việc: Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra.
Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến Nhân dân, đến đồng chí. Chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự Nhân dân, mà còn muốn Nhân dân phụng sự mình. Vì thế rơi vào vũng bùn “Tham ô, hủ hóa”.
Vì thế Bác khuyên đảng viên và cán bộ cần phải:
- Luôn luôn gần gũi Nhân dân.
- Ra sức nghe ngóng và hiểu biết Nhân dân.
- Học hỏi Nhân dân.
- Lãnh đạo Nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức Nhân dân, dựa vào Nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Bốn điều ấy cần phải đi song song với nhau. Vì không gần gũi Dân thì không hiểu biết Dân. Không hiểu biết Dân thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng kiến của Dân. Không học hỏi Dân thì không lãnh đạo được Dân. Bác nhấn mạnh: “Có biết làm học trò Dân, mới làm được thầy học Dân”.
Bác nhận xét: Nhiều cán bộ ta đã hiểu và đã thực hành như thế. Nhưng còn nhiều cán bộ chưa hiểu và không thực hành như thế, vì họ mắc phải bệnh quan liêu quá nặng. Từ đó, Người chỉ ra Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:
- Phải đặt lợi ích Dân chúng lên trên hết, trước hết.
- Phải gần gũi Dân, hiểu biết Dân, học hỏi Dân.
- Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
- Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của Nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức. Vì vậy phải tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bác Hồ mong muốn toàn thể cán bộ, ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải./.
Sự thật