Công tác Lịch sử Đảng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng niềm tự hào của quê hương An Giang
- Được đăng: Thứ năm, 16 Tháng 3 2017 20:51
- Lượt xem: 5427
(TGAG)- Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888, mất ngày 30/3/1980 (nhằm ngày 14/2/1980 âm lịch). Nhân dịp 37 năm Ngày giỗ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu, chúng ta tự hào tưởng nhớ đến Người con ưu tú của quê hương An Giang, một trong những chiến sĩ lớp đầu của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta, người bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thân tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, hiến dâng cả đời mình cho độc lập tự do của dân tộc và lý tưởng cộng sản.
Xuất thân từ một gia đình, một miền quê giàu truyền thống yêu nước - Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, từ một người thợ thực thụ, Bác Tôn trở thành chiến sĩ cách mạng. Năm 1920, Bác Tôn thành lập tổ chức Công hội bí mật ở Sài Gòn và liên tục lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần vào sự phát triển của phong trào công nhân cả nước - một trong những điều kiện cơ bản để Bác Hồ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa Xuân năm 1930.
Gần 17 năm bị thực dân giam cầm ở “địa ngục trần gian”, Bác Tôn - “Thầy Thắng”, “Anh Hai Thắng” luôn nêu cao tinh thần cách mạng kiên cường, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dẫn dắt nhiều đồng chí vững bước tiến lên trước những thử thách gay gắt của nhà tù Côn Đảo. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ Côn Đảo trở về, Bác Tôn tham gia Xứ ủy Nam Bộ, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Đầu năm 1946, Bác Tôn được đón ra Hà Nội làm việc cùng với Trung ương Đảng, Nhà nước và Bác Hồ. Từ đó, Bác Tôn đảm nhận nhiều trọng trách. Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng vào tháng 01/1948 bầu Bác Tôn vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 2/1951, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng bầu Bác Tôn vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Gần ba mươi năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, người lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống nhất, Bác đã góp phần cống hiến xứng đáng vào cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc vì độc lập, tự do của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Với những cống hiến to lớn cho Tổ quốc, Nhân dân, phong trào công nhân và cách mạng thế giới, Bác Tôn là người đầu tiên được Quốc hội và Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Ủy ban Giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin tặng Giải thưởng Lênin Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc; Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng thưởng Huân chương Lênin.
Cả cuộc đời Bác Tôn đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bác Tôn là niềm tự hào của Đảng, của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam và quê hương An Giang. Chúng ta con cháu Bác Tôn, quyết tâm kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang và học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người - Một con người bình thường - vĩ đại - Người con ưu tú của Tổ quốc, một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân.
Xuất thân từ một gia đình, một miền quê giàu truyền thống yêu nước - Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, từ một người thợ thực thụ, Bác Tôn trở thành chiến sĩ cách mạng. Năm 1920, Bác Tôn thành lập tổ chức Công hội bí mật ở Sài Gòn và liên tục lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần vào sự phát triển của phong trào công nhân cả nước - một trong những điều kiện cơ bản để Bác Hồ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa Xuân năm 1930.
Gần 17 năm bị thực dân giam cầm ở “địa ngục trần gian”, Bác Tôn - “Thầy Thắng”, “Anh Hai Thắng” luôn nêu cao tinh thần cách mạng kiên cường, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dẫn dắt nhiều đồng chí vững bước tiến lên trước những thử thách gay gắt của nhà tù Côn Đảo. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ Côn Đảo trở về, Bác Tôn tham gia Xứ ủy Nam Bộ, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Đầu năm 1946, Bác Tôn được đón ra Hà Nội làm việc cùng với Trung ương Đảng, Nhà nước và Bác Hồ. Từ đó, Bác Tôn đảm nhận nhiều trọng trách. Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng vào tháng 01/1948 bầu Bác Tôn vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 2/1951, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng bầu Bác Tôn vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Gần ba mươi năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, người lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống nhất, Bác đã góp phần cống hiến xứng đáng vào cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc vì độc lập, tự do của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Với những cống hiến to lớn cho Tổ quốc, Nhân dân, phong trào công nhân và cách mạng thế giới, Bác Tôn là người đầu tiên được Quốc hội và Bác Hồ tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Ủy ban Giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin tặng Giải thưởng Lênin Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc; Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng thưởng Huân chương Lênin.
Cả cuộc đời Bác Tôn đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bác Tôn là niềm tự hào của Đảng, của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam và quê hương An Giang. Chúng ta con cháu Bác Tôn, quyết tâm kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang và học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người - Một con người bình thường - vĩ đại - Người con ưu tú của Tổ quốc, một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân.
Thành Nhân