Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án 01-ĐA/TU về công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2016 07:34
- Lượt xem: 4021
(TGAG)- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội (DLXH), ngày 30/8/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 01-ĐA/TU về việc “Nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, định hướng DLXH trên địa bàn tỉnh An Giang trong tình hình mới”. Đây là một văn bản rất quan trọng mang tính định hướng, chỉ đạo, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy đối với công tác DLXH kể cả trước mắt và lâu dài.
Đề án đã đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm, hạn chế; phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan; nêu các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác DLXH và tiếp tục đi vào nền nếp theo đúng Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) “về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội” và Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Mục tiêu của Đề án nhằm: nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của công tác DLXH đối với công tác lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; đổi mới cơ chế, điều kiện, phương thức hoạt động của cơ quan, tổ chức, bộ phận làm công tác DLXH; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo công tác DLXH của địa phương, đơn vị đi vào nề nếp, hoạt động có chất lượng, hiệu quả.
Để thực hiện tốt nội dung Đề án, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ ban hành kế hoạch và hướng dẫn thực hiện, trong đó thực hiện các bước trước mắt như sau:
- Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tham mưu cấp ủy kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo kế hoạch và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đảm bảo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo mục đích yêu cầu, 03 mục tiêu, 05 nhiệm vụ và 06 giải pháp chủ yếu đã nêu (thực hiện xong trong tháng 11/2016).
- Công tác củng cố, kiện toàn bộ phận làm công tác dư luận xã hội: ở cấp tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phân công một đồng chí Phó trưởng ban phụ trách Phòng nghiên cứu DLXH, trực tiếp quản lý cộng tác viên DLXH. Cấp huyện, Ban Tuyên giáo huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy bố trí một đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách, làm Tổ trưởng cộng tác viên DLXH và 01 cán bộ làm công tác DLXH. Cấp cơ sở: đồng chí Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn và tương đương phụ trách công tác tư tưởng, trong đó có công tác DLXH; Ban Tuyên giáo thực hiện công tác DLXH ở địa phương, đơn vị và làm cộng tác viên cho Ban Tuyên giáo cấp trên.
Xây dựng, củng cố đội ngũ làm công tác DLXH của Ủy Ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của ngành dọc cấp trên.
- Củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên theo Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương, ở cấp tỉnh 35 người và cấp huyện 20 người. Ban Tuyên giáo ra Quyết định thành lập Tổ cộng tác viên; danh sách; quy chế hoạt động cộng tác viên DLXH; quyết định ban hành Quy chế; cấp thẻ cộng tác viên... Đảm bảo 100% Ban Tuyên giáo cấp huyện thành lập xong đội ngũ cộng tác viên DLXH theo cơ cấu mới trong tháng 11/2016; 100% cộng tác viên DLXH được tập huấn nghiệp vụ trong quý I/2017.
- Kinh phí hoạt động: Hằng năm Ban Tuyên giáo các cấp lập dự toán kinh phí và chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước cho công tác DLXH, gồm: trang bị các phương tiện; tổ chức giao ban định kỳ hằng tháng, sơ kết quý, tổng kết năm; kinh phí các cuộc điều tra xã hội học; kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên, tài liệu phục vụ cho công tác DLXH, chế độ chi một tháng cho cộng tác viên DLXH: cấp tỉnh 0,3% lương cơ bản; cấp huyện 0,2% lương cơ bản (việc chi trả được thực hiện bằng hình thức ký hợp đồng theo nội dung công việc hoặc theo thời gian với cộng tác viên).
Đề án đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác DLXH như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác nắm bắt và định hướng DLXH; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Tuyên giáo các cấp và sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan... để đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị trong tình hình mới./.
VÕ THANH KHOA
Đề án đã đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu điểm, hạn chế; phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan; nêu các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác DLXH và tiếp tục đi vào nền nếp theo đúng Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) “về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội” và Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Mục tiêu của Đề án nhằm: nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của công tác DLXH đối với công tác lãnh đạo, quản lý, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; đổi mới cơ chế, điều kiện, phương thức hoạt động của cơ quan, tổ chức, bộ phận làm công tác DLXH; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo công tác DLXH của địa phương, đơn vị đi vào nề nếp, hoạt động có chất lượng, hiệu quả.
Để thực hiện tốt nội dung Đề án, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ ban hành kế hoạch và hướng dẫn thực hiện, trong đó thực hiện các bước trước mắt như sau:
- Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tham mưu cấp ủy kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo kế hoạch và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đảm bảo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo mục đích yêu cầu, 03 mục tiêu, 05 nhiệm vụ và 06 giải pháp chủ yếu đã nêu (thực hiện xong trong tháng 11/2016).
- Công tác củng cố, kiện toàn bộ phận làm công tác dư luận xã hội: ở cấp tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phân công một đồng chí Phó trưởng ban phụ trách Phòng nghiên cứu DLXH, trực tiếp quản lý cộng tác viên DLXH. Cấp huyện, Ban Tuyên giáo huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy bố trí một đồng chí lãnh đạo Ban phụ trách, làm Tổ trưởng cộng tác viên DLXH và 01 cán bộ làm công tác DLXH. Cấp cơ sở: đồng chí Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn và tương đương phụ trách công tác tư tưởng, trong đó có công tác DLXH; Ban Tuyên giáo thực hiện công tác DLXH ở địa phương, đơn vị và làm cộng tác viên cho Ban Tuyên giáo cấp trên.
Xây dựng, củng cố đội ngũ làm công tác DLXH của Ủy Ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của ngành dọc cấp trên.
- Củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên theo Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương, ở cấp tỉnh 35 người và cấp huyện 20 người. Ban Tuyên giáo ra Quyết định thành lập Tổ cộng tác viên; danh sách; quy chế hoạt động cộng tác viên DLXH; quyết định ban hành Quy chế; cấp thẻ cộng tác viên... Đảm bảo 100% Ban Tuyên giáo cấp huyện thành lập xong đội ngũ cộng tác viên DLXH theo cơ cấu mới trong tháng 11/2016; 100% cộng tác viên DLXH được tập huấn nghiệp vụ trong quý I/2017.
- Kinh phí hoạt động: Hằng năm Ban Tuyên giáo các cấp lập dự toán kinh phí và chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước cho công tác DLXH, gồm: trang bị các phương tiện; tổ chức giao ban định kỳ hằng tháng, sơ kết quý, tổng kết năm; kinh phí các cuộc điều tra xã hội học; kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên, tài liệu phục vụ cho công tác DLXH, chế độ chi một tháng cho cộng tác viên DLXH: cấp tỉnh 0,3% lương cơ bản; cấp huyện 0,2% lương cơ bản (việc chi trả được thực hiện bằng hình thức ký hợp đồng theo nội dung công việc hoặc theo thời gian với cộng tác viên).
Đề án đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác DLXH như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác nắm bắt và định hướng DLXH; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Tuyên giáo các cấp và sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan... để đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị trong tình hình mới./.
VÕ THANH KHOA
Trưởng Phòng Dư luận xã hội