Sinh hoạt tư tưởng
Xây dựng Nhà nước thật sự của Dân, do Dân, vì Dân
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 1 2021 14:45
- Lượt xem: 2649
(TUAG)- Trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công, Hồ Chí Minh khẳng định: Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc.
Nắm vững vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề nhà nước, từ đó: Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 10/1944, Người đã viết thư cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân (còn gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào). Ngày 16/8/1945, Đại hội đã khai mạc với hơn 60 đại biểu đại diện cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số kiều bào ở nước ngoài để bàn về Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay Nhân dân. Đại hội đã quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó đã thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Quốc dân Đại hội Tân Trào là mốc son trong lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam, là tiền thân của Quốc hội Việt Nam, Bác Hồ khẳng định: “… Đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta…”. Như vậy, kể từ khi Bản yêu sách của Nhân dân An Nam (năm 1919) đến Quốc dân Đại hội Tân Trào (năm 1945), tư tưởng về xây dựng một nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đã được thực hiện từng bước.
Ngày 25/8/1945, theo đề nghị của Người, Uỷ ban Dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời - là “một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hoà chính thức”. Và ngay trong phiên họp đầu tiên, Bác đã đề nghị Chính phủ: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”. Mặc dù tình hình rất khó khăn, nhưng Cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thành công vào ngày 06/01/1946. Bảy mươi lăm năm đã trôi qua nhưng ngày này mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang rực rỡ: Là “… ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”.
Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp và trong hệ thống pháp luật. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có tiến bộ. Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, tôn trọng các ý kiến khác nhau.
Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của Nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức…
Vì thế, trong thời gian tới đây phải: Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ nhằm bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Nắm vững vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề nhà nước, từ đó: Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 10/1944, Người đã viết thư cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân (còn gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào). Ngày 16/8/1945, Đại hội đã khai mạc với hơn 60 đại biểu đại diện cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số kiều bào ở nước ngoài để bàn về Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay Nhân dân. Đại hội đã quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó đã thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Quốc dân Đại hội Tân Trào là mốc son trong lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam, là tiền thân của Quốc hội Việt Nam, Bác Hồ khẳng định: “… Đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta…”. Như vậy, kể từ khi Bản yêu sách của Nhân dân An Nam (năm 1919) đến Quốc dân Đại hội Tân Trào (năm 1945), tư tưởng về xây dựng một nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đã được thực hiện từng bước.
Ngày 25/8/1945, theo đề nghị của Người, Uỷ ban Dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời - là “một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hoà chính thức”. Và ngay trong phiên họp đầu tiên, Bác đã đề nghị Chính phủ: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”. Mặc dù tình hình rất khó khăn, nhưng Cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thành công vào ngày 06/01/1946. Bảy mươi lăm năm đã trôi qua nhưng ngày này mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang rực rỡ: Là “… ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”.
Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp và trong hệ thống pháp luật. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có tiến bộ. Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, tôn trọng các ý kiến khác nhau.
Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi. Quyền làm chủ của Nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức…
Vì thế, trong thời gian tới đây phải: Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ nhằm bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Sự thật