Công tác Lịch sử Đảng
Nghĩ về Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất đất nước
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 4 2016 09:20
- Lượt xem: 3689
(TGAG)- Kể từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu từ dinh Bình Khang vào Sài Côn lập 2 huyện Tân Bình và huyện Phước Long rồi lập phủ Gia Định vào năm 1698 đến khi vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn, giành lại ngôi vua vào năm 1757, vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) mới hoàn toàn thuộc về Xứ Đàng Trong.
Lúc đó, non sông Đại Việt đang có nội chiến, đất nước bị chia cắt, loạn lạc. Mãi đến năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh mới thống nhất đất nước, bấy giờ Gia Định thành mới trở thành một bộ phận của nước Việt Nam thống nhất.
Nhưng không được bao lâu, năm 1860 Pháp tấn công và chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, năm 1862 Triều đình Huế đã ký hòa ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Nam Kỳ (Nam Bộ ngày nay) lại bị cắt rời khỏi cơ thể nước Việt Nam.
Với chính sách “chia để trị”, Pháp đã chia cắt đất nước ta thành ba mảnh rời rạc. Nam Kỳ chúng gọi là Cochinchine, là thuộc địa, đất Pháp ở hải ngoại. Chỉ có Trung Kỳ chúng gọi là Annam, vương quốc “được” Pháp bảo hộ. Còn Bắc Kỳ chúng gọi là Tonkin, cũng là xứ bảo hộ.
Đến Cách mạng mùa Thu - Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam mới vùng lên mãnh liệt, giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc. Nhưng Nam Bộ chỉ giữ được độc lập, thống nhất không đầy một tháng, thực dân Pháp cùng với sự trợ giúp của đế quốc Anh và đế quốc Mỹ đã tái xâm lược nước ta, bắt đầu từ Nam Bộ. Lần này, thực dân Pháp thành lập Nam Kỳ Quốc để chia rẽ dân tộc ta, chia cắt đất nước ta. Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên kháng chiến với sự trợ giúp của cả nước từ ngày 23/9/1945 chống sự tái xâm lược của thực dân Pháp, chống cả Nam Kỳ Quốc, cái quái thai được sinh ra từ âm mưu chia rẽ dân tộc ta của thực dân, đế quốc.
Thực dân Pháp và Nam Kỳ Quốc thất bại, đế quốc Mỹ nhảy vào hất cẳng Pháp và dựng lên nước Việt Nam Cộng hòa, kéo dài sự chia cắt đất nước thêm 21 năm nữa. Một lần nữa, nhân dân miền Nam vùng lên chiến đấu, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, với sự giúp đỡ của cả nước, giành lấy độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.
Ngày 30/4/1975 đến, cả đất nước và dân tộc Việt Nam vui mừng, hân hoan chào đón. Độc lập, thống nhất đã về với Tổ quốc. Nhân dân Nam Bộ lại càng hân hoan, vui sướng hơn. Gần 300 năm vùng đất Gia Định xưa, Nam Bộ ngày nay, gắn vào bản đồ Đại Việt, nhưng chiến tranh, chia cắt liên miên. Nam Bộ là bộ phận của nước Việt Nam độc lập, thống nhất chỉ có 60 năm, dưới vương triều Nguyễn.
Sau thời gian quân quản, một Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt nhà nước được tổ chức tại thành phố Sài Gòn vào ngày 15/11/1975. Sau một tuần làm việc, ngày 21/11/1975 Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước kết thúc trong không khí phấn khởi, tin tưởng.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất diễn ra (Ảnh tư liệu)
Bước đi đầu tiên là tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước bầu cử Quốc hội thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976 được xác định là ngày bầu cử Quốc hội. Nhân dân cả nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau, nhất là nhân dân Nam Bộ nô nức đi bầu. Cả nước có trên 23 triệu cử tri đi bầu, chọn được 492 đại biểu Quốc hội. Nói về thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định đó là ngày hội hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất non sông.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất đất nước được tổ chức từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ nhất, sau khi thảo luận, Quốc hội đã nhất trí thông qua các nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất: Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Thủ đô nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội; Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài “Tiến quân ca”. Kỳ họp còn thông qua nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh, bầu các cơ quan và các chức danh lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Bác Tôn Đức Thắng, người quê xã Mỹ Hòa Hưng - An Giang, được Quốc hội khóa VI tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đã 40 năm Nhân dân Nam Bộ được hưởng trọn vẹn độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, kể từ khi tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất đất nước. Nhân dân Nam Bộ quyết cùng cả nước trân trọng gìn giữ nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước một cách vững bền.
ĐẶNG HOÀI DŨNG
Lúc đó, non sông Đại Việt đang có nội chiến, đất nước bị chia cắt, loạn lạc. Mãi đến năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh mới thống nhất đất nước, bấy giờ Gia Định thành mới trở thành một bộ phận của nước Việt Nam thống nhất.
Nhưng không được bao lâu, năm 1860 Pháp tấn công và chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, năm 1862 Triều đình Huế đã ký hòa ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Nam Kỳ (Nam Bộ ngày nay) lại bị cắt rời khỏi cơ thể nước Việt Nam.
Với chính sách “chia để trị”, Pháp đã chia cắt đất nước ta thành ba mảnh rời rạc. Nam Kỳ chúng gọi là Cochinchine, là thuộc địa, đất Pháp ở hải ngoại. Chỉ có Trung Kỳ chúng gọi là Annam, vương quốc “được” Pháp bảo hộ. Còn Bắc Kỳ chúng gọi là Tonkin, cũng là xứ bảo hộ.
Đến Cách mạng mùa Thu - Tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam mới vùng lên mãnh liệt, giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc. Nhưng Nam Bộ chỉ giữ được độc lập, thống nhất không đầy một tháng, thực dân Pháp cùng với sự trợ giúp của đế quốc Anh và đế quốc Mỹ đã tái xâm lược nước ta, bắt đầu từ Nam Bộ. Lần này, thực dân Pháp thành lập Nam Kỳ Quốc để chia rẽ dân tộc ta, chia cắt đất nước ta. Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên kháng chiến với sự trợ giúp của cả nước từ ngày 23/9/1945 chống sự tái xâm lược của thực dân Pháp, chống cả Nam Kỳ Quốc, cái quái thai được sinh ra từ âm mưu chia rẽ dân tộc ta của thực dân, đế quốc.
Thực dân Pháp và Nam Kỳ Quốc thất bại, đế quốc Mỹ nhảy vào hất cẳng Pháp và dựng lên nước Việt Nam Cộng hòa, kéo dài sự chia cắt đất nước thêm 21 năm nữa. Một lần nữa, nhân dân miền Nam vùng lên chiến đấu, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, với sự giúp đỡ của cả nước, giành lấy độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.
Ngày 30/4/1975 đến, cả đất nước và dân tộc Việt Nam vui mừng, hân hoan chào đón. Độc lập, thống nhất đã về với Tổ quốc. Nhân dân Nam Bộ lại càng hân hoan, vui sướng hơn. Gần 300 năm vùng đất Gia Định xưa, Nam Bộ ngày nay, gắn vào bản đồ Đại Việt, nhưng chiến tranh, chia cắt liên miên. Nam Bộ là bộ phận của nước Việt Nam độc lập, thống nhất chỉ có 60 năm, dưới vương triều Nguyễn.
Sau thời gian quân quản, một Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt nhà nước được tổ chức tại thành phố Sài Gòn vào ngày 15/11/1975. Sau một tuần làm việc, ngày 21/11/1975 Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước kết thúc trong không khí phấn khởi, tin tưởng.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất diễn ra (Ảnh tư liệu)
Bước đi đầu tiên là tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước bầu cử Quốc hội thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976 được xác định là ngày bầu cử Quốc hội. Nhân dân cả nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau, nhất là nhân dân Nam Bộ nô nức đi bầu. Cả nước có trên 23 triệu cử tri đi bầu, chọn được 492 đại biểu Quốc hội. Nói về thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định đó là ngày hội hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất non sông.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất đất nước được tổ chức từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ nhất, sau khi thảo luận, Quốc hội đã nhất trí thông qua các nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất: Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Thủ đô nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội; Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài “Tiến quân ca”. Kỳ họp còn thông qua nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh, bầu các cơ quan và các chức danh lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Bác Tôn Đức Thắng, người quê xã Mỹ Hòa Hưng - An Giang, được Quốc hội khóa VI tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đã 40 năm Nhân dân Nam Bộ được hưởng trọn vẹn độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, kể từ khi tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất đất nước. Nhân dân Nam Bộ quyết cùng cả nước trân trọng gìn giữ nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước một cách vững bền.
ĐẶNG HOÀI DŨNG
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử