Công tác Lịch sử Đảng
Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975 - 1985
- Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 9 2018 08:08
- Lượt xem: 7233
(TGAG)- Với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta đã giành được thắng lợi vĩ đại, miền Nam hoàn toàn giải phóng, xóa bỏ chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ trên đất nước ta, giành lại độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975 – 1985, chúng ta quan tâm thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1975 – 1985: Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI đã thống nhất đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, bầu các cơ quan chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, Ủy ban dự thảo Hiến pháp.... Tập trung sức mạnh cả nước, thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 – 1980. Tháng 3/1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V đã xác định từng chặng đường đi cho cách mạng Việt Nam… Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc...
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong những năm 1975 - 1985 như: Công tác tiếp quản địa bàn tỉnh được tiến hành khẩn trương, chính quyền cách mạng được thành lập. Tỉnh tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp bách là xây dựng, bảo vệ chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân. Năm 1976, hợp nhất tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà tái lập tỉnh An Giang (gồm Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc). Cải tạo và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc: Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tập đoàn Pôn – Pốt đã lấn chiếm và khiêu khích nước ta. Đêm 30/4/1977, quân Pôn – Pốt đồng loạt nổ súng tấn công vào 14 xã biên giới. Cuối năm 1977, toàn tỉnh chuyển từ trạng thái thời bình sang sẵn sàng chiến đấu. Ngày 03/5/1978, ta đánh địch ra khỏi vùng Bảy Núi. Đầu tháng 12/1978, toàn bộ lực lượng ta đã sẵn sàng trên cả ba mặt trận Bảy Núi, Châu Đốc, Phú Châu để mở chiến dịch mùa khô nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất nước ta. Ngày 22/12/1978, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Song song với cuộc chiến bảo vệ tuyến biên giới, quân dân ta còn làm nghĩa vụ quốc tế giúp Campuchia. Những chủ trương đột phá đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, gồm các nội dung sau:
Nội dung thứ nhất: Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng (1975 – 1980): tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương sau ngày giải phóng (nêu rõ những khó khăn và thuận lợi). Thành lập chính quyền quân quản; Ủy ban nhân dân, xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng (cụ thể số lượng, họ và tên, chức vụ), công tác lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào bộ máy chính quyền. Thực hiện chính sách về xây dựng đoàn kết dân tộc, xóa bỏ hận thù; kêu gọi ra trình diện, đăng ký và tổ chức đưa đi học tập cải tạo cho các đối tượng tham gia bộ máy ngụy quân, ngụy quyền. Biện pháp và kết quả trấn áp bọn phản cách mạng, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm độc hại. Ổn định cuộc sống nhân dân, phát động và tổ chức lại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển mạng lưới y tế, giáo dục văn hóa, thể thao. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia bầu cử Quốc hội…
Nội dung thứ hai: Trình bày quá trình đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc: Những hành động xâm chiếm đất đai, phá hoại tài sản, giết hại Nhân dân của tập đoàn Pôn - Pốt. Xây dựng kế hoạch đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của địa phương (nơi nào là trọng điểm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho ai và làm việc gì, phối hợp các mũi tiến công ra sao...). Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm...
Nội dung thứ ba: Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, tham gia tích cực kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985), những thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ bao cấp; các lần Đại hội của địa phương: nêu chỉ tiêu, mục tiêu chủ yếu (chỉ nêu khái quát, không trình bày như văn kiện đại hội), thành tựu nổi bật của địa phương qua các nhiệm kỳ Đại hội...
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975 - 1985, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Văn kiện Đảng toàn tập từ tập 37 đến tập 47 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001); các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập 3 (1975 - 2005) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2010), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận./.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975 – 1985, chúng ta quan tâm thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1975 – 1985: Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI đã thống nhất đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, bầu các cơ quan chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, Ủy ban dự thảo Hiến pháp.... Tập trung sức mạnh cả nước, thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 – 1980. Tháng 3/1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V đã xác định từng chặng đường đi cho cách mạng Việt Nam… Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc...
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong những năm 1975 - 1985 như: Công tác tiếp quản địa bàn tỉnh được tiến hành khẩn trương, chính quyền cách mạng được thành lập. Tỉnh tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp bách là xây dựng, bảo vệ chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân. Năm 1976, hợp nhất tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà tái lập tỉnh An Giang (gồm Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc). Cải tạo và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc: Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tập đoàn Pôn – Pốt đã lấn chiếm và khiêu khích nước ta. Đêm 30/4/1977, quân Pôn – Pốt đồng loạt nổ súng tấn công vào 14 xã biên giới. Cuối năm 1977, toàn tỉnh chuyển từ trạng thái thời bình sang sẵn sàng chiến đấu. Ngày 03/5/1978, ta đánh địch ra khỏi vùng Bảy Núi. Đầu tháng 12/1978, toàn bộ lực lượng ta đã sẵn sàng trên cả ba mặt trận Bảy Núi, Châu Đốc, Phú Châu để mở chiến dịch mùa khô nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất nước ta. Ngày 22/12/1978, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Song song với cuộc chiến bảo vệ tuyến biên giới, quân dân ta còn làm nghĩa vụ quốc tế giúp Campuchia. Những chủ trương đột phá đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, gồm các nội dung sau:
Nội dung thứ nhất: Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng (1975 – 1980): tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương sau ngày giải phóng (nêu rõ những khó khăn và thuận lợi). Thành lập chính quyền quân quản; Ủy ban nhân dân, xây dựng các tổ chức đoàn thể quần chúng (cụ thể số lượng, họ và tên, chức vụ), công tác lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào bộ máy chính quyền. Thực hiện chính sách về xây dựng đoàn kết dân tộc, xóa bỏ hận thù; kêu gọi ra trình diện, đăng ký và tổ chức đưa đi học tập cải tạo cho các đối tượng tham gia bộ máy ngụy quân, ngụy quyền. Biện pháp và kết quả trấn áp bọn phản cách mạng, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm độc hại. Ổn định cuộc sống nhân dân, phát động và tổ chức lại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển mạng lưới y tế, giáo dục văn hóa, thể thao. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia bầu cử Quốc hội…
Nội dung thứ hai: Trình bày quá trình đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc: Những hành động xâm chiếm đất đai, phá hoại tài sản, giết hại Nhân dân của tập đoàn Pôn - Pốt. Xây dựng kế hoạch đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của địa phương (nơi nào là trọng điểm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho ai và làm việc gì, phối hợp các mũi tiến công ra sao...). Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm...
Nội dung thứ ba: Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, tham gia tích cực kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985), những thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ bao cấp; các lần Đại hội của địa phương: nêu chỉ tiêu, mục tiêu chủ yếu (chỉ nêu khái quát, không trình bày như văn kiện đại hội), thành tựu nổi bật của địa phương qua các nhiệm kỳ Đại hội...
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975 - 1985, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Văn kiện Đảng toàn tập từ tập 37 đến tập 47 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001); các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập 3 (1975 - 2005) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2010), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận./.
Đặng Thị Kim Tuyến