Công tác Lịch sử Đảng
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang đoàn kết quân dân kháng chiến chống Mỹ
- Được đăng: Chủ nhật, 10 Tháng 9 2017 15:47
- Lượt xem: 4310
(TGAG)- Kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10/9/1955 – 10/9/2017: Qua các thời kỳ lịch sử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như: Hội Phản đế Đồng minh (11/1930), Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (11/1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (11/1939), Mặt trận Việt Minh (5/1941), Hội Liên Việt (5/1946), Mặt trận Liên Việt (3/1951). Năm 1954, kết thúc kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta phải đương đầu với đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh đó, ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, đoàn kết mọi lực lượng đánh bại bọn xâm lược. Những năm 1959 - 1960, dưới ách đô hộ, đàn áp của Mỹ - Diệm, phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam phát triển mạnh mẽ, làm chủ nhiều thôn, xã. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một mặt trận ở miền Nam nhằm tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống Mỹ - ngụy, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) ra đời.
Cùng ngày, Ủy ban MTDTGPMNVN tỉnh An Giang được thành lập tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn. Hai tháng sau, MTDTGPMNVN tỉnh ra mắt nhân dân tại chùa Tà Miệt, ấp Tà Dung, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Chủ tịch Mặt trận đã nêu mục đích, ý nghĩa và Chương trình hành động của Mặt trận, vạch rõ tội ác của Mỹ - Diệm, biểu dương thành tích đấu tranh của quân dân An Giang trong những năm qua; hiệu triệu kêu gọi toàn dân: “Dân tộc ta là dân tộc anh hùng. Đồng bào toàn tỉnh từng có truyền thống đoàn kết anh dũng đấu tranh. Có chánh nghĩa, có chánh cương đúng đắn của Mặt trận, chúng ta nhất định sẽ thắng. Đế quốc Mỹ cướp nước và tập đoàn Ngô Đình Diệm bán nước nhất định sẽ thất bại. Tỉnh An Giang nhất định sẽ thắng”; kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền: “Hỡi anh em binh sĩ yêu nước! Các bạn đang cầm súng trên tay, các bạn hãy nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Các bạn hãy đứng hẳn về phía nhân dân, đồng bào đang tin tưởng lòng yêu nước của các bạn. Hỡi anh em viên chức chánh quyền yêu nước! Các bạn hãy tỏ rõ lòng yêu nước của mình bằng cách liên hiệp hành động với nhân dân. Đồng bào đang tin tưởng lòng yêu nước của các bạn”.
Sau khi MTDTGPMNVN tỉnh An Giang ra đời, Ủy ban MTDTGPMNVN nhiều huyện, xã và các đoàn thể trong Mặt trận như: Thanh niên giải phóng, Phụ nữ giải phóng, Nông dân giải phóng… được xây dựng đều khắp, thu hút các tầng lớp nhân dân, cả tín đồ các tôn giáo có ảnh hưởng trong tỉnh.
Chào mừng sự ra đời MTDTGPMNVN tỉnh, lực lượng cách mạng An Giang mở nhiều đợt tiến công kẻ thù cùng với nhiều hoạt động: Treo cờ, rải truyền đơn, Hiệu triệu của Mặt trận ở nhiều nơi trong tỉnh; đốt cháy 12 cây cầu ở Tịnh Biên và Chợ Mới; phá phòng phiếu bầu cử tổng thống ngụy và bắn chết ủy viên thông tin xã Long Sơn...
Nhiều nơi tổ chức Đại hội “gia đình binh sĩ yêu nước” nhằm tập hợp gia đình, thân nhân binh sĩ vào phong trào đấu tranh chính trị, binh vận; chống địch càn quét, bắn phá, giết hại dân lành, phá ấp chiến lược; viết thư kêu gọi, vận động con em cầu an, bảo mạng; đấu tranh chống bắt lính, đôn quân… Sau những cuộc Đại hội, có thêm nhiều bà mẹ, người chị của binh lính ngụy làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh chính trị, bao vây đồn bót, vận động con em rã ngũ…
Qua việc phát động gia đình binh sĩ cùng đấu tranh dưới ngọn cờ của Mặt trận đã làm tan rã một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền. Trong năm 1963, “có 49.172 gia đình binh sĩ và quần chúng làm công tác binh vận; 1.567 quần chúng tranh thủ gia đình binh sĩ, kết quả có 1.200 gia đình binh sĩ kêu con em về nhà làm ăn; làm rã ngũ 3.223 tên, có mang về 3 súng. Qua năm 1964, số binh sĩ tan rã lên đến 9.432 người”.
Đồng thời, việc nhân dân tập hợp vào MTDTGPMNVN tỉnh góp phần làm thất bại chiến lược dồn dân lập “ấp chiến lược” của Mỹ - ngụy. Dù địch cho rằng đến cuối năm 1965 đã “hoàn thành mỹ mãn” với 254 ấp chiến lược, nhưng thực tế số “ấp chiến được” mà Mỹ - Diệm lập được chỉ là hình thức, khi xây dựng bị người dân chống đối, xây dựng xong thì bị phá.
Những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp nhân dân và hình thức đấu tranh phong phú của Mặt trận đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, tập hợp lực lượng yêu nước một cách rộng rãi để phân hóa, cô lập kẻ thù, mở rộng vùng ta kiểm soát.
Từ ngày thành lập Hội Phản đế Đồng minh (11/1930) đến ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9/1955) là một chặng đường đấu tranh gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. MTDTGPMNVN tỉnh An Giang ra đời đã tập hợp các tầng lớp người dân An Giang dưới lá cờ Mặt trận, đoàn kết quân dân thành khối thống nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp, không chỉ thể hiện qua từng trận đánh lớn trên chiến trường, mà còn thể hiện qua các hoạt động đấu tranh chính trị, binh vận, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống quân xâm lược Mỹ và tay sai, giải phóng quê hương, đất nước./.
Cùng ngày, Ủy ban MTDTGPMNVN tỉnh An Giang được thành lập tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn. Hai tháng sau, MTDTGPMNVN tỉnh ra mắt nhân dân tại chùa Tà Miệt, ấp Tà Dung, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Chủ tịch Mặt trận đã nêu mục đích, ý nghĩa và Chương trình hành động của Mặt trận, vạch rõ tội ác của Mỹ - Diệm, biểu dương thành tích đấu tranh của quân dân An Giang trong những năm qua; hiệu triệu kêu gọi toàn dân: “Dân tộc ta là dân tộc anh hùng. Đồng bào toàn tỉnh từng có truyền thống đoàn kết anh dũng đấu tranh. Có chánh nghĩa, có chánh cương đúng đắn của Mặt trận, chúng ta nhất định sẽ thắng. Đế quốc Mỹ cướp nước và tập đoàn Ngô Đình Diệm bán nước nhất định sẽ thất bại. Tỉnh An Giang nhất định sẽ thắng”; kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền: “Hỡi anh em binh sĩ yêu nước! Các bạn đang cầm súng trên tay, các bạn hãy nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Các bạn hãy đứng hẳn về phía nhân dân, đồng bào đang tin tưởng lòng yêu nước của các bạn. Hỡi anh em viên chức chánh quyền yêu nước! Các bạn hãy tỏ rõ lòng yêu nước của mình bằng cách liên hiệp hành động với nhân dân. Đồng bào đang tin tưởng lòng yêu nước của các bạn”.
Sau khi MTDTGPMNVN tỉnh An Giang ra đời, Ủy ban MTDTGPMNVN nhiều huyện, xã và các đoàn thể trong Mặt trận như: Thanh niên giải phóng, Phụ nữ giải phóng, Nông dân giải phóng… được xây dựng đều khắp, thu hút các tầng lớp nhân dân, cả tín đồ các tôn giáo có ảnh hưởng trong tỉnh.
Chào mừng sự ra đời MTDTGPMNVN tỉnh, lực lượng cách mạng An Giang mở nhiều đợt tiến công kẻ thù cùng với nhiều hoạt động: Treo cờ, rải truyền đơn, Hiệu triệu của Mặt trận ở nhiều nơi trong tỉnh; đốt cháy 12 cây cầu ở Tịnh Biên và Chợ Mới; phá phòng phiếu bầu cử tổng thống ngụy và bắn chết ủy viên thông tin xã Long Sơn...
Nhiều nơi tổ chức Đại hội “gia đình binh sĩ yêu nước” nhằm tập hợp gia đình, thân nhân binh sĩ vào phong trào đấu tranh chính trị, binh vận; chống địch càn quét, bắn phá, giết hại dân lành, phá ấp chiến lược; viết thư kêu gọi, vận động con em cầu an, bảo mạng; đấu tranh chống bắt lính, đôn quân… Sau những cuộc Đại hội, có thêm nhiều bà mẹ, người chị của binh lính ngụy làm nòng cốt cho các cuộc đấu tranh chính trị, bao vây đồn bót, vận động con em rã ngũ…
Qua việc phát động gia đình binh sĩ cùng đấu tranh dưới ngọn cờ của Mặt trận đã làm tan rã một bộ phận ngụy quân, ngụy quyền. Trong năm 1963, “có 49.172 gia đình binh sĩ và quần chúng làm công tác binh vận; 1.567 quần chúng tranh thủ gia đình binh sĩ, kết quả có 1.200 gia đình binh sĩ kêu con em về nhà làm ăn; làm rã ngũ 3.223 tên, có mang về 3 súng. Qua năm 1964, số binh sĩ tan rã lên đến 9.432 người”.
Đồng thời, việc nhân dân tập hợp vào MTDTGPMNVN tỉnh góp phần làm thất bại chiến lược dồn dân lập “ấp chiến lược” của Mỹ - ngụy. Dù địch cho rằng đến cuối năm 1965 đã “hoàn thành mỹ mãn” với 254 ấp chiến lược, nhưng thực tế số “ấp chiến được” mà Mỹ - Diệm lập được chỉ là hình thức, khi xây dựng bị người dân chống đối, xây dựng xong thì bị phá.
Những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp nhân dân và hình thức đấu tranh phong phú của Mặt trận đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, tập hợp lực lượng yêu nước một cách rộng rãi để phân hóa, cô lập kẻ thù, mở rộng vùng ta kiểm soát.
Từ ngày thành lập Hội Phản đế Đồng minh (11/1930) đến ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9/1955) là một chặng đường đấu tranh gian khổ, nhưng hết sức vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. MTDTGPMNVN tỉnh An Giang ra đời đã tập hợp các tầng lớp người dân An Giang dưới lá cờ Mặt trận, đoàn kết quân dân thành khối thống nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp, không chỉ thể hiện qua từng trận đánh lớn trên chiến trường, mà còn thể hiện qua các hoạt động đấu tranh chính trị, binh vận, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ chống quân xâm lược Mỹ và tay sai, giải phóng quê hương, đất nước./.
Đặng Thị Kim Tuyến