Công tác Lịch sử Đảng
Tọa đàm đóng góp, bổ sung truyền thống lực lượng vũ trang Tân Châu
- Được đăng: Thứ sáu, 28 Tháng 9 2018 15:43
- Lượt xem: 2882
(TGAG)- Sáng 28-9-2018, thị xã Tân Châu tổ chức buổi Tọa đàm đóng góp, bổ sung truyền thống lực lượng vũ trang Tân Châu 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (giai đoạn 1945-2015).
Đến dự có Trung tướng Đinh Văn Cai, nguyên Chính ủy Quân khu 9; Thiếu tướng Lê Hoàng Phúc, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Đại tá Nguyễn Công Danh, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; đồng chí Huỳnh Quang Ngự, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy - Trưởng Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang thị xã; đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND thị xã; cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo thị xã và các cô, chú lãnh đạo đã nghỉ hưu của thị xã Tân Châu và huyện An Phú tham dự.
Tân Châu là vùng đất cù lao phì nhiêu, trù phú nằm bên bờ hữu ngạn sông Tiền, giáp với nước bạn Campuchia, được hình thành ngay từ những ngày đầu di dân, lập ấp, khai phá đất hoang của các bật tiền nhân và chính thức được thành lập vào năm 1757 khi Nguyễn Cư Trinh vâng mệnh Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lập ra Tân Châu đạo.
Thiếu tướng Lê Hoàng Phúc, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đóng góp dự thảo lịch sử
Trải qua hơn 260 năm, với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tân Châu thật sự là một cái nôi vào truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm và áp bức cường quyền đã thấm sâu vào máu thịt, tâm can của các thế hệ cư dân nơi đầu sống, ngọn gió này. Đến năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thì Đảng bộ Tân Châu cũng được thành lập khi đó và liên tục lãnh đạo Nhân dân trãi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Thành quả to lớn và rất quan trọng đó là Tân Châu đã sớm xây dựng được lực lượng vũ trang, ban đầu bắt nguồn từ các cuộc đấu tranh tự phát của quần chúng Nhân dân, lúc này các xã của Tân Châu đều tổ chức được lực lượng Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc, Dân quân tự vệ,… và sau đó tiếp nhận thêm lực lượng của Hội Việt kiều cứu quốc ở Campuchia về hình thành một lực lượng đủ mạnh để áp đảo mọi kẻ thù xâm lược, giành chính quyền cách mạng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để có được những thành quả trên, quân và dân Tân Châu đã trải qua biết bao sự hi sinh, mất mát, “nếm mật, nằm gai”, bền gan, vững chí, một lòng sắc son với Đảng.
Đại tá Nguyễn Văn Tựa, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang đóng góp
Qua thời gian nghiên cứu, sưu tầm nhiều tư liệu, Tổ biên tập đã hoàn chỉnh Dự thảo lịch truyền thống 70 năm lực lượng vũ trang địa phương thị xã Tân Châu (giai đoạn 1945-2015) gồm 4 chương, trong đó có 01 chương đặc biệt viết về Căn cứ Giồng Trà Dên trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, tại buổi Tọa đàm, của các cô, chú lãnh cách mạng và những nhân chứng sống tham gia các các cuộc kháng chiến đã tham gia thảo luận, đóng góp chi tiết từng nội dung dự thảo lịch sử đã đưa ra. Cụ thể như: sử dụng thật ngữ quân sự cho chính xác theo từng giai đoạn lịch sử; bổ sung thêm khu căn cứ cách mạng, các chức danh chỉ huy của các đơn vị qua các thời kỳ, giai đoạn chiến tranh biên giới Tây Nam; nêu rõ thời gian, địa điểm từng trận đánh nổi bật của lực lượng vũ trang Tân Châu và các giai đoạn sát nhập, tách ra giữa Tân Châu và An Phú,….
Phát biểu bế mạc buổi Tọa đàm, đồng chí Huỳnh Quang Ngự, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Trưởng Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang thị xã đã ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp sâu sắc của các đại biểu. Đồng thời, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là Ban Chỉ đạo thị xã sớm hoàn chỉnh dự thảo đã được đóng góp, chỉnh sửa, để hoàn thiện, xuất bản, phát hành cuốn sách “Truyền thống lực lượng vũ trang Tân Châu 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (giai đoạn 1945-2015)”; cũng như có Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng bộ, trong nhà trường, Mặt trận, các Đoàn thể và ngoài quần chúng Nhân dân,… qua đó, để nêu cao tinh thần yêu nước và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đến dự có Trung tướng Đinh Văn Cai, nguyên Chính ủy Quân khu 9; Thiếu tướng Lê Hoàng Phúc, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Đại tá Nguyễn Công Danh, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; đồng chí Huỳnh Quang Ngự, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy - Trưởng Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang thị xã; đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND thị xã; cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo thị xã và các cô, chú lãnh đạo đã nghỉ hưu của thị xã Tân Châu và huyện An Phú tham dự.
Tân Châu là vùng đất cù lao phì nhiêu, trù phú nằm bên bờ hữu ngạn sông Tiền, giáp với nước bạn Campuchia, được hình thành ngay từ những ngày đầu di dân, lập ấp, khai phá đất hoang của các bật tiền nhân và chính thức được thành lập vào năm 1757 khi Nguyễn Cư Trinh vâng mệnh Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lập ra Tân Châu đạo.
Thiếu tướng Lê Hoàng Phúc, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đóng góp dự thảo lịch sử
Trải qua hơn 260 năm, với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tân Châu thật sự là một cái nôi vào truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm và áp bức cường quyền đã thấm sâu vào máu thịt, tâm can của các thế hệ cư dân nơi đầu sống, ngọn gió này. Đến năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thì Đảng bộ Tân Châu cũng được thành lập khi đó và liên tục lãnh đạo Nhân dân trãi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Thành quả to lớn và rất quan trọng đó là Tân Châu đã sớm xây dựng được lực lượng vũ trang, ban đầu bắt nguồn từ các cuộc đấu tranh tự phát của quần chúng Nhân dân, lúc này các xã của Tân Châu đều tổ chức được lực lượng Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc, Dân quân tự vệ,… và sau đó tiếp nhận thêm lực lượng của Hội Việt kiều cứu quốc ở Campuchia về hình thành một lực lượng đủ mạnh để áp đảo mọi kẻ thù xâm lược, giành chính quyền cách mạng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để có được những thành quả trên, quân và dân Tân Châu đã trải qua biết bao sự hi sinh, mất mát, “nếm mật, nằm gai”, bền gan, vững chí, một lòng sắc son với Đảng.
Đại tá Nguyễn Văn Tựa, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang đóng góp
Qua thời gian nghiên cứu, sưu tầm nhiều tư liệu, Tổ biên tập đã hoàn chỉnh Dự thảo lịch truyền thống 70 năm lực lượng vũ trang địa phương thị xã Tân Châu (giai đoạn 1945-2015) gồm 4 chương, trong đó có 01 chương đặc biệt viết về Căn cứ Giồng Trà Dên trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, tại buổi Tọa đàm, của các cô, chú lãnh cách mạng và những nhân chứng sống tham gia các các cuộc kháng chiến đã tham gia thảo luận, đóng góp chi tiết từng nội dung dự thảo lịch sử đã đưa ra. Cụ thể như: sử dụng thật ngữ quân sự cho chính xác theo từng giai đoạn lịch sử; bổ sung thêm khu căn cứ cách mạng, các chức danh chỉ huy của các đơn vị qua các thời kỳ, giai đoạn chiến tranh biên giới Tây Nam; nêu rõ thời gian, địa điểm từng trận đánh nổi bật của lực lượng vũ trang Tân Châu và các giai đoạn sát nhập, tách ra giữa Tân Châu và An Phú,….
Phát biểu bế mạc buổi Tọa đàm, đồng chí Huỳnh Quang Ngự, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Trưởng Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử truyền thống lực lượng vũ trang thị xã đã ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp sâu sắc của các đại biểu. Đồng thời, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là Ban Chỉ đạo thị xã sớm hoàn chỉnh dự thảo đã được đóng góp, chỉnh sửa, để hoàn thiện, xuất bản, phát hành cuốn sách “Truyền thống lực lượng vũ trang Tân Châu 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (giai đoạn 1945-2015)”; cũng như có Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng bộ, trong nhà trường, Mặt trận, các Đoàn thể và ngoài quần chúng Nhân dân,… qua đó, để nêu cao tinh thần yêu nước và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Văn Phô