Công tác Lịch sử Đảng
40 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI, thống nhất đất nước (25/4/1976 - 25/4/2016)
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 4 2016 09:18
- Lượt xem: 3999
(TGAG)- Sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, đất nước ta thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền Nam, Bắc lại có một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Ở miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chính quyền các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Ở miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam và Uỷ ban nhân dân cách mạng ở địa phương.
Sau khi miền Nam được giải phóng, nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai miền Nam - Bắc, cơ quan lập pháp, hành pháp và cả hệ thống chính trị sớm được thống nhất. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử của dân tộc, Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 9/1975 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước.
Ngày 03/01/1976, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 228-CT/TW về việc lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước. Trong đó, Chỉ thị nêu rõ “Thống nhất càng sớm thì càng phát huy nhanh sức mạnh toàn diện của Tổ quốc”. Trong toàn bộ sợi dây chuyền của sự nghiệp hoàn thành thống nhất Tổ quốc hiện nay, khâu chính mà Đảng ta phải nắm lấy để lãnh đạo nhân dân ta làm cho tốt là thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Để thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, phải làm ba việc đó là: Tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền Bắc - Nam để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà; Tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất; Triệu tập kỳ họp đầu tiên của Quốc hội chung…
Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn - Gia Định. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự Hội nghị. Đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 đại biểu, do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 đại biểu do đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam làm trưởng đoàn.
Hội nghị đã tiến hành thảo luận và đi đến nhất trí hoàn toàn mọi vấn đề thuộc về chủ trương, bước đi, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Thực hiện chủ trương của Hội nghị, từ tháng 02/1976 công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiến tới tổng tuyển cử được tích cực triển khai.
Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ 2 (lần thứ nhất ngày 06/01/1946) được diễn ra trên phạm vi cả nước và đã thành công rực rỡ. Ngày 07/5/1976, Hội đồng bầu cử toàn quốc đã ra thông cáo về kết quả Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước.
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước đã thắng lợi rực rỡ, khẳng định một cách hùng hồn ý chí của nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thật sự dân chủ, đúng luật và pháp lệnh bầu cử. Các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín trong bầu cử đã được nghiêm chỉnh tôn trọng. Toàn dân rất phấn khởi, tích cực hưởng ứng và tham gia bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%) đi bỏ phiếu; miền Bắc 99,36%; miền Nam 98,59%. Trên phạm vi cả nước đều có nhiều huyện, xã và rất nhiều khu đạt 100% cử tri đi bỏ phiếu.
Đã có 492/605 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội, được cơ cấu các thành phần: Công nhân; Nông dân; Tiểu thủ công nghiệp; Quân đội; Cán bộ chính trị; Trí thức và nhân sĩ; các Tôn giáo; Đảng viên; ngoài Đảng; Phụ nữ, Dân tộc thiểu số, Thanh niên… Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã được bầu với số phiếu cao.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (Quốc hội chung cả nước) diễn ra từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, tại Hà Nội, kỳ họp đã bầu: Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng; Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh; Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của nhân dân miền Nam và nhân dân Sài Gòn - Gia Định, Quốc hội khóa VI quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỷ niệm 40 năm Ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, ngày 25/4/1976 - 25/4/2016, ngày lịch sử của dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là ngày hội hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất non sông, biểu dương lực lượng vĩ đại của Nhân dân ta và ý chí thống nhất đất nước. Tinh thần Ngày Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà sẽ còn sống mãi cùng non sông, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta./.
Ở miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chính quyền các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Ở miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam và Uỷ ban nhân dân cách mạng ở địa phương.
Sau khi miền Nam được giải phóng, nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai miền Nam - Bắc, cơ quan lập pháp, hành pháp và cả hệ thống chính trị sớm được thống nhất. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử của dân tộc, Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 9/1975 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước.
Ngày 03/01/1976, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 228-CT/TW về việc lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước. Trong đó, Chỉ thị nêu rõ “Thống nhất càng sớm thì càng phát huy nhanh sức mạnh toàn diện của Tổ quốc”. Trong toàn bộ sợi dây chuyền của sự nghiệp hoàn thành thống nhất Tổ quốc hiện nay, khâu chính mà Đảng ta phải nắm lấy để lãnh đạo nhân dân ta làm cho tốt là thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Để thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, phải làm ba việc đó là: Tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đại biểu hai miền Bắc - Nam để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà; Tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất; Triệu tập kỳ họp đầu tiên của Quốc hội chung…
Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn - Gia Định. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự Hội nghị. Đoàn đại biểu miền Bắc gồm 25 đại biểu, do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 đại biểu do đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam làm trưởng đoàn.
Hội nghị đã tiến hành thảo luận và đi đến nhất trí hoàn toàn mọi vấn đề thuộc về chủ trương, bước đi, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Thực hiện chủ trương của Hội nghị, từ tháng 02/1976 công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tiến tới tổng tuyển cử được tích cực triển khai.
Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ 2 (lần thứ nhất ngày 06/01/1946) được diễn ra trên phạm vi cả nước và đã thành công rực rỡ. Ngày 07/5/1976, Hội đồng bầu cử toàn quốc đã ra thông cáo về kết quả Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước.
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước đã thắng lợi rực rỡ, khẳng định một cách hùng hồn ý chí của nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thật sự dân chủ, đúng luật và pháp lệnh bầu cử. Các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín trong bầu cử đã được nghiêm chỉnh tôn trọng. Toàn dân rất phấn khởi, tích cực hưởng ứng và tham gia bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%) đi bỏ phiếu; miền Bắc 99,36%; miền Nam 98,59%. Trên phạm vi cả nước đều có nhiều huyện, xã và rất nhiều khu đạt 100% cử tri đi bỏ phiếu.
Đã có 492/605 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội, được cơ cấu các thành phần: Công nhân; Nông dân; Tiểu thủ công nghiệp; Quân đội; Cán bộ chính trị; Trí thức và nhân sĩ; các Tôn giáo; Đảng viên; ngoài Đảng; Phụ nữ, Dân tộc thiểu số, Thanh niên… Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã được bầu với số phiếu cao.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (Quốc hội chung cả nước) diễn ra từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, tại Hà Nội, kỳ họp đã bầu: Chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng; Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh; Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của nhân dân miền Nam và nhân dân Sài Gòn - Gia Định, Quốc hội khóa VI quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỷ niệm 40 năm Ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, ngày 25/4/1976 - 25/4/2016, ngày lịch sử của dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là ngày hội hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất non sông, biểu dương lực lượng vĩ đại của Nhân dân ta và ý chí thống nhất đất nước. Tinh thần Ngày Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà sẽ còn sống mãi cùng non sông, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta./.
Quốc Dũng