Thực tiễn - kinh nghiệm
Thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp Tân Châu
- Được đăng: Thứ tư, 03 Tháng 4 2019 20:50
- Lượt xem: 2741
(TGAG)- Ngành sản xuất nông nghiệp của thị xã Tân Châu không ngừng phát triển, theo hướng đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng; nhiều doanh nghiệp và nông dân đã mạnh dạn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương xứ lụa.
Đánh dấu thành tựu trong 10 năm qua cho thấy, ngành nông nghiệp của thị xã Tân Châu đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các phương diện, từ chất lượng, năng suất, hiệu quả cho đến diện tích canh tác. Chất lượng nông sản làm ra được nâng lên, từng bước chinh phục, chiếm lĩnh thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, với 3 mặt hàng tiêu biểu là: lúa gạo, cá tra và rau quả. Nhờ đưa khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, nên chất lượng gạo được nâng lên, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện, có đến 65% sản lượng lúa của nông dân trên địa bàn phục vụ cho việc xuất khẩu. Để có được thành tựu đó, trước hết phải kể đến sự tập trung chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự vào cuộc mang tính đồng bộ của ngành nông nghiệp, các địa phương. Điển hình trong năm 2018, lãnh đạo thị xã Tân Châu tiếp tục thực hiện chủ trương quy hoạch lại vùng sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Nhờ đó, các sản phẩm chủ lực của nông dân trên địa bàn như: lúa, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản từng bước được nâng cao về chất lượng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan mô hình nhà màng khu sản xuất cá tra giống của Tập đoàn Việt-Úc tại cồn Vĩnh Hòa.
Những năm gần đây, đời sống nông dân trên địa bàn thị xã Tân Châu rất phấn khởi, bởi giá lúa, cá, rau màu đều tăng so với trước, đời sống của nông dân khấm khá hơn so trước đây. Ngoài trồng lúa, nông dân đã mạnh đạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Cụ thể, đã chuyển đất trồng lúa vùng bờ bao Vĩnh Xương - Phú Lộc và các địa phương khác từ 168 héc ta (năm 2015) lên 599 hécta (năm 2018). Trên diện tích đã chuyển đổi, đa phần nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc, xoài keo, bưởi, cam xoàn, dừa và nhiều loại cây trái khác, đặc biệt diện tích xoài thơm Vĩnh Hòa được nông dân phát triển nhiều. Trong sản xuất, nông dân trên địa bàn đã chuyển đổi nhận thức, “sản xuất và bán cái thị trường cần”, từ đó đã hạn chế được tình trạng “trúng mùa, mất giá” như những năm trước. Nên lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích đất ngày càng nâng cao, có mô hình đạt trên 150 triệu đồng/công/năm, như: mô hình trồng bưởi da xanh xuất khẩu ở xã Phú Vĩnh, mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc ở xã Vĩnh Xương.
Thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn thị xã về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hình thành và đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất, so với hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống. Từ nhận thức trên, thị xã đã xây dựng các quy hoạch và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo 07 nhóm sản phẩm của tỉnh đề ra gồm: lúa – gạo, rau màu, thủy sản, nấm ăn – nấm dược liệu, chăn nuôi, cây ăn quả, hoa – cây kiểng. Nhiều mô hình đang triển khai thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, thị xã đang quy hoạch vùng cồn Vĩnh Hòa thành khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định chủ trương sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay.
Nhờ đẩy mạnh tập trung nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả trên cùng một diện tích đất, do đó đời sống người dân trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được nâng lên, nông sản làm ra dễ tiêu thụ. Theo thống kê, năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 héc ta đạt 180 triệu đồng/năm (tăng trên 100 triệu đồng so với năm 2009) và tiếp tục tăng dần những năm tiếp theo, bằng việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giá trị này sẽ tiếp tục được nâng lên. Đến nay, diện tích ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” trên 97%, “1 phải 5 giảm” trên 62%; sử dụng giống lúa chất lượng cao chiếm trên 92% diện tích; 99% diện tích sản xuất được tưới, tiêu bằng bơm điện, tỷ lệ lúa thu hoạch bằng cơ giới đạt 99,9% diện tích.
Thời gian tới, để đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo thị xã Tân Châu tiếp tục chỉ đạo các địa phương quy hoạch lại sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra giá trị sản xuất cao hơn, gắn với thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; Phát triển các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị nông sản; xây dựng ít nhất 01 thương hiệu nông sản có lợi thế của địa phương. Xúc tiến các bước triển khai nhanh thực hiện Đề án phát triển giống cá tra 03 cấp; hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại cồn Vĩnh Hòa; tiếp tục thực hiện và phát triển 6 vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, đồng thời còn đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 10% diện tích ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 đạt 30% diện tích.
Với những thành tựu đã đạt được trong 10 năm qua, cùng với sự quyết tâm, sáng tạo trong những hoạch định, mục tiêu cụ thể; tin chắc rằng ngành nông nghiệp của thị xã Tân Châu sẽ vượt qua những khó khăn, trở ngại để hướng đến một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ toàn diện, vững mạnh. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.
Đánh dấu thành tựu trong 10 năm qua cho thấy, ngành nông nghiệp của thị xã Tân Châu đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các phương diện, từ chất lượng, năng suất, hiệu quả cho đến diện tích canh tác. Chất lượng nông sản làm ra được nâng lên, từng bước chinh phục, chiếm lĩnh thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, với 3 mặt hàng tiêu biểu là: lúa gạo, cá tra và rau quả. Nhờ đưa khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, nên chất lượng gạo được nâng lên, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện, có đến 65% sản lượng lúa của nông dân trên địa bàn phục vụ cho việc xuất khẩu. Để có được thành tựu đó, trước hết phải kể đến sự tập trung chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự vào cuộc mang tính đồng bộ của ngành nông nghiệp, các địa phương. Điển hình trong năm 2018, lãnh đạo thị xã Tân Châu tiếp tục thực hiện chủ trương quy hoạch lại vùng sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Nhờ đó, các sản phẩm chủ lực của nông dân trên địa bàn như: lúa, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản từng bước được nâng cao về chất lượng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan mô hình nhà màng khu sản xuất cá tra giống của Tập đoàn Việt-Úc tại cồn Vĩnh Hòa.
Những năm gần đây, đời sống nông dân trên địa bàn thị xã Tân Châu rất phấn khởi, bởi giá lúa, cá, rau màu đều tăng so với trước, đời sống của nông dân khấm khá hơn so trước đây. Ngoài trồng lúa, nông dân đã mạnh đạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Cụ thể, đã chuyển đất trồng lúa vùng bờ bao Vĩnh Xương - Phú Lộc và các địa phương khác từ 168 héc ta (năm 2015) lên 599 hécta (năm 2018). Trên diện tích đã chuyển đổi, đa phần nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc, xoài keo, bưởi, cam xoàn, dừa và nhiều loại cây trái khác, đặc biệt diện tích xoài thơm Vĩnh Hòa được nông dân phát triển nhiều. Trong sản xuất, nông dân trên địa bàn đã chuyển đổi nhận thức, “sản xuất và bán cái thị trường cần”, từ đó đã hạn chế được tình trạng “trúng mùa, mất giá” như những năm trước. Nên lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích đất ngày càng nâng cao, có mô hình đạt trên 150 triệu đồng/công/năm, như: mô hình trồng bưởi da xanh xuất khẩu ở xã Phú Vĩnh, mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc ở xã Vĩnh Xương.
Thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn thị xã về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hình thành và đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sản xuất, so với hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống. Từ nhận thức trên, thị xã đã xây dựng các quy hoạch và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo 07 nhóm sản phẩm của tỉnh đề ra gồm: lúa – gạo, rau màu, thủy sản, nấm ăn – nấm dược liệu, chăn nuôi, cây ăn quả, hoa – cây kiểng. Nhiều mô hình đang triển khai thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, thị xã đang quy hoạch vùng cồn Vĩnh Hòa thành khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định chủ trương sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay.
Nhờ đẩy mạnh tập trung nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả trên cùng một diện tích đất, do đó đời sống người dân trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được nâng lên, nông sản làm ra dễ tiêu thụ. Theo thống kê, năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 héc ta đạt 180 triệu đồng/năm (tăng trên 100 triệu đồng so với năm 2009) và tiếp tục tăng dần những năm tiếp theo, bằng việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giá trị này sẽ tiếp tục được nâng lên. Đến nay, diện tích ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” trên 97%, “1 phải 5 giảm” trên 62%; sử dụng giống lúa chất lượng cao chiếm trên 92% diện tích; 99% diện tích sản xuất được tưới, tiêu bằng bơm điện, tỷ lệ lúa thu hoạch bằng cơ giới đạt 99,9% diện tích.
Thời gian tới, để đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo thị xã Tân Châu tiếp tục chỉ đạo các địa phương quy hoạch lại sản xuất gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra giá trị sản xuất cao hơn, gắn với thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; Phát triển các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị nông sản; xây dựng ít nhất 01 thương hiệu nông sản có lợi thế của địa phương. Xúc tiến các bước triển khai nhanh thực hiện Đề án phát triển giống cá tra 03 cấp; hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại cồn Vĩnh Hòa; tiếp tục thực hiện và phát triển 6 vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, đồng thời còn đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 10% diện tích ứng dụng công nghệ cao và đến năm 2030 đạt 30% diện tích.
Với những thành tựu đã đạt được trong 10 năm qua, cùng với sự quyết tâm, sáng tạo trong những hoạch định, mục tiêu cụ thể; tin chắc rằng ngành nông nghiệp của thị xã Tân Châu sẽ vượt qua những khó khăn, trở ngại để hướng đến một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ toàn diện, vững mạnh. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.
Văn Phô