Công tác Lịch sử Đảng
Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng công tác Lịch sử Đảng
- Được đăng: Thứ sáu, 07 Tháng 12 2018 08:44
- Lượt xem: 4686
(TGAG)- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng công tác lịch sử Đảng bộ của tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Toàn tỉnh đã xuất bản 222 ấn phẩm, trong đó có 22 ấn phẩm cấp tỉnh; 38 ấn phẩm sở, ban, ngành, đoàn thể; 53 ấn phẩm cấp huyện, thị, thành phố; 96 ấn phẩm cấp xã, phường, thị trấn. Nhìn chung, các công trình đảm bảo tính Đảng, tính khoa học và thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện được những nét đặc thù, độc đáo của từng địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, nhiều công trình kỷ niệm ghi dấu ấn chiến công của quân dân trong tỉnh, các địa chỉ đỏ, bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ được thực hiện. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục và giảng dạy lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương được quan tâm tổ chức với nhiều hình thức và nội dung phong phú nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm, thông qua các hội thi, hoạt động thông tin đại chúng, văn hóa văn nghệ... góp phần tuyên truyền, giáo dục về lòng dũng cảm, khí tiết anh hùng của cán bộ, đảng viên trong kháng chiến; giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên và tuyên truyền sâu rộng lịch sử, truyền thống cách mạng đến các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng còn có những hạn chế: Chất lượng nghiên cứu, biên soạn một số công trình lịch sử Đảng chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng mức.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong thời gian tới cần phải: Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong Đảng bộ và toàn xã hội, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng địa phương trong tình hình mới, nhằm phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng, là cội nguồn sức mạnh, là động lực tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 63-KH/TU, ngày 31/8/2018 “thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, yêu cầu các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, các huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, triển khai quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW và Kế hoạch số 63-KH/TU phù hợp với thực tiễn tình hình địa phương trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả, kinh nghiệm của quá trình thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW.
Hai là, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Trong đó, yêu cầu cấp ủy Đảng thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định về nghiên cứu, biên soạn, thẩm định, xuất bản ấn phẩm lịch sử; ban hành chương trình, kế hoạch bảo đảm chất lượng, khách quan và khoa học theo hướng gắn với nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; quan tâm sưu tầm, khai thác bổ sung tư liệu lịch sử Đảng, nhất là tư liệu lịch sử Đảng ở ngoài địa phương và tư liệu qua phỏng vấn các nhân chứng lịch sử (nhất là các đồng chí thường trực, ủy viên ban thường vụ cấp ủy qua các thời kỳ lịch sử), để nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, nâng cao chất lượng các ấn phẩm lịch sử để tái bản và viết mới, viết tiếp công trình lịch sử Đảng, lịch sử các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; làm tốt công tác bảo quản, lưu trữ tư liệu lịch sử Đảng và thực hiện số hóa toàn bộ tư liệu lịch sử Đảng.
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương với những hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng, nhất là các ngày kỷ niệm, sự kiện lịch sử của đất nước và địa phương.
Bốn là, các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng./.
Bên cạnh đó, nhiều công trình kỷ niệm ghi dấu ấn chiến công của quân dân trong tỉnh, các địa chỉ đỏ, bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ được thực hiện. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục và giảng dạy lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương được quan tâm tổ chức với nhiều hình thức và nội dung phong phú nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm, thông qua các hội thi, hoạt động thông tin đại chúng, văn hóa văn nghệ... góp phần tuyên truyền, giáo dục về lòng dũng cảm, khí tiết anh hùng của cán bộ, đảng viên trong kháng chiến; giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên và tuyên truyền sâu rộng lịch sử, truyền thống cách mạng đến các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng còn có những hạn chế: Chất lượng nghiên cứu, biên soạn một số công trình lịch sử Đảng chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng mức.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong thời gian tới cần phải: Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong Đảng bộ và toàn xã hội, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng địa phương trong tình hình mới, nhằm phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng, là cội nguồn sức mạnh, là động lực tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 63-KH/TU, ngày 31/8/2018 “thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, yêu cầu các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, các huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, triển khai quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW và Kế hoạch số 63-KH/TU phù hợp với thực tiễn tình hình địa phương trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả, kinh nghiệm của quá trình thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW.
Hai là, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Trong đó, yêu cầu cấp ủy Đảng thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định về nghiên cứu, biên soạn, thẩm định, xuất bản ấn phẩm lịch sử; ban hành chương trình, kế hoạch bảo đảm chất lượng, khách quan và khoa học theo hướng gắn với nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; quan tâm sưu tầm, khai thác bổ sung tư liệu lịch sử Đảng, nhất là tư liệu lịch sử Đảng ở ngoài địa phương và tư liệu qua phỏng vấn các nhân chứng lịch sử (nhất là các đồng chí thường trực, ủy viên ban thường vụ cấp ủy qua các thời kỳ lịch sử), để nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, nâng cao chất lượng các ấn phẩm lịch sử để tái bản và viết mới, viết tiếp công trình lịch sử Đảng, lịch sử các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; làm tốt công tác bảo quản, lưu trữ tư liệu lịch sử Đảng và thực hiện số hóa toàn bộ tư liệu lịch sử Đảng.
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương với những hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng, nhất là các ngày kỷ niệm, sự kiện lịch sử của đất nước và địa phương.
Bốn là, các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng./.
Nguyễn Thành Nhân