Sinh hoạt tư tưởng
Chống xuyên tạc vấn đề quyền con người
- Được đăng: Thứ sáu, 11 Tháng 12 2020 14:06
- Lượt xem: 1554
(TUAG)- Mỗi khi đến dịp Ngày Nhân quyền thế giới (10-12), các thế lực thù địch lại tiế p tục “nhay lại” các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Tất cả đều là sự bịa đặt gắn với ý đồ chống phá nhằm đưa ra bức tranh đen tối về tình hình của đất nước; bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước…
Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kế thừa, phát triển quyền con người “tự nhiên” của mỗi cá nhân thành quyền đương nhiên của mọi dân tộc; đúc kết tư tưởng cốt lõi về quyền con người vào các giá trị: độc lập - tự do - hạnh phúc cho mỗi người và mọi người. Bác Hồ nói một cách đặc sắc: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn ra sức thực hiện ngày càng tốt hơn điều căn cốt đó. Một trong những truyền thống quý báu qua lịch sử 90 năm từ ngày thành lập Đảng là “… luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu”.
Gần đây, Trung ương có Kết luận nêu rõ, việc thể chế hóa đường lối của Ðảng, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013; từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, thực thi quyền con người và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người. Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững. Chỉ số phát triển bền vững của nước ta năm 2017 tăng 20 bậc, xếp hạng 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm 2019 xếp thứ 54/162, lọt vào Top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững.
Đến năm 2020, do chịu tác động lớn của đại dịch Covid-19, nhưng chúng ta đã thành công trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Các thành tựu phát triển nói trên đã tạo các điều kiện vật chất và nguồn lực để tôn trọng, bảo đảm, thúc đẩy tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của Nhân dân. Ðời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt và ngày càng được nâng cao; cùng với việc thúc đẩy bình đẳng xã hội, việc thụ hưởng các quyền con người của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực được nâng lên đáng kể. Những thành tựu đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền giảm nghèo bền vững và quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương. Phát biểu trong cuộc họp công bố Báo cáo phát triển con người năm 2019, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam đánh giá: “Việt Nam đã kiên định chọn hướng phát triển lấy con người làm trọng tâm và sự bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”. Đây chính là lý do giúp Việt Nam đạt nhiều thành tựu khiến thế giới khâm phục.
Trong thời gian tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, đưa các quy định về quyền con người vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tăng cường đối thoại để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong vấn đề quyền con người; đồng thời kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia - dân tộc, đấu tranh ngăn chặn một cách hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta./.
Sự thật
Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kế thừa, phát triển quyền con người “tự nhiên” của mỗi cá nhân thành quyền đương nhiên của mọi dân tộc; đúc kết tư tưởng cốt lõi về quyền con người vào các giá trị: độc lập - tự do - hạnh phúc cho mỗi người và mọi người. Bác Hồ nói một cách đặc sắc: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn ra sức thực hiện ngày càng tốt hơn điều căn cốt đó. Một trong những truyền thống quý báu qua lịch sử 90 năm từ ngày thành lập Đảng là “… luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu”.
Gần đây, Trung ương có Kết luận nêu rõ, việc thể chế hóa đường lối của Ðảng, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013; từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, thực thi quyền con người và ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người. Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững. Chỉ số phát triển bền vững của nước ta năm 2017 tăng 20 bậc, xếp hạng 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm 2019 xếp thứ 54/162, lọt vào Top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững.
Đến năm 2020, do chịu tác động lớn của đại dịch Covid-19, nhưng chúng ta đã thành công trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và nâng cao. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Các thành tựu phát triển nói trên đã tạo các điều kiện vật chất và nguồn lực để tôn trọng, bảo đảm, thúc đẩy tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của Nhân dân. Ðời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt và ngày càng được nâng cao; cùng với việc thúc đẩy bình đẳng xã hội, việc thụ hưởng các quyền con người của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực được nâng lên đáng kể. Những thành tựu đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền giảm nghèo bền vững và quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương. Phát biểu trong cuộc họp công bố Báo cáo phát triển con người năm 2019, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam đánh giá: “Việt Nam đã kiên định chọn hướng phát triển lấy con người làm trọng tâm và sự bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”. Đây chính là lý do giúp Việt Nam đạt nhiều thành tựu khiến thế giới khâm phục.
Trong thời gian tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, đưa các quy định về quyền con người vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tăng cường đối thoại để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong vấn đề quyền con người; đồng thời kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia - dân tộc, đấu tranh ngăn chặn một cách hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta./.
Sự thật