Công tác Lịch sử Đảng
Trận phục kích đánh tàu tại kinh xáng Ba Thê
- Được đăng: Thứ ba, 21 Tháng 3 2017 13:07
- Lượt xem: 3065
(TGAG)- Kinh xáng Ba Thê còn gọi là kinh xáng Mướp Văn, thuộc huyện Thoại Sơn, nối sông Hậu tại vàm xáng Cây Dương đến Rạch Giá. Hằng ngày, khoảng từ 6 đến 7 giờ sáng, hai chiếc tàu sắt LCVP với hai đại đội bảo an hành quân trên kinh xáng Ba Thê để yểm trợ cho lực lượng xây dựng ấp chiến đấu núi Trọi và ấp chiến lược Vọng Thê. Khoảng từ 13 đến 15 giờ, tàu sắt LCVP về đến ấp Tây Phú (xã Vọng Thê), cặp theo bờ kinh có các đồn do nghĩa quân, dân vệ đóng giữ.
Nắm chắc quy luật hoạt động của địch, đồng chí Tư Lồi và đồng chí Bảy Tâm chỉ huy bộ đội địa phương huyện Châu Thành - Huệ Đức cùng đồng chí Tư Muông, Khưu Hoàng Lê chỉ huy du kích xã Vọng Thê phối hợp đồng chí Tư Hận chỉ huy, đồng chí Ba Chắc, Trung đội trưởng, đồng chí Chín Hòa, Tiểu đội phó đặc công tỉnh tổ chức phục kích đánh tàu địch. Đồng chí Tư Muông, Ba Lê chỉ huy đào công sự ở vàm kinh Tư Mâu cách kinh xáng Ba Thê 300 mét để yểm trợ.
Sau khi nghiên cứu tình hình địch, các đồng chí chỉ huy xác định cách đánh địch: hai đồng chí biết sử dụng mìn, đặt hai quả mìn dưới đáy sông cách nhau từ 100 - 120 mét, lấy 2 đống rơm ở bờ kinh làm nơi ẩn nấp. Trong đêm, tiểu đội du kích xã Vọng Thê đào công sự, ngụy trang kín đáo cách bờ sông 300 mét về phía Đông. Quả mìn thứ nhất sẽ đặt ở ngoài đống chà phía Tây kinh xáng do đồng chí Xoài chịu trách nhiệm điểm hỏa. Quả mìn thứ hai đặt phía đuôi đống chà còn lại ở phía Đông kinh xáng do đồng chí Chín Hòa điểm hỏa, cách đuôi đống chà khoảng 5 - 7 mét, hai đường dây điện đều ngụy trang kỹ. Khi hai chiếc tàu đi vào vị trí đặt mìn thì đồng loạt cho mìn nổ. Nếu địch chống trả, du kích xã bắn kềm chế cho hai đồng chí đánh mìn rút lui. Ngày 03/3/1963, ta bố trí xong trận địa.
Như thường lệ sáng ngày 04/3/1963, địch hành quân từ hướng Vọng Thê, 02 đại đội bảo an đi hai bên bờ kinh, hai tàu LCVP chạy giữa sông. Đến 15 giờ, khi tàu địch trở về gần đến quả mìn thứ nhất, chiếc tàu chạy sau chạy lên trước, qua khỏi quả mìn 50 - 60 mét, chiếc tàu thứ hai lao vào khu vực quả mìn thứ nhất. Khi giữa thân tàu tới đúng vị trí đặt mìn, đồng chí Xoài châm điện quả mìn nổ tung. Ngay tức khắc chiếc tàu gãy làm đôi chìm tại chỗ, ta tiêu diệt toàn bộ quân địch trên tàu. Cùng lúc đó, chiếc tàu thứ nhất hốt hoảng chạy chưa tới vị trí ta đặt mìn thì rướn lên đống chà ở bờ kinh phía Đông nên thoát khỏi tầm phá hủy của quả mìn thứ hai. Sau đó, địch lên bờ bắn xối xả khắp nơi, nhưng quân ta đã kịp rút lui về căn cứ an toàn. Ta tiêu diệt hơn 70 lính bảo an, 2 tên bị thương, chìm 1 tàu. Chiến thắng được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì.
Trận phục kích đánh tàu tại kinh xáng Ba Thê đã gây được thanh thế và uy tín lớn quân giải phóng, gây cho địch tổn thất nặng nề, hoang mang lo sợ bị tấn công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công dồn dân lập ấp chiến lược của địch lúc bấy giờ.
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập II do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1993.
Nắm chắc quy luật hoạt động của địch, đồng chí Tư Lồi và đồng chí Bảy Tâm chỉ huy bộ đội địa phương huyện Châu Thành - Huệ Đức cùng đồng chí Tư Muông, Khưu Hoàng Lê chỉ huy du kích xã Vọng Thê phối hợp đồng chí Tư Hận chỉ huy, đồng chí Ba Chắc, Trung đội trưởng, đồng chí Chín Hòa, Tiểu đội phó đặc công tỉnh tổ chức phục kích đánh tàu địch. Đồng chí Tư Muông, Ba Lê chỉ huy đào công sự ở vàm kinh Tư Mâu cách kinh xáng Ba Thê 300 mét để yểm trợ.
Sau khi nghiên cứu tình hình địch, các đồng chí chỉ huy xác định cách đánh địch: hai đồng chí biết sử dụng mìn, đặt hai quả mìn dưới đáy sông cách nhau từ 100 - 120 mét, lấy 2 đống rơm ở bờ kinh làm nơi ẩn nấp. Trong đêm, tiểu đội du kích xã Vọng Thê đào công sự, ngụy trang kín đáo cách bờ sông 300 mét về phía Đông. Quả mìn thứ nhất sẽ đặt ở ngoài đống chà phía Tây kinh xáng do đồng chí Xoài chịu trách nhiệm điểm hỏa. Quả mìn thứ hai đặt phía đuôi đống chà còn lại ở phía Đông kinh xáng do đồng chí Chín Hòa điểm hỏa, cách đuôi đống chà khoảng 5 - 7 mét, hai đường dây điện đều ngụy trang kỹ. Khi hai chiếc tàu đi vào vị trí đặt mìn thì đồng loạt cho mìn nổ. Nếu địch chống trả, du kích xã bắn kềm chế cho hai đồng chí đánh mìn rút lui. Ngày 03/3/1963, ta bố trí xong trận địa.
Như thường lệ sáng ngày 04/3/1963, địch hành quân từ hướng Vọng Thê, 02 đại đội bảo an đi hai bên bờ kinh, hai tàu LCVP chạy giữa sông. Đến 15 giờ, khi tàu địch trở về gần đến quả mìn thứ nhất, chiếc tàu chạy sau chạy lên trước, qua khỏi quả mìn 50 - 60 mét, chiếc tàu thứ hai lao vào khu vực quả mìn thứ nhất. Khi giữa thân tàu tới đúng vị trí đặt mìn, đồng chí Xoài châm điện quả mìn nổ tung. Ngay tức khắc chiếc tàu gãy làm đôi chìm tại chỗ, ta tiêu diệt toàn bộ quân địch trên tàu. Cùng lúc đó, chiếc tàu thứ nhất hốt hoảng chạy chưa tới vị trí ta đặt mìn thì rướn lên đống chà ở bờ kinh phía Đông nên thoát khỏi tầm phá hủy của quả mìn thứ hai. Sau đó, địch lên bờ bắn xối xả khắp nơi, nhưng quân ta đã kịp rút lui về căn cứ an toàn. Ta tiêu diệt hơn 70 lính bảo an, 2 tên bị thương, chìm 1 tàu. Chiến thắng được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì.
Trận phục kích đánh tàu tại kinh xáng Ba Thê đã gây được thanh thế và uy tín lớn quân giải phóng, gây cho địch tổn thất nặng nề, hoang mang lo sợ bị tấn công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công dồn dân lập ấp chiến lược của địch lúc bấy giờ.
* Tài liệu tham khảo: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập II do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang xuất bản 1993.
Trúc Linh