Truy cập hiện tại

Đang có 46 khách và không thành viên đang online

Sinh hoạt tư tưởng

Quyết liệt nhưng không hoảng sợ

(TUAG)- Những ngày nầy, người dân cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang nói riêng đặc biệt quan tâm đến ca bệnh COVID-19 mang số hiệu 1440 ngụ huyện Mang Thít đang là quả bom nổ chậm bất cứ lúc nào trong khi chờ đợi kết quả của hàng trăm ca lây nhiễm F1, F2. Tín hiệu đáng mừng ban đầu là tính đến sáng ngày 27/12/2020, đã có 13 trường hợp F1 có kết quả âm tính lần 1.

Trở lại vấn đề bức xúc trên để thấy rằng cơn đại địch mang tên COVID-19 vẫn còn nhiều nguy cơ tấn công cuộc sống của cộng đồng thông qua nhiều con đường như: Hàng không, đường thủy, đường bộ (chính thức lẫn không chính thức)… Đối tượng có khả năng lây lan rất đa dạng, phức tạp, từ nhân viên hàng không, thủy thủ, du học sinh… đến người mua bán qua biên giới…

Nhìn ra thế giới để thấy rằng mối lo ngại về sự lây lan và sức công phá của căn bệnh nầy là rất lớn và chưa hề có dấu hiệu dừng lại, đơn cử như tại Hàn Quốc, Hoa Kỳ và quốc gia cận chúng ta là Thái Lan, mức độ người nhiễm bệnh tăng cao đột ngột rất đáng lo ngại. Nhìn gần hơn, Việt Nam có hàng ngàn km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó việc ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép nhất là trong dịp xuân về, tết đến là rất gay go, gian khổ.
 

Người dân ra đường cần đeo khẩu trang 

Nói như các chuyên gia y tế thì: Chỉ có mỗi người chúng ta bảo vệ chính chúng ta cùng gia đình, người thân là tốt nhất, hiệu quả nhất, thành công nhất bởi không ai hiểu rõ bản thân mình, gia đình đình bằng chính mình. Đơn cử như trường hợp bà mẹ của bệnh nhân số 1440 tại huyên Mang Thít, khi biết con trai vừa nhập cư trở về trái phép sau khi đã xuyên qua một số quốc gia có dịch, bà đã chủ động báo cáo với chính quyền sở tại; động viên con mình khai báo y tế và tự nguyện cách ly theo qui định. Một hành động rất tự giác, cần thiết, dũng cảm, trách nhiệm với cộng đồng mà không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ như người mẹ vùng nông thôn nầy.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, người dân cả nước cũng rất bức xúc bởi việc khai báo không trung thực, bất nhất của bệnh nhân 1440 về con đường về nước trái phép, đi về bằng phương tiện nào, đã xuyên qua địa phương nào trong và ngoài nước? Hậu quả là các địa phương đã phải triển khai nhiều biện pháp cần thiết để hạn chế thấp nhất sự lây nhiễm và hao tốn về thời gian, kinh phí, con người để thực hiện là rất lớn. Nhiều người bức xúc đã đề nghị cần có những hình phạt nặng nề, nghiêm khắc với bệnh nhân nầy để răn đe, cảnh báo những trường hợp tương tự tiếp theo.

Trong thời gian qua, dư luận cho rằng, việc xử lý các trường hợp lây lan dịch bệnh COVID-19 ra cộng đồng là chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với hậu quả mà họ gây nên dù đã được cảnh báo qua các phương tiện truyền thông dẫn đến nhiều người còn lơ là, xem thường dẫn đến sai phạm.
    
Hơn lúc nào hết, người dân cần hết sức bình tĩnh, không quá hoảng sợ, hoang mang, dễ bị chao đảo trước các âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch bằng các thông tin “ ảo” thổi phồng số liệu người mắc bệnh, số người tử vong, khả năng lây nhiễm rất lớn tại các địa phương. Cạnh đó không vì tâm lý lo lắng dẫn đến tư tưởng không tập trung lao động sản xuất, học tập; đầu cơ tích trữ lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, nước sát khuẩn tạo điều kiện cho bọn xấu đầu cơ, nâng giá. Cùng với đó, tuyệt đối chấp hành nghiêm và đúng các biện pháp mà ngành y tế khuyến cáo như: đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn, không tụ tập đông người, khai báo y tế, giữ khoảng cách an toàn. Mỗi người dân cần trở thành những tuyên truyền viên phòng bệnh tích cực nhất trong tư thế quyết liệt, đồng bộ, chủ động, an toàn để vận động mọi người bình tĩnh, sáng suốt, cộng tác tích cực cùng chính quyền trong công tác phòng và chống dịch trong giai đoạn báo động như hiện nay. Thêm vào đó, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cần lưu tâm đến những người lạ xuất hiện tại nơi mình cư trú; người trở về sau khi đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động, việt kiều về thăm quê trong ngày tết. Mỗi gia đình cần có tỉnh thần cảnh giác, tự nguyện vận động con em mình từ các quốc gia trở về khai báo y tế đúng hạn, tự nguyện cách ly theo quy định. Không nên có định kiến với gia đình, người nhiễm bệnh bởi họ cũng là nạn nhân chung của cơn đại dịch chỉ khác nhau ở thái độ ứng xử, phòng chống mà thôi.
    
Dịch bệnh có tồn tại hay không? Phạm vi lây nhiễm thế nào? Tất cả phần lớn phụ thuộc vào cách làm của mỗi chúng ta.

Phan Thị Anh Thư
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40400684